5. Kết cấu luận văn
3.3 Xây dựng các giải pháp chiến lƣợc
3.3.1 Điểm mạnh (S)
(S1) Uy tín từ thƣơng hiệu HTV: kênh truyền hình HTV3 chịu sự quản
lý của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh HTV - một đơn vị có uy tín và thương hiệu trong ngành phát thanh truyền hình với bề dày lịch sử lâu đời. Dù
kênh truyền hình HTV3 chỉ là 1 kênh truyền hình trực thuộc, nhưng với thương hiệu HTV, kênh truyền hình HTV3 đã được thừa hưởng hình ảnh thương hiệu với những sản phẩm luôn được đánh giá cao về chất lượng và uy tín trong cấp độ khu vực lẫn quốc gia.
(S2) Chuyên môn kỹ thuật cao: kênh HTV3 có sự liên kết với cơng ty cổ phần truyền thơng Trí Việt (TVM Corp) trong việc sản xuất chương trình cũng như cải thiện chất lượng phát sóng. TVM Corp với đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, giỏi chuyên môn, đặc biệt rất mạnh về lĩnh vực sản xuất chương trình với phim trường Cánh đồng ước mơ (DFS - Dream Field Studio) thuộc sở hữu của TVM Corp cùng với bộ phận lồng tiếng được đào tạo bài bản nhằm đem lại cảm giác gần gũi nhất cho khán giả Việt khi xem các chương trình truyền hình ngoại nhập.
(S3) Nội dung phát sóng phong phú, đậm tính giáo dục và đƣợc nội địa hóa: chương trình phát sóng của kênh HTV3 đa dạng và nhiều thể loại, đan xen giữa giáo dục và giải trí, khơng chỉ đáp ứng chính cho nhóm Thiếu nhi mà cịn phù hợp hơn với nhóm khán giả mở rộng là Thiếu niên, Thanh niên và gia đình. Nội dung phát sóng phong phú với nhiều nguồn chương trình từ các quốc gia khác nhau, đan xen giữa tính giáo dục và giải trí, trong đó chương trình nội địa chiếm 5%. Các chương trình quốc tế thường xuyên được cập nhật mới nhất và được chọn lọc kỹ lưỡng dựa trên tính giáo dục, được nội địa hóa bằng phương pháp lồng tiếng.Đây có thể coi là ưu thế nổi bật nhất của kênh HTV3.
(S4) Hệ thống phát sóng rộng khắp cả nƣớc và năng lực phát triển cao: HTV3 có mặt trên cả 2 hệ thống truyền hình cáp chính tại thành phố Hồ
Chí Minh là HTVC và SCTV, tiếp cận được 90% hộ gia đình trên địa bàn thành phố; đồng thời HTV3 có mặt rộng khắp trên hệ thống các kênh truyền dẫn cáp tại khu vực phía Bắc (VTVcab, truyền hình kỹ thuật số VTC, truyền hình An Viên AVG, MyTV). Hệ thống phát sóng có độ bao phủ rộng giúp cho
kênh HTV3 có cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến với khán giả ở mọi vùng miền và đang tiếp tục hướng đến những khu vực còn mới như các tỉnh miền Trung.
(S5) Ƣu thế là kênh truyền thông: bên cạnh việc truyền thông quảng bá cho các thương hiệu đặt quảng cáo trên kênh, HTV3 cũng tận dụng lợi thế bản thân là 1 kênh truyền thông để quảng bá cho thương hiệu kênh trên truyền hình, bên cạnh một số kênh khác như báo chí và mạng xã hội. Việc phát huy tốt ưu thế này giúp cho HTV3 đạt được mức độ nhận biết thương hiệu rất cao đối với khán giả xem truyền hình.
3.3.2 Điểm yếu (W)
(W1) Đối tƣợng khán giả chính của kênh là thiếu nhi: là kênh truyền hình có tỷ suất người xem và thị phần cao nhất trong nhóm khán giả Thiếu nhi (4-14 tuổi), đối tượng khán giả chính của kênh đòi hỏi sự chọn lọc gắt gao về nội dung phát sóng, chương trình vừa phải hấp dẫn, vừa chứa đựng tính nhân văn và giáo dục sâu sắc, tuyệt đối không có các nội dung nhạy cảm, bạo lực…ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư tưởng của các bé. Hạn chế này khiến việc lựa chọn chương trình phát sóng trên kênh khá giới hạn, hoặc xảy ra những trường hợp chương trình đã mua bản quyền nhưng lại không vượt qua được khâu kiểm duyệt của nhà đài và không được phát sóng, gây tổn thất về chi phí. Bên cạnh đó, về mặt hành vi tiêu dùng, đối tượng thiếu nhi chưa phải là người quyết định mua hàng cuối cùng cũng làm hạn chế số lượng doanh nghiệp đặt quảng cáo tại kênh, ảnh hưởng đến giá quảng cáo nói riêng và hiệu quả kinh tế nói chung.
(W2) Tài chính thiếu ổn định: hiện tại hoạt động kinh doanh của kênh
không được thuận lợi khi kết quả kinh doanh sụt giảm đáng kể, liên tục lỗ trong khoảng 3 năm trở lại đây. Các chỉ số tài chính của kênh khơng được khả quan, doanh thu từ quảng cáo chưa tương xứng với thị phần truyền hình và tỷ lệ người xem trong khi chi phí đầu tư ngày càng gia tăng. Vấn đề này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn tự tích lũy mà phải dựa phần lớn vào vốn vay phát triển kinh doanh từ bên ngoài.
(W3) Chi phí sản xuất cao: nhằm đem lại cảm giác gần gũi nhất đến
khán giả Việt, đặc biệt là các em thiếu nhi, kênh HTV3 chủ trương lồng tiếng tất cả các chương trình quốc tế phát sóng trên kênh. Đây là một nét đặc trưng đáng hoan nghênh của kênh song lại dẫn đến sự gia tăng đáng kể của chi phí biên tập, dựng lại chương trình sau khi mua bản quyền do cơng đoạn lồng tiếng rất tốn kém.
3.3.3 Cơ hội (O)
(O1) Cấu trúc dân số: thị trường Việt Nam với cấu trúc dân số trẻ (55% dân số tương đương với gần 50 triệu dân có độ tuổi từ 10-40), với đặc thù kênh dành cho đối tượng chính là thiếu nhi và thanh niếu niên sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển cho kênh.
(O2) Triển vọng phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền tại Việt Nam: Việt Nam từ chỉ có 79.000 thuê bao truyền hình trả tiền năm 2003 thì
đến nay đã có hơn 3,7 triệu, mang lại doanh thu khoảng 53.000 tỷ đồng, nguồn thu này chủ yếu từ quảng cáo. Mức tăng trưởng sẽ lên đến 20-25% vào 2015- theo con số ước tính của Báo cáo cạnh tranh 2012 do Cục Quản Lý Cạnh Tranh (Bộ Công Thương). Triển vọng phát triển của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam là rất lớn, trong tổng số 20 triệu thuê bao truyền hình, Việt Nam mới chỉ đạt 3,7 triệu thuê bao trả tiền, chiếm 13,5%. So với các nước Châu Á từ 40-60% thì tỷ lệ này tương đối thấp.
3.3.4 Thách thức (T)
(T1) Sự phát triển của Internet dẫn đến thay đổi thói quen xem truyền hình: sự phát triển của Internet tại Việt Nam đem lại nhiều cơ hội trong
việc quảng bá cho thương hiệu của kênh cũng như nâng cao khả năng tương tác với khán giả truyền hình, điều mà TV khơng làm được. Tuy nhiên, Internet phát triển cũng dẫn đến sự thay đổi về thói quen xem truyền hình của khán giả, đặc biệt là tại những khu vực tỉnh thành có kinh tế phát triển.Thay vì chờ đợi đến giờ phát sóng chương trình u thích, khán giả ngày nay có thể chọn cách xem trước trên internet.Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khán giả
khơng xem chương trình vào giờ phát sóng chính mà làm dành thời gian cho một cơng việc khác/ xem chương trình của kênh khác và xem lại chương trình đó trên internet. Kết quả khảo sát trong bài cũng đã cho thấy có 74% khán giả xem truyền hình trên phương tiện Internet bên cạnh TV. Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến số lượng người xem truyền hình trong những năm sắp tới.
(T2) Cạnh tranh trong ngành: ngành truyền hình phát triển đi cùng với nó là mức độ cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa các nhà đài. Kênh HTV3 mặc dù dẫn đầu về thị phần khán giả thiếu nhi so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cùng đối tượng khán giả mục tiêu như SaoTV, Disney Channel, Cartoon Network; thế nhưng đối tượng này xét về hành vi tiêu dùng, không là người quyết định mua hàng cuối cùng dẫn đến số lượng quảng cáo trên kênh lại không tương xứng với thị phần mà HTV3 đạt được. Xét về đối tượng khán giả là gia đình, HTV3 lại vấp phải sự cạnh tranh của các kênh như VTV3, THVL1, HTV7, Today TV, Let’s Việt và HTV2. Nếu như VTV3 và HTV7 có lợi thế là các kênh lớn có lịch sử lâu đời thì THVL1 đang là kênh truyền hình dẫn đầu về số lượng người xem cịn HTV2 thì đang đẩy mạnh hoạt động marketing trên nhiều phương tiện khác nhau như Internet và quảng cáo ngoài trời. Sự cạnh tranh gay gắt này ảnh hưởng khá nhiều đến giá quảng cáo trên kênh, HTV3 phải tính đến những phương án giảm giá quảng cáo trên kênh để giữ chân khách hàng.
(T3) Hình thức truyền hình Pay-per-view (truyền hình trả tiền theo nội dung xem) chƣa phổ biến tại Việt Nam: Hiện nay tại nước ta chiếm số
lượng áp đảo vẫn là truyền hình quốc gia và các kênh truyền hình cáp trả tiền hàng tháng qua thuê bao đã đăng ký. Chính vì thế doanh thu của các kênh truyền hình vẫn phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo. Quảng cáo thứ nhất gây gián đoạn và phiền tốn cho khán giả khi xem chương trình u thích; thứ hai doanh thu từ quảng cáo đơi khi không tương xứng với thị phần mà một kênh truyền hình đạt được. Việc lựa chọn quảng cáo trên 1 kênh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng rating, đối tượng khán giả mục tiêu của thương hiệu
muốn quảng cáo, nội dung của chương trình được phát sóng…Mặt khác, với hình thức pay per view, doanh thu sẽ tỷ lệ thuận với thị phần của kênh và đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nhà đài cùng với việc nâng cao chất lượng phát sóng cho kênh.
3.4 Ma trận SWOT
Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh
(S1) Uy tín từ thương hiệu HTV (S2) Chun mơn kỹ thuật cao (S3) Nội dung phát sóng phong phú, đậm tính giáo dục và được nội địa hóa
(S4) Hệ thống phát sóng rộng khắp và năng lực phát triển cao
(S5) Ưu thế là kênh truyền thông
Điểm yếu
(W1) Đối tượng khán giả chính của kênh là thiếu nhi (W2) Tài chính thiếu ổn định (W3) Chi phí sản xuất cao
Cơ hội
(O1) Cấu trúc dân số trẻ
(O2) Triển vọng phát triển thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Chiến lƣợc S-O
(S1,S2-O1) Đẩy mạnh việc phát sóng trên các hệ thống ngoài các hệ thống hiện tại
(S3-O2) Mở rộng nội dung chương trình.
(S4,S5-O1) Dựa vào thế mạnh truyền thông tăng cường mức độ quảng bá cho kênh và tương tác với khán giả
Chiến lƣợc W-O
(W1-O1,O2) Đầu tư cho thương hiệu, tăng cường hoạt động tương tác với khán giả. (W2-O1,O2) Đa dạng hóa phương thức kinh doanh, xây dựng các chương trình mang tính giáo dục nhưng có tính thương mại. Thách thức (T1) Sự phát triển của Internet dẫn đến thay đổi thói quen xem truyền hình
(T2) Cạnh tranh trong ngành
(T3) Hình thức truyền hình Pay-per-view chưa phổ biến tại Việt Nam
Chiến lƣợc S-T
(S1,S2-T1) Đẩy mạnh hoạt động marketing online cho kênh.
(S1-T2) Đầu tư chương trình vào quý 1, 2 để đạt hiệu quả kinh doanh.
(S3-T2) Giảm thiểu phát lại nội dung cũ.
(S4,S5-T2) Thay đổi hình ảnh nhận diện phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, tạo sự khác biệt với các kênh đối thủ.
Chiến lƣợc W-T
(W2-T2) Xây dựng chính sách giá bán cạnh tranh và linh hoạt để nâng cao doanh thu, ổn định tài chính.
(W3-T2) Đa dạng hóa hình thức bán hàng, quảng cáo, tài trợ để tăng hiệu quả kinh doanh
3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của kênh HTV3
3.5.1 Tối ƣu hóa chƣơng trình phát sóng. Cụ thể với các giải pháp sau: - Mở rộng thêm nội dung chương trình dành cho các đối tượng thanh
thiếu niên
Với mục tiêu vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu xem truyền hình cho đối tượng khán giả thiếu nhi, đồng thời cũng mang lại doanh thu từ quảng cáo trên truyền hình, kênh HTV3 cần đa dạng thể loại chương trình để mở rộng nhóm khán giả của kênh.
Truyền hình là một phương thức “cả nhà cùng xem” dành chung cho các đối tượng, do vậy, tính chất giáo dục là chìa khóa chính của các nội dung chương trình mà truyền hình cần đem đến. Do vậy, nếu chỉ gói gọn cho đối tượng Thiếu nhi mà đối tượng này chỉ có thể dành thời gian mỗi ngày từ 2 – 4 giờ để xem truyền hình thì đó là một sự lãng phí rất lớn về mặt quản trị, nhân sự và cơ sở hạ tầng khi quản trị 24 giờ phát sóng.
Khung chương trình của Kênh HTV3 với đối tượng chỉ là Thiếu nhi thì chưa thật sự phù hợp với cấu trúc gia đình Việt Nam với những nguyên nhân sau:
+ Là một nước châu Á, truyền thống tứ đại đồng đường vẫn tồn tại và được khuyến khích. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 cho thấy, thu nhập bình quân trên đầu người tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.000 USD/người và bình qn về nhà ở 13,6m2/người. Cấu trúc gia đình phổ biến tại Việt Nam có từ 2-3 thế hệ (trong đó bao gồm Thiếu nhi – Thiếu niên – Thanh niên) và chủ yếu mỗi gia đình chỉ có 1- 2 tivi (đa số là 1 tivi) với diện tích nhà trung bình khoảng từ 40- 55m2.
+ Quá trình phát triển thể chất – tâm sinh lý của trẻ là một quá trình phát triển mang tính lâu dài - xuyên suốt – liên tục được kế thừa từ những vốn sống, kinh nghiệm, nhận thức từ thực tiễn mà các thành viên khác trong gia đình và
xã hội mang lại. Điều này đòi hỏi, bên cạnh Thiếu nhi luôn là sự đồng hành của các thành viên khác trong gia đình. Như vậy, một Kênh truyền hình có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt, lại vừa mang ý nghĩa giáo dục – định hướng – nhận thức cho cả trẻ lên 3 cho đến hết lứa tuổi Thanh Niên thì các nội dung chương trình của Kênh sẽ mang tính phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn nhằm tạo sự liên kết xuyên suốt – liên tục – kế thừa giữa các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời các chương trình này cũng đảm bảo được lượng khán giả xem Đài được tập trung, phù hợp với cấu trúc văn hóa của một gia đình Châu Á như đã nêu trên.
+ Khó đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền – giáo dục – giải trí và hiệu quả về mặt Kinh tế, quản trị nội dung phát sóng nếu chỉ xây dựng và phát triển Kênh HTV3 là Kênh dành cho Thiếu nhi
+ Thành phố Hồ Chí Minh có gần 3 triệu Thiếu nhi – Thiếu Niên - Thanh niên (chiếm gần 45% dân số), trong đó có hơn 2 triệu thanh niên (chiếm khoảng 35% dân số).
Đối tượng khán giả Thiếu nhi chỉ chiếm 25%.
Đối tượng khán giả thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ dân số từ 35% đến 44.4%.
Nguồn : TNS Media Vietnam 2012
Hiện nay, kênh HTV3 hiện được đánh giá là một trong những kênh có tiêu chí rõ ràng dành cho Thiếu Nhi. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để nâng cao hiệu quả kinh tế, kênh cần mở rộng thêm nội dung chương trình, xây dựng khung chương trình phù hợp hơn, vừa đáp ứng cho nhóm đối tượng khán giả thiếu nhi hiện tại, vốn là thế mạnh của kênh HTV3, đồng thời đảm bảo các chương trình dành cho nhóm đối tượng khán giả có độ tuổi từ thanh thiếu niên trở lên. Nhóm khán giả thanh thiếu niên chiếm khoảng 35% dân số, thị trường sản phẩm dành cho lứa tuổi này luôn là phân khúc quan trọng được các nhà marketing tập trung chú ý. Hiện nay HTV3 đã phát sóng một số chương trình dành cho đối tượng này như các chương trình về lối sống, làm đẹp(Nhịp cầu tuổi trẻ, nhịp sống trẻ, Phong Cách Xì Tin,)….nhưng cịn hạn chế về chủ đề cho thanh thiếu niên, đặc biệt là các chương trình phim truyện mang tính giáo dục. Mở rộng thêm các nội dung dành cho thanh thiếu niên sẽ giúp kênh thu hút thêm 1 lượng đối tác quảng cáo mới. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này, tỷ lệ tiếp cận công nghệ cao và các công cụ truyền thông hiện đại cũng rất lớn, chính vì thế việc tương tác với đối tượng này cũng dễ dàng hơn thông qua trang thông tin điện tử (website), mạng xã hội (fanpage) của kênh.
- Tăng cường các chương trình có tính giáo dục
Nội dung chương trình là một trong những yếu tố thu hút người xem truyền trình, với vai trị là kênh truyền hình dành cho đối tượng thanh thiếu niên và nhi đồng, HTV3 cần thiết phải xây dựng nội dung mang đậm tính giáo dục, hướng người xem đến chân thiện mỹ. Đây vừa là tạo nên sự khác biệt, vừa