Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 69 - 114)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation SIZE 164 10.560 13.436 11.86550 .618302 NUMBER 164 1 23 10.83 3.673 CFORE 164 .000 .490 .12602 .153521 CGOV 164 0 1 .48 .501 CONCUCEO 164 0 1 .33 .471 AGECEO 164 0 1 .49 .501 PWOMEN 164 .00 1.00 .1513 .19886 INDECEO 164 .00 1.00 .6274 .18636 ROE 164 .002 6.890 .16521 .534927 LEV 164 .06 13.75 1.4337 1.70122 CURRE 164 .38 23.21 2.4025 2.77357 QF 164 .769 .872 .80663 .024787 Valid N (listwise) 164

Nguồn: Phân tích SPSS của tác giả

Theo bảng thống kê 4.8, chỉ tiêu chất lượng TTKT, dao động từ 76.9 % đến 87.2 % với mức trung bình là 80.66 %, khoảng chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và

nhỏ nhất là 10.3%, độ lệch chuẩn là 2.48% tương đối nhỏ cho ta thấy có sự khác biệt vừa phải giữa các chỉ số CLTTKT trong mẫu nghiên cứu.

Tuổi của công ty dao động từ 1 đến 23 năm, trung bình đạt 11 năm, nghĩa là có những cơng ty mới thành lập, nhưng cũng có những cơng ty thành lập từ rất lâu. Tỷ lệ vốn nước ngoài cao nhất là 49%, thấp nhất là 0%, trung bình một cơng ty có vốn nước ngồi là 12.6%, độ lệch chuẩn là 15.4% lớn hơn giá trị trung bình, cho thấy có sự chênh lệch lớn về vốn nước ngồi trong các cơng ty, có cơng ty đầu tư từ nước ngồi cao nhưng cũng có cơng ty khơng có đầu tư vốn từ nước ngoài. Kết cấu vốn nhà nước trung bình là 48%, nghĩa là trong 164 công ty trong mẫu thì có 79 cơng ty có vốn nhà nước chiếm từ 20% trở lên, 85 cơng ty có vốn nhà nước dưới 20% hoặc khơng có vốn nhà nước, độ lệch chuẩn là 50.1% chứng tỏ sự chênh lệch khá lớn, có cơng ty có vốn nhà nước cao, nhưng cũng có cơng ty khơng có. Tỷ lệ kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và CEO là 33%, nghĩa là trong tổng mẫu 164 cơng ty thì có 54 cơng ty có sự kiêm nhiệm này, còn lại 110 cơng ty khơng có sự kiêm nhiệm, tỷ lệ không kiêm nhiệm cao hơn kiêm nhiệm, cho thấy một dự đốn tích cực về chất lượng thơng tin kế tốn. Tuổi của CEO trung bình đạt 49%, nghĩa là trong 164 cơng ty thì có khoảng 80 cơng ty có tuổi của CEO lớn hơn tuổi trung bình là 49 tuổi, cịn lại là các cơng ty có tuổi của CEO nhỏ hơn hoặc bằng 49 tuổi. Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành chiếm tỷ lệ 15.13 %, độ lệch chuẩn là 19.9% cao hơn tỷ lệ trung bình, điều này có nghĩa là tỷ lệ nữ giới ở các công ty dao động mạnh, có những cơng ty có tỷ lệ nữ giới là 100%, nhưng cũng có những cơng ty khơng có nữ trong ban điều hành. ROE trung bình chiếm 16.52%, như vậy tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của 1 cơng ty bình qn là 16.52%, độ lệch chẩn là 53.5% khá cao, cho thấy tỷ suất sinh lời của các cơng ty có sự khác biệt lớn, có cơng ty có tỷ suất cao, nhưng cũng có những cơng ty rất thấp, thậm chí là lỗ.

4.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC

Dựa vào kết quả phân tích ở trên, ta chấp nhận các giả thuyết:

+ H1: Quy mô công ty càng lớn thì chất lượng thơng tin kế tốn trên BCTC càng cao.

+ H3: Tỷ lệ vốn nước ngồi có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng TTKT. + H8: Có sự tác động tích cực của tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành đến

CLTTKT

+ H9: Các cơng ty có tỷ lệ lợi nhuận sau th́ trên vốn chủ sở hữu cao sẽ công

bố thông tin chất lượng hơn.

Và bác bỏ các giả thuyết

+ H2: Có sự tác động tích cực giữa tuổi của cơng ty và chất lượng TTKT trình

bày trên BCTC.

+ H4: Các cơng ty có vốn nhà nước càng lớn thì chất lượng thông tin càng

giảm.

+ H5: Ở cơng ty có sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc

thì chất lượng thơng tin kế tốn cao hơn ở cơng ty có sự kiêm nhiệm.

+ H6: Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với

chất lượng TTKT trên BCTC.

+ H7: Tuổi của CEO có tác động ngược chiều với chất lượng TTKT trên

BCTC.

+ H10: Địn bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến chất lượng TTKT.

+ H11: Công ty niêm yết ở Việt Nam với tính thanh khoản cao sẽ công bố

thông tin chất lượng hơn.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Sơ đồ 4.1: Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Như vậy bài nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn trên BCTC. Các nhân tố Quy mô công ty, Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, Tỷ lệ thành viên nữ trong ban điều hành có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng thơng tin kế tốn, nghĩa là các yếu tố này tăng thì chất lượng TTKT cũng tăng. Riêng yếu tố Lợi nhuận thì có mối quan hệ lỏng lẻo đến chất lượng TTKT. Các nhân tố cịn lại khơng có tác động.

4.4. Bàn luận

Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích mơ hình hồi quy tún tính, phân tích ảnh hưởng của 11 nhân tố độc lập đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC. Mẫu được lựa chọn là 164 công ty niêm yết ở Việt Nam (đã loại trừ các cơng ty đặc thù). Sau khi phân tích ta thấy:

Biến thứ nhất có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT là biến Quy mô công ty,

kết quả cho rằng quy mơ cơng ty tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này trùng với kết quả của Owusu – Ansah (1988), Meek et al (1995), Apostolou (2000) và

Quy mô công ty

Tỷ lệ vốn nước ngoài Tỷ lệ thành viên nữ trong BĐH Lợi nhuận β = 0.018 β = 0.028 β = 0.024 β = 0.006 + Chất lượng BCTC

ty càng lớn thì chất lượng TTKT càng cao. Cơng ty lớn thường đầu tư mạnh cho bộ máy kế toán, yêu cầu tuyển nhân viên kế toán cũng cao hơn, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn, điều này làm tăng chất lượng thơng tin kế tốn. Hơn nữa, theo lý thút chi phí đại diện, cơng ty có quy mơ lớn thường có chi phí ủy nhiệm cao do việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Do vậy để giảm thiểu chi phí này, các cơng ty có quy mơ lớn thường lựa chọn việc cơng bố nhiều thông tin hơn, điều này làm tăng chất lượng thông tin trên BCTC. Đối với công ty nhỏ, với đặc điểm kinh doanh thường trong phạm vi hẹp, không đa dạng, cách thức tổ chức đơn giản, do đó việc nâng cao chất lượng BCTC cần quan tâm đến mức độ trình bày thơng tin, tính hiệu quả để BCTC phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức của công ty.

Hiện nay các cơng ty có quy mơ nhỏ, việc xử lý thơng tin kế tốn đa phần tập trung vào việc xử lý thông tin phục vụ hoạt động riêng lẻ từng bộ phận, dữ liệu chưa được cập nhật kịp thời, do hạn chế về cơ sở hạ tầng, hơn nữa các công ty nhỏ lo sợ đối thủ cạnh tranh nắm bắt thông tin quan trọng nên thường che dấu bớt thông tin điều này làm giảm chất lượng BCTC. Theo báo cáo Thường niên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố năm 2012, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng ngày càng nhỏ về lao động nhưng lớn về vốn, những công ty có vốn lớn có hệ thống kiểm sốt nội bộ được xây dựng hết sức bài bản để đảm bảo sự tuân thủ từ khâu thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, điều này làm gia tăng chất lượng BCTC. Theo thống kê của báo tài chính điện tử, số lượng cơng ty niêm ́t mới trong năm 2014 là 22 công ty (so với 13 cơng ty của năm 2013), tính chung đến cuối năm 2014, trên hai sàn có 674 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá 426 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013. Theo nhận xét của các chuyên gia các công ty mới niêm ́t là những cơng ty có quy mơ lớn so với trước đây, đồng thời chỉ số công bố thông tin cũng khá cao, như công ty CEO- cơng ty cổ phần tập đồn C.E.O có log (tổng tài sản) là 12.144 và chỉ số chất lượng thông tin đạt 0.833. Qua đây ta thấy nhân tố quy mô cơng ty ảnh hưởng tích cực đến chất lượng BCTC là phù hợp với công ty niêm yết ở Việt Nam.

Biến thứ hai có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT là biến Tỷ lệ sở hữu nước

ngồi, theo đó các cơng ty có tỷ lệ vốn nước ngồi càng lớn thì chất lượng thơng tin kế tốn càng cao. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Singhvi (1968), Khale aljfri (2014) và Sartawi et al. (2014). Điều này được giải thích là khoảng cách địa lý làm tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu, do đó các nhà đầu tư nước ngồi cần nhiều thơng tin được công bố hơn để tăng cường giám sát, điều này làm tăng chất lượng thông tin kế tốn cần cơng bố.

Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, các công ty nhà nước làm ăn thường kém hiệu quả, nhiều công ty làm ăn thua lỗ, sử dụng nguồn vốn không hợp lý. Các công ty này đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc cổ phần hóa đi đơi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn. Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra hiệu ứng tốt đối với các cơng ty. Vì vậy việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi sẽ có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của công ty, giúp công ty công bố thông tin đầy đủ, minh bạch và đáng tin cậy hơn, điều này làm tăng chất lượng BCTC.

Nghị định 60/2015 ra đời với những thay đổi về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã cởi trói cho room ngoại, khơi thơng dịng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Theo những điểm mới trong Nghị định, các doanh nghiệp đại chúng không rơi vào các trường hợp đặc biệt thì khối ngoại hồn tồn có thể sở hữu 100% cổ phần nếu điều lệ khơng có quy định giới hạn. Đây là một khoảng cách lớn so với giới hạn tỷ lệ 49% theo các quy định trước đó. Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là Nghị định 60 có nêu rõ: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế”. Trong biểu cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa (phải cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ. Ví dụ như ngành viễn thơng khơng có hạ tầng mạng thì tỷ lệ vốn

nước ngồi khơng vượt q 65%, dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, tỷ lệ vốn nước ngồi khơng vượt quá 49%, sản xuất phim, tỷ lệ vốn nước ngồi khơng vượt q 51%, …

Biến thứ ba có ảnh hưởng đến CLTTKT là biến Tỷ lệ thành viên nữ trong

ban điều hành. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thành viên nữ trong ban điều hành càng cao thì chất lượng TTKT càng tăng. Kết quả này trùng với kế quả nghiên cứu của Sartawi et al. (2014). Theo lý thuyết chi phí đại diện, xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu và người quản lý làm tăng chi phí đại diện, với đặc điểm của nữ giới là sự khôn khéo mềm dẻo trong giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử họ có thể làm giảm xung đột của các bên liên quan, điều này làm giảm chi phí giám sát. Hơn nữa nữ giới góp phần làm tăng tính sáng tạo trong tổ chức, giúp tổ chức cải tiến và thành công trong công việc tiếp cận với đối tác khách hàng, điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Khi cơng ty hoạt động hiệu quả thì cơng ty sẽ muốn công bố nhiều thông tin hơn, tức tăng chất lượng thơng tin trên BCTC.

Trong lịch sử lồi người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ ln thể hiện vai trị khơng thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Việt Nam chúng ta là một trong những nước đi đầu về bình đẳng giới, nhưng hiện nay nói đến nữ giới người ta thường hay liên tưởng tới căn bếp, người luôn đứng sau sự thành công của nam giới. Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của Nho giáo, “trọng nam khinh nữ”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự thăng tiến của chị em phụ nữ trong sự nghiệp nói chung, ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm nữ giới vào Ban điều hành nói riêng. Rõ ràng có thể thấy thật là khó để thay đổi cách nhìn của xã hội về vai trị của phụ nữ nói chung trong vấn đề quản trị cơng ty cũng như việc nâng cao chất lượng BCTC nói riêng. Theo “lanhdaonu.vn”, Chỉ số phát triển giới của Việt

Nam cho thấy, Việt Nam đạt được tiến triển trong thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới, nhưng tỷ lệ lãnh đạo nữ trong khu vực nhà nước còn thấp, tỷ lệ đảng viên nữ tăng chậm, số lượng lãnh đạo nữ ở vị trí chủ chốt như Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng và Ban bí thư cịn thấp. Tỷ lệ nữ giới trong tất cả các vị trí quản lý tính theo quốc gia thấp nhất ở mức 2,1% tại Yemen và cao nhất ở mức 59,3% tại Jamaica (trong tổng số 108 nước). Việt Nam đứng thứ 76 với 23% phụ nữ đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, dữ liệu của Dự án CEO nữ toàn cầu thuộc một tổ chức có trụ sở tại Pháp (Intelligence Financial Research and Consulting) cho thấy chỉ 7% các CEO của tổng số hơn 600 công ty được khảo sát là phụ nữ và 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ giới. Vận dụng cụ thể vào bài nghiên cứu, tơi thấy được nữ giới có mối quan hệ tích cực trong việc nâng cao chất lượng BCTC, vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất với doanh nghiệp rằng, hãy cho phụ nữ chúng tôi một cơ hội, nhất định phụ nữ chúng tôi sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như góp phần nâng cao chất lượng BCTC.

Biến cuối cùng có ảnh hưởng đến CLTTKT là biến Lợi nhuận. Kết quả này

phù hợp với kết quả nghiên cứu của Singhvi (1968) và Rouf and Harun (2011). Hệ số ROE cho biết chính xác là một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số ROE càng cao, càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, và ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy, cơng ty có ROE cao thì thơng tin được công bố càng nhiều và chất lượng thông tin càng cao.

Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam, các thơng tin tài chính nói chung, cũng như thơng tin lợi nhuận kế tốn được cơng bố của các CTNY chưa có tác động hữu ích đến nhà đầu tư bởi nguyên nhân là BCTC nói chung cũng như thơng tin lợi nhuận kế tốn của các CTNY chưa được cơng bố một cách kịp thời và tuân thủ theo đúng quy định gây thiệt hại cho NĐT. Thực tế những thông tin mà công ty cơng bố thường sai lệch với kết quả kiểm tốn, nhiều công ty thông tin công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 69 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)