Tên đường dẫn

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Hệ Điều Hành PTIT (Trang 147 - 148)

CHƯƠNG 4 : HỆ THỐNG FILE

4.4. THƯ MỤC

4.4.4. Tên đường dẫn

Với cấu trúc thư mục từ hai mức trở lên, để xác định file, ngồi tên file, ta cịn cần chỉ ra vị trí file đó trong cây thư mục. Thơng tin về vị trí của file được gọi là đường dẫn được thêm vào trước tên file. Có hai kiểu đường dẫn: đường dẫn tuyệt đối và đường dẫn tương đối.

Đường dẫn tuyệt đối là đường dẫn đi từ gốc của cây thư mục dẫn tới file, bao gồm tất cả các thư mục ở giữa. Các thành phần của đường dẫn, tức là tên các thư mục ở giữa, được ngăn cách với nhau và với tên file bởi các ký tự đặc biệt. Trong DOS và Windows, ký tự này là \ còn trong UNIX và Linux, ký tự ngăn cách là /. Ví dụ tên file với đường dẫn đầy đủ trong DOS là c:\bc\bin\bc.exe được hiểu như sau: đĩa c chứa thư mục bc, thư mục này chứa thư mục con bin, trong đó có file bc.exe. Trong Linux đường dẫn tuyệt đối có thể là /usr/ast/mailbox. Đường dẫn này xuất phát từ thư mục gốc (ký hiệu /), thư mục gốc chứa thư mục con usr, usr chứa ast, ast chứa file mailbox.

Việc sử dụng đường dẫn thuyệt đối cho phép chỉ ra vị trí của file trong cây thư mục mà không cần biết thư mục hiện thời là thư mục nào.

Đường dẫn tương đối là đường dẫn tính từ thư mục hiện thời. Để có thể sử dụng đường dẫn tương đối, đa số hệ điều hành đưa thêm vào mỗi thư mục hai khoản mục đặc biệt “.” và “..”. “.” biểu diễn thư mục hiện tại còn “..” biểu diễn thư mục mức trên (tức là thư mục bố). Ta hãy xem ví dụ về đường dẫn tương đối. Giả sử ta đang ở trong thư mục /usr. Khi đó để chỉ tới file mailbox ta chỉ cần sử dụng đường dẫn tương đối ast/mailbox là đủ. Nếu ta đang ở trong /usr/etc, đường dẫn tương đối sẽ là ../ast/mailbox.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Hệ Điều Hành PTIT (Trang 147 - 148)