Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT sở Mỹ:

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 62)

7. Kết cấu của luận văn:

1.3. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về ngành nghề kinh doanh

1.3.1. Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT sở Mỹ:

Mỹ là một quốc gia Cộng hịa lập hiến liên bang, gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang. Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật bang. Do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các DN của quốc gia này phải tuân thủ một loạt các quy định không chỉ của địa phương mà còn quy định của tiểu bang và liên bang.

Pháp luật DN Mỹ cũng có những quy định về điều kiện kinh doanh đối với nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT gắn liền với loại hình DN hoặc một số loại ngành nghề nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu đều đánh giá rằng, việc bắt đầu một DN ở Mỹ tương đối dễ dàng vì những quy định rất đơn giản, gọn nhẹ về thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh hệ thống đăng ký kinh doanh, nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các DN.

Do có hai hệ thống luật song song và chi phối đến toàn bộ hoạt động của các DN, nên ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép, đó là: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang. Đầu tiên DN khi muốn thực hiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT thì phải đáp ứng được các yêu cầu để xin phép kinh doanh ngành nghề đó tại địa phương, tiểu bang – nơi mà DN có trụ sở. Nếu như DN đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm sốt của liên bang thì DN chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên bang chấp thuận hoặc cấp Giấy phép kinh doanh. Có thể kể đến một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT ở Mỹ mà DN phải xin giấy phép của Liên bang như:

- Nếu DN nhập hoặc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, sinh học, công nghệ sinh học hoặc có nhà máy trên khắp các bang, họ sẽ phải xin giấy phép từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

1Xem The sU.S. sSmall sBusiness sAdministration, sObtain sBusiness sLicenses s& sPermits,

shttp://www.sba.gov/category/navigation-structure/startingmanaging-business/starting- business/obtain-business-licenses (truy cập lần cuối ngày 17/4/2022)

- DN có các hoạt động liên quan đến tàu bay; việc vận chuyển hàng hố, người qua đường hàng khơng sẽ cần phải áp dụng cho một hoặc nhiều giấy phép từ Cục Hàng không Liên bang.

- Các DN sản xuất, thỏa thuận và nhập khẩu vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép của Đạo Luật kiểm sốt vũ khí. Đạo luật này được quản lý bởi Cục quản lý Rượu, thuốc lá, súng và chất nổ (ATF).

- DN sản xuất năng lượng hạt nhân cũng như các DN tham gia vào việc phân phối và xử lý vật liệu hạt nhân phải xin giấy phép từ Ủy ban Điều tiết hạt nhân Mỹ

Ngồi ra cịn một số ngành nghề mà sức ảnh hưởng từ bản chất của hoạt động kinh doanh hay quy mô của DN khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi một bang mà cần phải có sự kiểm sốt của liên bang để đảm bảo an tồn và an ninh cho nền kinh tế. Các ngành nghề này khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì DN phải xin phép cơ quan quản lý chuyên ngành liên bang như: phát thanh truyền hình, khai thác mỏ, kinh doanh vận tải hàng hải, giao thông vận tải và hậu cần…

Bên cạnh đó, mỗi một địa phương, tiểu bang lại có quy định khác nhau về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, việc quy định về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đối với DN, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách của các nhà cầm quyền. Có những địa phương địi hỏi DN phải có giấy phép chung, có những nơi quy định giấy phép theo ngành nghề kinh doanh, có những nơi quy định giấy phép theo loại hình DN. Ví dụ: Ở bang Columbia, hầu hết các cá nhân và các công ty kinh doanh tại Quận Columbia phải có Giấy phép kinh doanh cơ bản của DCRA - Cơ quan quản lý chung của quận nhằm đảm bảo phúc lợi sức khỏe, an toàn và kinh tế của người dân thơng qua chương trình cấp phép, kiểm tra, tuân thủ và thực thi pháp luật. Ngoài ra, Sở Y tế (DHO) phát hành giấy phép chuyên ngành nhất định, Bộ Giao thông vận tải quận (DDOT) quy định khơng gian cơng cộng và Văn phịng Phân vùng (DCOZ) kiểm soát sử dụng đất.

Bên cạnh điều kiện về Giấy phép kinh doanh cấp cho DN kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT , Mỹ cũng tồn tại cơ chế cấp phép cho cá nhân thực

hiện hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT liên quan đến năng lực, chuyên môn của cá nhân này nhằm bảo đảm lợi ích cơng cộng. Rất nhiều ngành nghề kinhở Mỹ chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý. Sự kiểm soát này thể hiện ở 3 hình thức:

- Cấp phép: Đây là cơ chế bắt buộc đối với một số ngành nghề, chỉ khi có được giấy phép hành nghề này thì cá nhân mới được phép hoạt động trên thực tế (nếu khơng có mà vẫn thực hiện hoạt động nghề nghiệp đồng nghĩa với việc đã vi phạm pháp luật). Để có được giấy phép hành nghề này, cá nhân đó phải đáp ứng những quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như: bác sỹ, luật sư, y tá.

- Cấp GCN: Việc cấp GCN được đặt ra khi hoạt động đó khơng có trong giới hạn của ngành nghề được cấp giấy phép, chủ thể thực hiện có thể tự nguyện xin xác nhận là có chun mơn liên quan đến lĩnh vực này từ các cơ quan có thẩm quyền mà nhà nước chỉ định. Ví dụ như: chứng nhận là nhà phân tích tài chính, chứng nhận bác sỹ có chun khoa hơ hấp…

- Đăng ký: Các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một danh sách, cung cấp những điều kiện nhất định để được có tên trong danh sách này, sau đó các chủ thể có nhu cầu đăng ký tên và địa chỉ, trình độ với các cơ quan quản lý. Chỉ cần có khiếu nại của người tiêu dùng (khách hàng), hoặc việc thực hiện niêm yết cơng khai thơng tin chưa đúng thì chủ thể đó có thể bị loại ra khỏi danh sách này. Điều đó đồng nghĩa với việc tiếp tục thực hiện kinh doanh sẽ là trái pháp luật.

Ngoài những quy định trên, ở mỗi bang, tùy từng thời kỳ khác nhau, DN sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác mà các cơ quan quản lý đưa ra để được kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT chẳng hạn như: Chứng minh vốn pháp định (bang Delaware, bang NewYork), chứng minh khoản nợ của DN (ở Columbia)…

1.3.2. Pháp luật về ngành nghề kinh doanh điều kiện về ANTT ở Singapore2 :

Pháp luật DN của Singapore chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Anh (trừ những nội dung mang tính địa phương) và được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ đem lại hiệu quả hiệu chỉnh cao đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về ANTT nói riêng của các DN trong và ngoài nước.

Chủ thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT khi muốn thành lập DN thì nộp hồ sơ thơng báo đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh, đó là Cơ quan quản lý kế toán và DN của Singapore (ACRA). Thủ tục này có thể được thực hiện hồn tồn qua hệ thống đăng ký trực tuyến của ACRA.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, để thực hiện việc đảm bảo lợi ích nền kinh tế và yêu cầu của quá trình QLNN, bên cạnh cơ chế đăng ký thành lập, Singapore đặt ra quy định về điều kiện kinh doanh trong một số những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, ví dụ: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khám chữa bệnh, Giao thông vận tải và lưu trữ, kinh doanh khách sạn, nhà trọ, hoạt động trong ngành giải trí… Theo pháp luật Singapore, để có thể đăng ký kinh doanh hoặc thực hiện kinh doanh trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, DN phải được cấp giấy phép hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, tại Singapore có 3 loại giấy phép phổ biến, đó là:

- Giấy phép bắt buộc: Đây là loại giấy phép cấp cho DN kinh doanh nhóm ngành nghề có điều kiện về ANTT, trước khi hoạt động các DN bắt buộc phải có loại giấy phép này thì mới được thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các ngành nghề có điều kiện yêu cầu phải có loại giấy phép này được kể đến như: Các công ty sản xuất video, công ty du lịch, các nhà phân phối rượu, người cho vay … Chủ thể kinh doanh sẽ cần phải có giấy phép này khi đăng ký kinh doanh với ACRA.

2Xem Serving sSingapore’s sBusiness sCommunity, sstarting syour sbusiness,

Hay nói cách khác, DN phải có giấy phép này thì mới được đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, có thể mất từ 14 ngày đến 2 tháng để có được tất cả các giấy phép cần thiết, sự cho phép và phê duyệt để lập thành DN. Điều đặc biệt, pháp luật Singapore tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các chủ thể kinh doanh bằng cách cho phép họ có thể đăng ký kinh doanh và nộp đơn xin giấy phép bắt buộc cùng một lúc bằng cách sử dụng dịch vụ cấp Giấy phép kinh doanh trực tuyến.

- Giấy phép nghề nghiệp: Một DN muốn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (ví dụ như: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ bảo vệ…), phải có giấy phép nghề nghiệp. Loại giấy phép này không cấp cho DN mà cấp cho cá nhân là người quản lý DN hoặc các nhân viên của DN đó. Những ngành phổ biến, yêu cầu phải có giấy phép nghề nghiệp ở Singapore đó là: bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư, kế toán… Giấy phép này sẽ được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý tương ứng.

- Giấy phép hoạt động kinh doanh: Sau khi được thành lập, đi vào hoạt động, DN phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh như: cải tạo, dựng biển quảng cáo trên cơ sở của DN, thuê lao động nước ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, bn bán những hàng hóa bị kiểm sốt như rượu, thuốc lá… DN chỉ được thực hiện hoạt động đó khi được cấp giấy phép hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Khi DN thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu, bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu qua TradeNet - trang thông tin quản lý của Hải quan Singapore. Họ sẽ phải kích hoạt tài khoản hải quan của mình trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Hoặc khi DN muốn thực hiện hoạt động quảng cáo, nếu như là quảng cáo ngồi trời thì cần phải xin giấy phép xây dựng của Cơ quan quản lý xây dựng; nếu là quảng cáo các sản phẩm y tế thì cần phải xin giấy phép của Cơ quan khoa học y tế…

Các điều kiện kinh doanh đều được Chính phủ Singapore cơng khai trên các trang thông tin điện tử chính thức, các DN có thể sử dụng dịch vụ cấp phép EnterpriseOne kinh doanh trực tuyến để thực hiện việc xin những giấy phép cần

thiết trong thành lập và hoạt động. Điều này rất hữu ích, các DN khơng phải mất thời gian để đến trực tiếp gặp các cơ quan có thẩm quyền.

1.3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Ở nước ta hiện nay, quy định về điều kiện kinh doanh đã có nhiều thay đổi với sự ra đời của Luật DN 2020 và Luật Đầu tư 2020. Toàn bộ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thay vì phải đáp ứng ngay từ khi thành lập DN như trước đây thì đến nay được đưa về khâu hậu kiểm, sau khi đăng ký kinh doanh. Số lượng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng đã giảm nhiều để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

Tuy nhiên về nội dung pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện cịn nhiều nội dung chưa phù hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam. Do đó việc tìm hiểu pháp luật của các quốc gia trên thế giới đề từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh có điều kiện về ANTT nói riêng là thật sự cần thiết. Một số kinh nghiệm cho nước ta như sau:

Thứ nhất, nên đồng bộ các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh

có điều kiện về an ninh trật tự, cung cấp các nội dung liên quan đến điều kiện kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, việc cấp giấy phép kinh doanh, GCN đủ điều kiện về ANTT khi đã đủ điều kiện thì có thể cấp trực tuyến, từ đó người dân và các DN có thể dễ dàng tiếp cận và tra cứu thơng tin, tránh việc đi lại, tìm hiểu nhiều lần gây mất thời gian cho người dân và phía các cơ quan quản lý dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.

Thứ hai, cần xem xét, học tập và xây dựng cơ chế về điều kiện kinh doanh cho

cá nhân ở Việt Nam. Hiện nay ở nước ta việc các cá nhân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT phải đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hành nghề nhưng cơ chế đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ. Do đó để các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT thật sự có trách nhiệm với

nghề nghiệp của mình thì cơ chế cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền cần chặt chẽ hơn nữa.

Thứ ba, cần xác định căn cứ để thiết lập các điều kiện kinh doanh, vì trên thực

tế bản chất của các điều kiện kinh doanh được đặt ra nhằm bảo vệ nền kinh tế và an ninh xã hội của đất nước. Như đã trình bày ở trên, các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các căn cứ cần thiết khi thiết lập các điều kiện kinh doanh và bên cạnh đó đã quy định rất cụ thể về việc quản lý các điều kiện đó như thế nào. Ở nước ta tại Phụ lục IV của Luật đầu tư 2020 đã quy định có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và 22 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, việc xác định căn cứ vì sao các ngành nghề trên cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đưa ra là rất cần thiết, nó giúp xóa bỏ các rào cản cho các chủ thể kinh doanh khi tiếp cận và gia nhập thị trường kinh doanh.

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung Chương 1, tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản về pháp luật điều chỉnh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT. Tác giả đã trình bày các khái niệm, những quy định cơ bản, những điều kiện áp dụng đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, những thủ tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này.

Cách tiếp cận này theo tác giả sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT khác so với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung. Nắm vững các đặc điểm này để có sự nhận diện, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC THI

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 62)