CHƯƠNG 2 : QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH
2.3. ĐIỀU ĐỘ TIẾN TRÌNH
2.3.3. Các tiêu chí điều độ
Các tiến trình trong trạng thái sẵn sàng được xếp vào hàng đợi chờ được điều độ, tức là chờ được cấp CPU để thực hiện. Hệ điều hành sử dụng thuật tốn điều độ để lựa chọn tiến trình được cấp CPU tiếp theo. Mỗi thuật tốn thường tốt cho một số trường hợp cụ thể tùy vào điều kiện hệ thống và tiêu chí điều độ.
Có nhiều tiêu chí được sử dụng khi điều độ CPU và đánh giá thuật tốn. Một số tiêu chí chú trọng tới việc khai thác hiệu quả hệ thống trong khi một số tiêu chí tập trung nâng cao tính tiện lợi cho người dùng. Sau đây là một số tiêu chí thường sử dụng:
- Lượng tiến trình được thực hiện xong. Tiêu chí này được tính bằng số lượng tiến
trình thực hiện xong trong một đơn vị thời gian. Trên thực tế, thời gian thực hiện tiến trình rất khác nhau, có tiến trình cần nhiều thời gian, có tiến trình ít hơn. Tuy nhiên, tiêu chí này mang tính trung bình và là một độ đo tính hiệu quả của hệ thống.
- Hiệu suất sử dụng CPU. Một trong những yêu cầu sử dụng hiệu quả hệ thống là cố
gắng để CPU càng ít phải nghỉ càng tốt. Tỷ lệ phần trăm thời gian CPU trong trạng thái hoạt động thay đổi tùy hệ thống cụ thể.
- Thời gian vịng đời trung bình tiến trình. Được tính bằng thời gian từ lúc có yêu cầu khởi tạo tiến trình tới khi tiến trình kết thúc. Thời gian này bằng tổng thời gian tải tiến trình, thời gian chờ đợi, chạy, vào/ra dữ liệu.
- Thời gian chờ đợi. Tính bằng tổng thời gian tiến trình nằm trong trạng thái sẵn sàng
và chờ được cấp CPU. Lưu ý rằng, thời gian chờ đợi lớn hay nhỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuật toán điều độ CPU.
- Thời gian đáp ứng. Đây là tiêu chí hướng tới người dùng và thường được sử dụng
trong hệ thống tương tác trực tiếp. Đối với hệ thống như vậy, tiêu chí quan trọng là đảm bảo thời gian từ lúc nhận được yêu cầu cho tới khi hệ thống có phản ứng hay đáp ứng đầu tiên khơng q lâu.
Trong số các tiêu chí nói trên, hai tiêu chí đầu tiên có giá trị càng lớn càng tốt, trong khi đó ba tiêu chí cuối là thời gian chờ đợi và thời gian đáp ứng càng nhỏ càng tốt. Riêng đối với thời gian đáp ứng, bên cạnh việc đảm bảo giá trị đáp ứng trung bình nhỏ cũng cần đảm bảo để khơng tiến trình nào có thời gian đáp ứng q lâu.
Bên cạnh những tiêu chí nói trên, một u cầu quan trọng là đảm bảo tính ổn định của hệ thống, thể hiện qua việc giá trị tiêu chí trong từng trường hợp cụ thể không lệch quá xa so với giá trị trung bình của tiêu chí đó. Ngồi ra những tiến trình giống nhau cần được đối xử cơng bằng. Các yêu cầu này được thể hiện qua hai tiêu chí bổ sung sau:
- Tính dự đốn được. Vịng đời, thời gian chờ đợi, và thời gian đáp ứng của một tiến
trình cụ thể phải ổn định, khơng phụ thuộc vào tải của hệ thống. Ví dụ, người sử dụng phải nhận được đáp ứng từ hệ thống trong một thời gian chấp nhận được và khơng bị thay đổi lớn trong bất kể tình huống nào.
- Tính cơng bằng. Những tiến trình cùng độ ưu tiên phải được đối xử như nhau, khơng
tiến trình nào bị đói tài ngun hơn những tiến trình khác.
Trong phần sau, ta sẽ sử dụng những tiêu chí trên khi xem xét thuật tốn điều độ cụ thể.