CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính
2.4.5. Sự tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc
Quản trị công ty là cách mà nhà quản lý truyền thông tin về kết quả hoạt động của họ đến các nhà đầu tư, việc CBTT được xem như là một công cụ giám sát nhằm bảo vệ các nhà đầu tư một cách hữu hiệu nhất. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Quản trị công ty, mà phần lớn thuộc vào các nhà nghiên cứu, thể chế đặc thù của từng quốc gia hay khuôn khổ pháp lý. Cụ thể: Uỷ ban Cadbury (1992) định nghĩa quản trị công ty là “một hệ thống và hệ thống này sẽ giám sát và kiểm sốt
hoạt động cơng ty”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trị chính của chủ thể trong
công ty bao gồm các cổ đông, HĐQT và ban kiểm sốt. Ngồi ra theo Solomon (2004) thì cho rằng, quản trị cơng ty là một khn khổ kiểm sốt và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, các bên liên quan trong cơ chế quản trị công ty bao gồm các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, đối tác cung ứng và HĐQT. Do đó, theo Li và Qi (2008), quản trị cơng ty tốt sẽ tác động tích cực đến chất lượng cơng bố thơng tin, gia tăng tính minh bạch cho thị trường. Quản trị cơng ty tốt có thể củng cố và tăng cường chức năng kiểm sốt nội bộ cơng ty, hạn chế hành vi tư lợi của người thừa hành và làm giảm thông tin bất cân xứng.
Việc tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT với chức danh Tổng giám đốc nhằm đảm bảo tính độc lập của HĐQT. Tính kiêm nhiệm xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả của HĐQT trong việc giám sát quản lý, điều này đồng nghĩa với việc thông tin cần công bố sẽ giảm, và CLTT sẽ giảm. Các nghiên cứu của Yanesari et al.(2012); Jouini Fathi, (2013) và Sartawi et al. (2014) đều cho chung một kết quả là việc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với mức độ CBTT. Vậy việc tách biệt hai chức danh này sẽ làm tăng CLTTKT, đồng thời làm tăng lợi ích của các cổ đông và nhà đầu tư.