3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về giả
3.3.3. Giải pháp đối với việc thực hiện tái định cư thuhồi đất cho dự án đầu tư
của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu hạn chế giải quyết những hậu quả xấu khác. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khơi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế...Nếu áp dụng được các giải pháp tổng thể về việc xác định giá đất để đưa ra được giá đất tính bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sát với thực tế và cân đối hài hòa được các nguồn lợi của nhà nước và của người dân (thu ngân sách từ nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất...) thì người dân sẽ đồng tình hợp tác trong kiểm đếm nhận đền bù, như vậy sẽ đẩy nhanh được tiến độ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
3.3.3.Giải pháp đối với việc thực hiện tái định cư thu hồi đất cho dự án đầutư tư
- Về chính sách này, những năm vừa qua cho thấy: việc xây dựng các khu tái định cư của các dự án rất bị động, thiếu đồng bộ nhất là các dự án thuộc nguồn vốn trung ương, trong đó tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu tái định cư không được đầu tư theo quy định hoặc đầu tư nửa vời. Các dự án thiếu biện pháp khôi phục nguồn thu nhập tại nơi ở mới cho người được bố trí tái định cư. Các cơng trình xây dựng khu công nghiệp phương án đền bù, tái định cư do chủ dự án lập, Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng chỉ tham gia với tư cách tư vấn vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường khơng cao và là nguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách đền bù và tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Nguồn đất xây dựng các khu tái định cư ở khu dân cư nông thôn, việc thu hồi đất ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt của người dân, đất giao mới có quy mơ diện tích nhỏ như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân như: nhà phải có sân phơi, gần gũi với họ hàng, đi lại thuận tiện...
Vì vậy, cần quy định rõ thêm dự án nào có khu tái định cư và quy trình thẩm định kế hoạch tái định cư cụ thể giúp cho người bị thu hồi đất khơng thiệt thịi và ổn
định cuộc sống sau khi giải toả.
Đối với các khoản chi phí (hiện nay đang gọi là hỗ trợ) cần giao quyền chủ động hơn nữa cho các địa phương trong việc đưa ra các quyết định cụ thể, do đó khơng nên đưa ra các quy định quá chi tiết về số lượng tiền hoặc tỷ lệ % chi phí hỗ trợ. Nhà nước cần có chính sách về trợ cấp khó khăn cho các đối tượng khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu, thử nghiệm dự án phục hồi, tái tạo thu nhập cho những hộ nơng dân ở những khu vực có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi lớn bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo chỗ làm việc mới, ổn định đời sống. Các dự án quy hoạch chi tiết cần quan tâm đến hiện trạng sử dụng đất, hạn chế tối đa việc di dời các hộ dân nằm trong phạm vi dự án. Các dự án đầu tư khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, khu dịch vụ lớn cần phải đảm bảo cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư cũ giáp ranh, tạo điều kiện sinh hoạt tương đương theo hướng đơ thị hố.
Đối với các dự án phải tổ chức di dân để giải phóng mặt bằng chưa quy định cụ thể trách nhiệm và quyền lợi của chủ đầu tư trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu di dân tái định cư nhất là đối với các dự án phải thực hiện tái định cư tại chỗ. Nhà nước chưa có chính sách chiến lược nhằm triển khai các dự án tái định cư cũng như chưa có hỗ trợ cụ thể về tài chính cơ chế chính sách về đầu tư đối với dự án xây dựng khu tái định cư. Thực tế để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khi triển khai các dự án đầu tư, công tác chuẩn bị quỹ đất và quỹ nhà ở phục vụ tái định cư cho các đối tượng phải di dời cần phải chủ động đi trước một bước.
- về xây dựng đồng bộ khu tái định cư: Đây là một khâu quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của một phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đặc biệt là các dự án phải sử dụng nhiều đất, di chuyển nhiều dân. Đối với người dân thì phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn là một bất đắc dĩ. Khi đến nơi ở mới những vấn đề họ quan tâm là việc làm, điều kiện sinh hoạt như giao thơng, điện nước.Do đó cần thiết phải tạo lập cho những người dân phải di chuyển tới khu tái định cư những điều kiện về nơi ăn, chốn ở phải bằng hoặc tốt hơn trước. Phải xây dựng đồng bộ về đường đi, cấp thốt nước, cơ sở khám bệnh, trường học... có như vậy mới khuyến khích người dân rời bỏ mảnh đất mà tổ tiên, cha ông đã bao đời gây dựng để Nhà nước sử dụng, cần phải đền đáp một cách xứng đáng những mất mát của người dân vì lợi ích
chung của cả xã hội, của đất nước.
Không xây dựng các khu tái định cư tập trung mà nghiên cứu các khu đất liền kề hoặc gần với nơi bị thu hồi đất, đó là những nơi có điều kiện ăn ở, sinh hoạt tương đồng với nơi ở cũ. Đồng thời phải tiện lợi cho việc canh tác cho những thửa đất nơng nghiệp cịn lại. Đối với những hộ gia đình bị thu hồi tồn bộ đất ở mà có từ hai cặp vợ chồng sinh sống hoặc có từ 2 con trai trở lên thì ưu tiên đăng ký 2 suất tái định cư tương ứng.
Diện tích tái định cư cũng là vấn đề nan giải, phải tính tốn sao cho hợp lý với từng khu vực. Đặc biệt là nơng thơn, khi mà nhu cầu về diện tích thường vượt quá so với hạn mức giao đất của địa phương. Vì vậy, ngồi phần diện tích đất ở theo quy định cần bổ sung thêm phần diện tích vườn liền kề. Đối với các khu tái định cư ở nông thôn không nhất thiết phải xây dựng hạ tầng cao mà dành phần diện tích trồng cây xanh, vỉa hè để bổ sung cho các hộ gia đình, như vậy vừa giảm được chi phí đầu tư, giảm giá đất tái định cư vừa đáp ứng được nhu cầu về diện tích. Cần thiết phải giao cho UBND cấp thị xã làm chủ đầu tư để chủ động cũng như có vai trị trong việc thẩm định, ban hành giá đất tái định cư, sao cho không quá cao, sát với giá đền bù của dự án.
- Đảm bảo quỹ tái định cư: Ngay từ khi khảo sát để lập dự án đơn vị tư vấn thiết kế cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa chính xã, trưởng thơn để có thơng tin chính xác về danh giới giữa các hộ, tên hộ để lập sổ mục kê và bản đồ thu hồi đất phục vụ cho việc lập phương án tái định cư. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người bị thu hồi đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. về phía tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đối với các dự án khác tạo môi trường đầu tư để các chủ dự án tự lo nơi tái định cư tổ chức di dân, giải phóng mặt bằng theo quy định chung. Hạn chế việc giao đất thực hiện các dự án vào khu dân cư đã ổn định lâu đời. Thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng quỹ nhà này còn nhiều hạn chế, chất lượng nhiều hạng mục chưa bảo đảm, hư hỏng, xuống cấp không được khắc phục, sửa chữa, gây bức xúc trong nhân dân; ngồi ra cịn có tình trạng chậm bố trí căn hộ hoặc bố trí căn hộ khơng đúng đối tượng. Các đơn vị được giao trách nhiệm
quản lý tòa nhà cũng chậm xử lý cho nên người dân dù đã có quyết định bố trí nhà vẫn chưa làm thủ tục mua bán. Như phân tích ở trên, việc thu hồi đất ở ảnh hưởng án đã phải có phướng án khả thi về nguồn vốn đầu tư hạ tàng kỹ thuật và bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Như vậy họ mới dễ chấp hành chủ trương thu hồi đất khi hộ biết chắc về nơi ở mới của mình đảm bảo yêu cầu về sinh hoạt và điều kiện làm việc. Để khai thác hiệu quả quỹ nhà tái định cư, UBND tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị quản lý quỹ nhà tiếp tục rà soát các căn hộ còn bỏ trống, đề xuất phương án xử lý cụ thể và kiên quyết thu hồi quyết định bố trí tái định cư đối với những trường hợp người dân cố tình khơng hồn thiện thủ tục, ký hợp đồng mua bán căn hộ để bố trí quỹ nhà cho dự án khác cần thiết hơn. Tiếp tục thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng bằng tiền và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân bị thu hồi đất chủ động bố trí tái định cư, ổn định chỗ ở. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần làm rõ và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng nhà tái định cư bỏ hoang, lãng phí trong thời gian dài.