Các yếu tố ảnhhưởng đến áp dụng pháp luật về giải phóng mặt

Một phần của tài liệu Áp dụng quy định pháp luật về giải phóng mặt bằng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 39)

1.3. Ápdụng pháp luậtgiải phóng mặt bằng

1.3.2. Các yếu tố ảnhhưởng đến áp dụng pháp luật về giải phóng mặt

Yếu tố chính trị

Thứ nhất, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng.

Xét về phương diện lý luận, pháp luật là sự thể chế hoá, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Hoạt động xây dựng pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng khơng thể “thốt ly” các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước. Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng cầm quyền, một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là ban hành các quan điểm, đường lối, chủ trương về phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hố các quan điểm, đường lối của Đảng bằng các quy định của pháp luật để quản lý xã hội. Như vậy, quan điểm, đường lối của Đảng có tác động trực tiếp đến q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nói riêng.

Thứ hai, chế độ sở hữu tồn dân về đất đai

Ở nước ta, do tính đặc thù đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Chế độ sở hữu đó đã tác động đến nội dung các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản sau đây: Một là, ở nước ta, trong trường hợp thật cần thiết khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia,…thì Nhà nước thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất do Nhà nước quản lý mà không mua đất của chủ đất như các nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai; Hai là, việc

bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi căn cứ vào giá đất cụ thể do Nhà nước xác định tại thời điểm thu hồi chứ không căn cứ vào giá đất trên thị trường; Ba là, không phải bất cứ người bị thu hồi nào cũng được Nhà nước bồi thường mà chỉ những người sử dụng có đủ các điều kiện theo quy định mới được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Bốn là, không phải bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ những cơ quan được pháp luật cho phép thì mới được thu hồi đất

Yếu tố kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế cũng có những tác động nhất định đến pháp luật bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Trước đây, trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Do đó, đất đai có giá trị thấp. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước chủ trương xây dựng và phát triển nhiều thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật… Trong điều kiện kinh tế thị trường cơ chế quản lý đất đai có sự thay đổi: Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất là loại hàng hoá đặc biệt và được trao đổi trên thị trường. Việc thu hồi đất gặp nhiều khó khăn do người bị thu hồi đất không đồng thuận với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội, vì vậy, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường.

Yếu tố tâm lý xã hội, nhận thức xã hội

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cũng chịu tác động không nhỏ của tâm lý và nhận thức xã hội của người có đất bị thu hồi, tổ chức cá nhân sử dụng đất sau khi thu hồi bởi với truyền thống văn hóa, các quan niệm được hình thành trong đời sống xã hội như quan niệm về phong thủy, tâm lý số đông đã tác động trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Nếu việc bồi thường, hỗ trợ phù hợp với quan niệm, phong thủy hoặc nhân dân chấp hành tốt pháp luật về quyền, lợi ích của mình sẽ tạo được động lực thúc đẩy quá trình phât triển, nhân dân đồng tình ủng hộ, thống nhất di dời vào nơi ở mới từ đó sẽ giúp cho q trình giải phóng mặt bằng được nhanh hơn. Ngược lại, nếu nhận thức xã hôị chưa cao, người

bị thu hồi đất có tâm lý khơng muốn di dời giải tỏa đến nơi ở mới sẽ tác động tiêu cực đến kết quả thực thị pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Yếu tố hội nhập quốc tế

Q trình hội nhập quốc tế cũng có những tác động không nhỏ tới pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Để gia nhập các tổ chức Thương mại thế giới, các hiệp định song phương, đa phương…nước ta cam kết tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ của Tổ chức này. Những nguyên tắc cơ bản mà Tổ chức Thương mại thế giới đặt ra và yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết; đó là: Ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử trong kinh doanh; nguyên tắc công khai, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một đầu mối và thống nhất quy trình chung áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, cơ chế một giá trong quá trình áp giá bồi thường... là những nội dung liên tục được sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh trong pháp luật hiện hành thời gian qua, chúng đã và đang dần hài hòa với pháp luật thế giới

Kết luận chương 1

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề lý luận Chương 1, tác giả tập trung nêu những vấn đề chung về giải pháp mặt bằng, áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng bao gồm các khái nệm, đặc điểm, vai trò về GPMB; pháp luật giải phóng mặt bằng; áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng. Từ đó đưa ra các quan điểm và trình bày những vấn đề cơ bản nhất về áp dụng pháp luật về giải phóng mặt bằng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác giải phóng mặt bằng, nội dung cơ bản pháp luật giải phóng mặt bằng: Thẩm quyền thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm quyền thực hiện công tác GPMB; khiếu nại và giải quyết khiếu nại; các bước giải phóng mặt bằng.

Áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng: Thứ nhất, áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước; thứ hai, áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; thứ ba, áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể; thứ tư, áp dụng pháp luật giải phóng mặt bằng là hoạt động có tính sáng tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật về giải phóng mặt bằng: Thứ nhất, pháp luật và chính sách của Nhà nước; thứ hai, các yếu tố từ bộ máy chính quyền thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng; thứ ba, các yếu tố thuộc về nhà đầu tư; thứ tư, các yếu tố thuộc về người dân.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU,

TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Áp dụng quy định pháp luật về giải phóng mặt bằng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w