Trong trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô việt nam trên cơ sở bộ ba bất khả thi (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN

4.2 Đề xuất, định hướng các chính sách vĩ mô trong ngắn và trung dài hạn

4.2.2 Trong trung và dài hạn

Ta thấy dự trữ ngoại hối có tác động dương đến sản lượng nhưng đồng thời nó cũng có tác động dương đến lạm phát. Khi xét tác động kết hợp giữa dự trữ ngoại hối và các lựa chọn chính sách, tất cả biến tương tác đều mang dấu âm trong cả hai trường

hợp lạm phát và sản lượng. Kết quả này chứng tỏ không phải cứ gia tăng dự trữ ngoại hối đều mang lại kết quả tích cực mà cần chú ý xem mức dự trữ đó có khiến sản lượng bị sút giảm hay khơng, hoặc gia tăng dự trữ có gây áp lực tăng giá cho nền kinh tế khơng. Do vậy, Chính phủ cần xây dựng một kế hoạch dài hạn, xác định mức dự trữ ngoại hối tối ưu cho từng giai đoạn phát triển kinh tế, đồng thời đề ra nhiều hướng giải quyết chính sách trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, hay trường hợp các dịng vốn nước ngồi chảy vào hoặc rút về nước ồ ạt, khiến dự trữ ngoại hối bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Trung Quốc, việc duy trì chính sách tỷ giá cố định trong xu hướng dòng vốn ngoại ngày một gia tăng, và chính sách vơ hiệu hố ngày càng tỏ ra khơng hiệu quả, đã làm cho Trung Quốc mất đi tính tự chủ trong chính sách tiền tệ. Đó chính là sự gia tăng trong lạm phát, áp lực tăng giá đồng nhân dân tệ, và khó khăn trong việc sử dụng cơng cụ lãi suất để chống lạm phát. Tuy Việt Nam tuyên bố điều hành tỷ giá theo cơ chế thả nổi có quản lý nhưng biên độ dao động nhỏ, và ES vẫn đang rất cao. Nên nhìn Trung Quốc như bài học kinh nghiệm, tránh vì hỗ trợ xuất khẩu, muốn có tỷ lệ tăng trưởng cao mà tạo gánh nặng lên chính sách tiền tệ, gây ra lạm phát cao cho nền kinh tế, dễ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng hay căng thẳng kinh tế.

Trong trung và dài hạn, một điều chắc chắn là mức độ hội nhập tài chính phải tăng lên. Đó là xu thế chung của thế giới, cũng là mục đích khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới. Điều đó hàm ý rằng cần phải hy sinh một phần mục tiêu ổn định tỷ giá hoặc độc lập tiền tệ, hoặc đồng thời cả hai. Theo kết quả tính tốn, độ ổn định tỷ giá có mối tương quan thuận với tỷ lệ lạm phát, do đó, Việt Nam nên quản lý tỷ giá ở một mức linh hoạt hơn, vừa giúp giảm gánh nặng duy trì tỷ giá danh nghĩa, vừa giảm áp lực lạm phát. Tất nhiên tỷ giá chỉ linh hoạt trong một biên độ nhất định, và chỉ thực hiện khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô việt nam trên cơ sở bộ ba bất khả thi (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w