CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN
4.2 Đề xuất, định hướng các chính sách vĩ mô trong ngắn và trung dài hạn
4.2.1 Trong ngắn hạn
Như đã nói tại mục 3.1 về kết quả tính tốn ba chỉ số chính sách, trong 2 năm 2011 – 2012, tổng các chỉ số đã vượt ngưỡng bình thường là 2, báo hiệu chính phủ đang thực thi các chính sách vĩ mơ khơng bền vững. Trong trường hợp này, chính phủ có thể giảm mức độ độc lập tiền tệ hoặc mức độ ổn định tỷ giá nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động bình thường. Tuy nhiên, do mục tiêu trước mắt của nền kinh tế là kiểm soát tốt lạm phát, hướng đến phát triển bền vững. Mặt khác, mức độ độc lập tiền tệ tại Việt Nam vẫn chưa cao nên tác giả kiến nghị nên hy sinh một phần sự ổn
định tỷ giá. Nếu chọn hy sinh một phần ổn định tỷ giá, cần chú ý phải có định hướng quản lý tỷ giá rõ ràng, tránh việc tăng giảm tỷ giá đột ngột khiến tâm lý nhà đầu tư bất an, khó thu hút được các dịng vốn đầu tư nước ngồi, càng khiến nền kinh tế có khả năng trở lại thời kỳ giảm phát hay đầu cơ ngoại tệ,…
Gia tăng dự trữ ngoại hối, kết hợp với các biện pháp kiểm soát lạm phát. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy hành động vơ hiệu hóa của Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn đã làm tăng đáng kể cung VND, và điều này đã dẫn đến lạm phát tăng lên ở Việt Nam. Cần kết hợp chặt chẽ giữa nghiệp vụ thị trường mở với chính sách tài khóa nhằm đảm bảo lượng tiền lưu thông hợp lý, tránh tình trạng lạm phát cao do thừa tiền, hoặc giảm phát do chính sách tiền tệ thu hẹp quá mức.
Tại Trung Quốc hay Ấn Độ, chính phủ đơi khi sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lãi suất tiền gửi của ngân hàng tại thời điểm dư thừa thanh khoản. Điều này giúp cho cả hai nước gia tăng được lượng dự trữ ngoại hối đáng kể mà không gây áp lực lạm phát. Đây cũng là một bài học hữu dụng cho Việt Nam.
Mơ hình “trung gian” trong giai đoạn ngắn hạn cần có cơ chế kiểm sốt vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá ở mức độ nhất định cùng với gia tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn và nâng cao hiệu quả các biện pháp trung hịa để chống lại các cú sốc, cải thiện được tính độc lập chính sách tiền tệ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn đối diện nhiều rủi ro bất ổn khó lường trong những năm sắp tới. Kiểm soát vốn hiệu quả nên thể hiện ở việc lựa chọn cách thức kiểm soát vốn hợp lý trong bối cảnh phải mở cửa nền kinh tế, liên quan đến ưu tiên mở cửa khu vực nào và mức độ đến đâu. Trong bối cảnh các giao dịch về vốn cần được tự do hóa theo thơng lệ và cam kết hội nhập, có những khu vực có thể kiểm sốt chặt chẽ hơn, ví dụ kiểm sốt nợ nước ngồi.