Bài học từ Trung Quốc và Ấn Độ

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô việt nam trên cơ sở bộ ba bất khả thi (Trang 84)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN

4.1 Bài học từ Trung Quốc và Ấn Độ

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều thực hiện các biện pháp kiểm sốt thị trường tài chính trong một thời gian dài và nền kinh tế bị kiềm hãm bởi các doanh nhiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong các thập kỷ gần đây, cả hai nước đã tự do hóa tài khoản vốn và tài khoản vãng lai. Kết quả là cả hai đều thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà sản xuất nước ngoài khi sở hữu nhiều lợi thế như nguồn cung lao động giá rẻ, sự bùng nổ tầng lớp trung lưu sẵn sàng tiêu xài, từ đó phát triển các thị trường. Cả hai đều tìm được lợi thế cạnh tranh của mình trên trường quốc tế: khi Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới nhờ các xưởng sản xuất quy mơ vượt trội thì Ấn Độ trở thành “văn phịng phía sau” của thế giới với tốc độ phát triển dịch vụ chóng mặt. Cả hai quốc gia đều thu lợi từ đầu tư trực tiếp và đang tiếp tục thu hút các dịng vốn nước ngồi ngay cả thời kỳ sau khủng hoảng. Tuy nhiên, trong khi sự tăng trưởng ở Ấn Độ là nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa và các tập đồn trong nước thì tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chóng mặt lại chủ yếu nhờ vào sự gia tăng của tỷ lệ FDI/GDP. Ấn Độ đã vươn lên trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, trên cả Mỹ, Nga và Brazil. Tuy nhiên, lượng đầu tư trực tiếp đổ vào Ấn Độ vẫn thua xa Trung Quốc. FDI/GDP tại Trung Quốc hơn 2% trong khi tại Ấn Độ, con số này mới chỉ 0,7%.

Quan trọng hơn, cả hai nước đều có đầu tư gián tiếp cao. Từ năm 2000, đầu tư gián tiếp của Trung Quốc tăng trưởng với tỷ lệ cao nhờ các thay đổi trong chính

sách, ủng hộ mạnh mẽ các tập đoàn “vươn ra toàn cầu”. So sánh với các quốc gia phát triển,

Trung Quốc chịu tác động của cuộc suy thối tồn cầu năm 2008 – 2009 rất ít. Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng có đầu tư ra nước ngồi tăng cao. Các lợi thế mới nổi lên của các công ty tại Ấn Độ trên thị trường quốc tế nhờ vào cuộc tái cơ cấu hạ tầng và tự do hóa từ năm 1991, báo hiệu khởi đầu của sự thay đổi từ nền kinh tế chỉ huy. Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009 – 2010, đầu tư gián tiếp của Ấn Độ sụt giảm đáng kể do các tập đoàn đa quốc gia tại Ấn Độ vay mượn USD nhiều nhằm tài trợ cho các tài sản tại nước ngoài. Kết quả là các tập đoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự giảm giá mạnh đồng tiền và sự thắt chặt các điều kiện tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, sau đó các tập đồn đa quốc gia tại Ấn Độ một lần nữa tiếp tục đầu tư lớn ra bên ngoài.

Cuộc đại suy thối chứng minh các chính sách ổn định và linh hoạt của cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc triển khai chương trình khuyến khích lớn bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng mới cũng như miễn giảm thuế. Ngoài ra, Trung Quốc cịn khuyến khích tăng trưởng tín dụng để khích lệ nền kinh tế. Kế hoạch này giúp mục tiêu tăng trưởng vẫn ổn định trong khi xuất khẩu giảm trầm trọng. Cịn tại Ấn Độ, chính phủ sử dụng các cơng cụ giống các nước khác nhằm giữ tỷ lệ tăng trưởng trong khủng hoảng. Chính phủ cắt giảm lãi suất, đưa ra gói kích thích tài khóa bằng cách miễn giảm thuế và gia tăng chi phí tài khóa, nhưng với quy mơ nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều.

4.2 Đề xuất, định hướng các chính sách vĩ mơ trong ngắn và trung dài hạn

4.2.1 Trong ngắn hạn

Như đã nói tại mục 3.1 về kết quả tính tốn ba chỉ số chính sách, trong 2 năm 2011 – 2012, tổng các chỉ số đã vượt ngưỡng bình thường là 2, báo hiệu chính phủ đang thực thi các chính sách vĩ mơ khơng bền vững. Trong trường hợp này, chính phủ có thể giảm mức độ độc lập tiền tệ hoặc mức độ ổn định tỷ giá nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động bình thường. Tuy nhiên, do mục tiêu trước mắt của nền kinh tế là kiểm soát tốt lạm phát, hướng đến phát triển bền vững. Mặt khác, mức độ độc lập tiền tệ tại Việt Nam vẫn chưa cao nên tác giả kiến nghị nên hy sinh một phần sự ổn

định tỷ giá. Nếu chọn hy sinh một phần ổn định tỷ giá, cần chú ý phải có định hướng quản lý tỷ giá rõ ràng, tránh việc tăng giảm tỷ giá đột ngột khiến tâm lý nhà đầu tư bất an, khó thu hút được các dịng vốn đầu tư nước ngoài, càng khiến nền kinh tế có khả năng trở lại thời kỳ giảm phát hay đầu cơ ngoại tệ,…

Gia tăng dự trữ ngoại hối, kết hợp với các biện pháp kiểm soát lạm phát. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy hành động vơ hiệu hóa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn đã làm tăng đáng kể cung VND, và điều này đã dẫn đến lạm phát tăng lên ở Việt Nam. Cần kết hợp chặt chẽ giữa nghiệp vụ thị trường mở với chính sách tài khóa nhằm đảm bảo lượng tiền lưu thơng hợp lý, tránh tình trạng lạm phát cao do thừa tiền, hoặc giảm phát do chính sách tiền tệ thu hẹp quá mức.

Tại Trung Quốc hay Ấn Độ, chính phủ đơi khi sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lãi suất tiền gửi của ngân hàng tại thời điểm dư thừa thanh khoản. Điều này giúp cho cả hai nước gia tăng được lượng dự trữ ngoại hối đáng kể mà không gây áp lực lạm phát. Đây cũng là một bài học hữu dụng cho Việt Nam.

Mơ hình “trung gian” trong giai đoạn ngắn hạn cần có cơ chế kiểm sốt vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá ở mức độ nhất định cùng với gia tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn và nâng cao hiệu quả các biện pháp trung hòa để chống lại các cú sốc, cải thiện được tính độc lập chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn đối diện nhiều rủi ro bất ổn khó lường trong những năm sắp tới. Kiểm soát vốn hiệu quả nên thể hiện ở việc lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hợp lý trong bối cảnh phải mở cửa nền kinh tế, liên quan đến ưu tiên mở cửa khu vực nào và mức độ đến đâu. Trong bối cảnh các giao dịch về vốn cần được tự do hóa theo thơng lệ và cam kết hội nhập, có những khu vực có thể kiểm sốt chặt chẽ hơn, ví dụ kiểm sốt nợ nước ngồi.

4.2.2 Trong trung và dài hạn

Ta thấy dự trữ ngoại hối có tác động dương đến sản lượng nhưng đồng thời nó cũng có tác động dương đến lạm phát. Khi xét tác động kết hợp giữa dự trữ ngoại hối và các lựa chọn chính sách, tất cả biến tương tác đều mang dấu âm trong cả hai trường

hợp lạm phát và sản lượng. Kết quả này chứng tỏ không phải cứ gia tăng dự trữ ngoại hối đều mang lại kết quả tích cực mà cần chú ý xem mức dự trữ đó có khiến sản lượng bị sút giảm hay khơng, hoặc gia tăng dự trữ có gây áp lực tăng giá cho nền kinh tế khơng. Do vậy, Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch dài hạn, xác định mức dự trữ ngoại hối tối ưu cho từng giai đoạn phát triển kinh tế, đồng thời đề ra nhiều hướng giải quyết chính sách trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, hay trường hợp các dịng vốn nước ngồi chảy vào hoặc rút về nước ồ ạt, khiến dự trữ ngoại hối bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Trung Quốc, việc duy trì chính sách tỷ giá cố định trong xu hướng dịng vốn ngoại ngày một gia tăng, và chính sách vơ hiệu hố ngày càng tỏ ra khơng hiệu quả, đã làm cho Trung Quốc mất đi tính tự chủ trong chính sách tiền tệ. Đó chính là sự gia tăng trong lạm phát, áp lực tăng giá đồng nhân dân tệ, và khó khăn trong việc sử dụng cơng cụ lãi suất để chống lạm phát. Tuy Việt Nam tuyên bố điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý nhưng biên độ dao động nhỏ, và ES vẫn đang rất cao. Nên nhìn Trung Quốc như bài học kinh nghiệm, tránh vì hỗ trợ xuất khẩu, muốn có tỷ lệ tăng trưởng cao mà tạo gánh nặng lên chính sách tiền tệ, gây ra lạm phát cao cho nền kinh tế, dễ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng hay căng thẳng kinh tế.

Trong trung và dài hạn, một điều chắc chắn là mức độ hội nhập tài chính phải tăng lên. Đó là xu thế chung của thế giới, cũng là mục đích khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới. Điều đó hàm ý rằng cần phải hy sinh một phần mục tiêu ổn định tỷ giá hoặc độc lập tiền tệ, hoặc đồng thời cả hai. Theo kết quả tính tốn, độ ổn định tỷ giá có mối tương quan thuận với tỷ lệ lạm phát, do đó, Việt Nam nên quản lý tỷ giá ở một mức linh hoạt hơn, vừa giúp giảm gánh nặng duy trì tỷ giá danh nghĩa, vừa giảm áp lực lạm phát. Tất nhiên tỷ giá chỉ linh hoạt trong một biên độ nhất định, và chỉ thực hiện khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên đáng kể.

4.3 Các hạn chế của đề tài

Hạn chế đầu tiên của đề tài là về số liệu. Đề tài này chỉ cập nhật số liệu đến năm 2012. Số liệu lấy từ nhiều nguồn đáng tin cậy, chủ yếu là từ Ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, nhiều số liệu từ các năm quá khứ không đầy đủ gây khó khăn cho việc tính tốn.

Hạn chế thứ hai là về cách tính. Cách tính này do Ito và Kawai giới thiệu năm 2012. Dù cách tính các hệ số chi tiết và có ý nghĩa nhiều hơn so với cách tính cũ, tuy nhiên cũng cần một vài điều chỉnh trong số liệu, không thể làm cho “số liệu tự lên tiếng” như chủ ý ban đầu của hai ông.

4.4 Kết luận

Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại Việt Nam, việc lựa chọn chính sách trong Bộ ba bất khả thi sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và sản lượng quốc gia. Trong đó, dự trữ ngoại hối đóng vai trị quan trọng, có thể giảm bớt hay trung hịa các tác động không mong muốn của một chính sách. Do đó, để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu chính sách trong dài hạn, từ đó đề ra mức dự trữ ngoại hối tối ưu, tránh áp lực lạm phát cao hoặc làm giảm sản lượng. Đồng thời, sử dụng dự trữ ngoại hối như “tấm đệm” nhằm giúp cân bằng được các chính sách trong Bộ ba, tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định và chính sách tiền tệ độc lập trong một mức độ cho phép nhưng vẫn tự do hóa tài chính theo xu hướng chung.

Ngồi ra, cần chú ý hơn nữa sự kết hợp giữa các chính sách vĩ mơ, đặc biệt là hai chính sách tiền tệ và tài khóa, tránh tình huống mở rộng hay thắt chặt quá mức đã từng xảy ra trong quá khứ, có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế. Cần phát huy thế mạnh của một quốc gia đang phát triển, học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công trong điều hành Bộ ba, tránh các thất bại và áp dụng linh hoạt vào tình hình Việt Nam để đạt được hiệu quả điều hành cao nhất.

DANH M C TÀI LI U THAM KH O

Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Thành (chủ biên). 2011. Báo cáo kinh tế Việt Nam thường niên 2010. Nhà xuất bản Tri Thức.

2. Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự. 2010. Lựa chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế.

3. Trần Hồng Ngân. 2011. Giáo trình thanh tốn quốc tế. Nhà xuất bản kinh tế. 4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. 2013. Tỷ giá hối đoái giai

đoạn 2000 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu. Báo cáo nghiên cứu RS – 01.

Tiếng Anh

1. Abhijit Sen Gupta and Ganesh Manjhi. April, 2011. Capital Flows and the Impossible Trinity:The Indian Experience.

2. Guillermo A. Calvo, Alejandro Izquierdo, Rudy Loo-Kung. July 2012. Optimal holdings of international reserves: Self-insurance against sudden stop. Working paper 18219, National Bureau of Economic research.

3. Helen Popper, Alex Mandilaras, and Graham Bird. March, 2011. Trilemma Stability and International Macroeconomic Archetypes in Developing Economies.

4. Hiro Ito and Masahiro Kawai, September 2012, New Measures of the Trilemma – Hypothesis: Implications for Asia. ADBI Working Paper No 381.

5. Joshua Aizenman, and Rajeswari Sengupta -University of California Santa Cruz, Institute for Financial Management and Research. 2011. The Financial trilemma in China and a comparative analysis with India.

6. Joshua Aizenman, Hiro Ito. January 2012. Trilemma Policy Convergence Patterns and Output Volatility. Working Papers, UC Santa Cruz Economics Department, No. 695.

7. Joshua Aizenman, M. D. Chinn, and H. Ito. 2010. The Financial Crisis, Rethinking of the Global Financial Architecture, and the Trilemma. ADBI Working Paper 213.

8. Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn and Hiro Ito.2010. Trilemma Configurations in Asia in an Era of Financial Globalization

9. Joshua Aizenman, Menzie D. Chinn, and Hiro Ito. November 2009. Surfing the Waves of Globalization: Asia and Financial Globalization in the Context of the Trilemma.

10. Stephen Grenville. November 2011. The impossible trinity and capital flows in East Asia. ADBI Working Paper 319.

Các trang web: 1. http://www.adb.org/data/statistics 2. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu.chn 3. http://data.worldbank.org/country/vietnam 4. http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393 5. http://www.federalreserve.gov/econresdata/default.htm 6. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621 7. http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq ?_afrLoop=1958487893722500&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=nehf ghuyt_1#%40%3F_afrWindowId%3Dnehfghuyt_1%26_afrLoop%3D19584 87893722500%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state %3Dnehfghuyt_473 8. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/ 9. http://www.tradingeconomics.com/vietnam/indicators 10. http://vneconomy.vn/p0c6/tai-chinh.htm 11. http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm

PHỤ L C

1

Kết quả hồi quy mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ lạm phát và dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba bất khả thi – trường hợp khơng có biến giả

Mơ hình (1)

Mơ hình (3)

Mơ hình (5)

PHỤ L C

2

Kết quả hồi quy mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ lạm phát và dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba bất khả thi – trường hợp có biến giả kiểm sốt lạm

phát Mơ hình (1)

Mơ hình (3)

Mơ hình (4)

Mơ hình (5)

Mơ hình (6)

PHỤ L C 3

Kết quả hồi quy mối quan hệ tuyến tính giữa sản lượng quốc gia và dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba bất khả thi – trường hợp khơng có biến giả

Mơ hình (1)

Mơ hình (3)

Mơ hình (5)

PHỤ L C 4

Kết quả hồi quy mối quan hệ tuyến tính giữa sản lượng quốc gia và dự trữ ngoại hối trong mối liên hệ với Bộ ba bất khả thi – trường hợp có biến giả kiểm sốt lạm

phát Mơ hình (1)

Mơ hình (3)

Mơ hình (5)

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô việt nam trên cơ sở bộ ba bất khả thi (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w