.13 Kết quả EFA của thang đo Giá trị thương hiệu

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 58 - 60)

Biến quan sát Yếu tố

BE2 0,823 BE5 0,805 BE1 0,770 BE3 0,770 BE4 0,748 Phương sai trích 60,798 % Eigenvalue 3,429 Cronbach’s alpha 0,883 Tóm tắt

Chương này đã trình bày hai phương pháp, định tính và định lượng để xây dựng thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu và mô hình Giá trị thương hiệu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua hai bước định tính và định lượng, nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng, nghiên cứu sơ bộ dùng để xây dựng thang đo cho nghiên cứu chính thức. Kích cỡ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ là 120, kích cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng chính thức là 200. Việc kiểm nghiệm thang đo được thực hiện bằng phương pháp Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho nghiên cứu sơ bộ, thang đo trong nghiên cứu chính thức được kiểm nghiệm bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp ANOVA và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm tra bằng mơ hình hồi qui tuyến tính (SEM). Kết quả đã xác định được 23 biến quan sát dùng cho nghiên cứu chính thức.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương 4 này nhằm mục đích trình bày kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo và kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong các yếu tố kiểm sốt theo từng thành phần Giá trị thương hiệu.

4.1 Thông tin dữ liệu thu thập

Dữ liệu được thu thập tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 tháng 7 đến 15 tháng 10 năm 2013. Tất cả người tham gia vào nghiên cứu là cơng dân Việt Nam, đã có kinh nghiệm sử dụng máy tính xách tay. Tất cả 200 phiếu khảo sát được phát ra, 193 phiếu được thu lại; trong 193 phiếu, có 12 phiếu trả lời khơng hợp lệ (chỉ chọn một giá trị cho tồn bộ các phát biểu), có 11 phiếu trả lời thiếu ở phần nhân khẩu học và còn lại 6 phiếu trả lời thiếu ở phần các phát biểu, cuối cùng còn lại 164 phiếu đạt yêu cầu về mặt dữ liệu phục vụ cho phân tích.

4.2 Thống kê mô tả dữ liệu

Dữ liệu điều tra phục vụ cho nghiên cứu được mơ tả trình bày dạng bảng để thể hiện tần suất và đặc tính nhân khẩu học. Dạng trình bày này được áp dụng cho cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Bảng 4.1 trình bày các đặc

tính của người tham gia vào khảo sát phục vụ cho nghiên cứu.

Mẫu bao gồm 164 khách hàng người Việt Nam đang sử dụng máy tính xách tay. Trên một nửa, 87 người là nam (51,8 %) tổng số, còn lại 79 người là nữ (48,2 %) tổng số người tham gia khảo sát.

Độ tuổi của người tham gia vào khảo sát dao động ở nhiều độ tuổi khác nhau dưới 20 đến trên 31 tuổi, trong đó độ tuổi từ 25 đến 31 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3 % số người khảo sát.

42

Một phần của tài liệu Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng nghiên cứu tại thị trường máy tính xách tay TPHCM (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w