CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính
2.4.8. Tỷ lệ nữ giới trong ban điều hành
Ban điều hành có thể hiểu là HĐQT hoặc ban giám đốc, ở bài nghiên cứu này, ban điều hành được hiểu là ban giám đốc.
Theo lý thuyết chi phí đại diện, xung đột lợi ích giữa người chủ sở hữu và người quản lý làm tăng chi phí đại diện, giảm giá trị của doanh nghiệp, vậy liệu sự có mặt của nữ giới có làm giảm chi phí đại diện khơng. Như Jensen (2001) nói “các doanh nghiệp
muốn tối đa hố giá trị của mình thì phải quan tâm đến các bên liên quan”, với đặc
điểm của nữ giới như là sự khơn khéo, thu phục lịng người, sự mềm dẻo trong giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử, họ có thể làm tốt cơng việc với các bên liên quan, họ có thể quảng bá hình ảnh DN ra với cộng đồng tốt hơn nam giới hay không.
Theo nghiên cứu của Cox (1991), Robinson và các tác giả (1997) nghiên cứu sự đa dạng hoá trong HĐQT (ban điều hành) và đề cao sự đa dạng về giới tính, hai ơng cho rằng: “Nữ giới góp phần làm tăng tính sáng tạo trong tổ chức, giúp tổ chức
cải tiến và thành công trong công việc tiếp cận với các đối tác khách hàng khác
nhau”. Theo nghiên cứu của Carter và các tác giả (2003) cho rằng: “Nữ giới đóng
vai trị là tăng cường một cơ chế giám sát và kiểm sốt, tăng tính độc lập trong HĐQT, từ đó làm giảm chi phí đại diện”.
Một số nhóm tác giả nghiên cứu đã cho ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, cụ thể, theo nghiên cứu của Carter và các tác giả (2003), ông đã nghiên cứu 1000 công ty (theo đánh giá của Fortune) và thấy được mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ nữ giới trong HĐQT với giá trị doanh nghiệp. Có thể nhận thấy nữ giới góp phần tạo nên tính đa dạng cho HĐQT và sự đa dạng này tác động đến giá cổ phiếu; theo nghiên cứu của Adam và Ferreira (2004), đã khảo sát 1024 doanh nghiệp tại mỹ cho rằng “giá cổ
phiếu của công ty phải đối mặt với sự biến động nhiều hơn nếu có tỷ lệ nữ trên hội đồng quản trị ít hơn’’. Ủng hộ quan điểm trên, Smith và các tác giả (2006), đã
nghiên cứu 2500 công ty niêm yết tại Đan Mạch: “Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý cấp cao
có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động cơng ty”. Theo quan điểm
của Campell và các tác giả (2008) nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết ở Tây Ban Nha cũng cho rằng tỷ lệ nữ vào HĐQT có quan hệ tích cực đến hiệu quản hoạt động của doanh nghiệp Theo Sartawi et al. (2014) nghiên cứu 103 DN trên thị trường chứng khốn Amman thì cho rằng tỷ lệ nữ giới trong HĐQT cùng chiều với mức độ CBTT.
Tuy nhiên, ngoài những quan điểm cho rằng sự có mặt của nữ giới trong HĐQT đem lại lợi ích cho cơng ty ở trên, thì một số tác giả khác lại đưa ra những bất lợi từ việc bổ nhiệm thành viên nữ vào HĐQT (ban điều hành), vì khi ban điều hành có q nhiều khác biệt thì tính đồng thuận, sự hợp tác sẽ trở nên quá khó khăn và nảy sinh nhiều chi phí. Minh hoạ cho quan điểm trên, Dittmar, giáo sư giảng dạy ở trường đại học Michigan, đã nghiên cứu 130 doanh nghiệp niêm yết công khai ở Na Uy giai đoạn 2001 – 2007 và nghiên cứu này được công bố trên tờ báo US Fed News Service (2010) cho rằng: “khi tỷ lệ phụ nữ tăng ít nhất 10% trên ban điều
hành thì chỉ số Tobin Q (chỉ số dùng để đo lường hiệu quả doanh nghiệp) giảm 18%”. Và một tác giả nữa cũng đồng quan điểm trên là Nirosha (2011), tác giả
nghiên cứu 151 cơng ty ở Sri Lanka cũng thấy được: “có mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ nữ trong ban quản trị và giá trị doanh nghiệp, đồng thời làm tăng chi phí đại diện”.
Căn cứ vào nghiên cứu của tác giả trên, nghiên cứu đã đưa nhân tố tỷ lệ thành viên nữ trong ban điều hành tác động đến CLTTKT và cho rằng nó có mối quan hệ cùng chiều với CLTTKT.