Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn:

3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều

điều kiện về ANTT.

3.1.1. Cần hoàn thiện quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ANTT để phù hợp các với xu hướng đổi mới về ngành nghề đầu tư điều kiện ANTT để phù hợp các với xu hướng đổi mới về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện nay được tập hợp và quy định rõ ràng, cụ thể tại phụ lục IV Luật đầu tư năm 2020. Việc liệt kê danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp điển cao là Luật Đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, mặt khác giúp cho việc kiểm tra, giám sát, tuân thủ pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của các Cơ quan có thẩm quyền được thuận lợi hơn, giúp bảo vệ tốt hơn các quyền cơ bản của con người như quyền được sống trong một môi trường lành mạnh, quyền được bảo vệ về an ninh, sức khoẻ, quyền được thơng tin, quyền được đối xử cơng bằng. Do đó, pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ANTT cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với xu hướng đổi mới về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật đầu tư năm 2020.

Cụ thể, cần có quy định rõ ràng và thống nhất về các ngành nghề nào (trong số 227 ngành nghề trong danh mục) cần đáp ứng các điều kiện về ANTT, những quy định điều kiện khơng cịn phù hợp thì phải kiên quyết bãi bỏ. Có như vậy, mới có thể “gỡ rối” cho các DN kinh doanh đồng thời đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể trong nền kinh tế.

3.1.2. Việc hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT ở Việt Nam phải hướng đến mục đích đảm bảo quyền tự do kinh doanh ANTT ở Việt Nam phải hướng đến mục đích đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư và DN.

Quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư và DN là nội dung mà pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT cần phải quan tâm và hướng đến bảo đảm. Do bản thân sự tồn tại của điều kiện kinh doanh nói chung và điều kiện về ANTT đã là khó khăn hơn đối với DN kinh doanh trong các ngành nghề cần có sự kiểm soát của Nhà nước nên nội dung của các quy định cần phải thể hiện mục đích rõ ràng về việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư và DN. Khi nghiên cứu đưa ra một quy định về điều kiện kinh doanh đối với DN, mục đích quan trọng nhất mà các nhà làm luật cần phải hướng tới là bảo vệ lợi ích cơng cộng, khơng nên đặt ra các điều kiện về ANTT chỉ nhằm mục đích dễ quản lý. Mặt khác để các DN được thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình, các quy định về điều kiện ANTT phải được quy định rõ ràng, cụ thể, công khai và minh bạch, phải được áp dụng một cách thống nhất và chỉ đặt ra điều kiện về ANTT đối với những ngành nghề kinh doanh thực sự cần thiết phải quản lý bằng công cụ này. Điều quan trọng, việc ban hành các quy định pháp luật ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT khơng chỉ dựa trên quan điểm từ phía Nhà nước mà cần có sự thống nhất từ nhiều phía, nhất là từ phía các DN, CSKD trực tiếp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về ANTT để đi đến nhận thức toàn diện và đúng đắn mọi vấn đề.

3.1.3. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT hướng tới mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục đầu tư. điều kiện về ANTT hướng tới mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục đầu tư.

Cải cách thủ tục đầu tư là yêu cầu quan trọng, không chỉ hướng tới lợi ích của bản thân nhà đầu tư mà cịn liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Với mục tiêu khuyến khích, kêu gọi, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư vào nền kinh tế như ở nước ta hiện nay thì hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói riêng đều cần phải có những bước thay đổi, chuyển biến so với trước đây.

Trước hết cần phải xây dựng được hệ thống cơ sở pháp lý một cách công khai, minh bạch các quy định về thủ tục nhà đầu tư cần phải tiến hành. Các thủ tục cần đáp ứng các yêu cầu về việc đơn giản hóa, giúp các DN có thể tiếp cận, thực hiện một cách nhanh gọn, giảm thiểu các khâu trung gian, có hướng dẫn từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tránh việc trả hồ sơ nhiều lần do thiếu thủ tục, giấy tờ dẫn đến mất thời gian, gây tâm lý ức chế cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT cũng cần phải quy định rõ thẩm quyền của các cơ quan QLNN, vừa có sự phân cơng cơng việc rõ ràng giữa các cơ quan đồng thời có cơ chế phối hợp cụ thể trong phạm vi cùng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của mơ hình cơ chế "một cửa", với mục tiêu tiến tới xây dựng mơ hình “một cửa liên thơng” giữa các cơ quan có chức năng QLNN và các cấp chính quyền trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến điều kiện kinh doanh về ANTT. Đồng thời, cần xây dựng các quy định về thủ tục xử lý các vi phạm sau khi cấp phép của các CSKD, ngoài việc xử lý bên vi phạm cần làm rõ trách nhiệm của các bên liên liên quan, các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)