7. Kết cấu của luận văn:
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực thi pháp luật về ngành
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia
Trước những phương thức, thủ đoạn của các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về ANTT ngày càng tinh vi và yêu cầu của quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh có điều kiện về ANTT trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, địi hỏi các cán bộ, cơng chức cần tập trung lực lượng, phương tiện, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ mà cụ thể là công tác tuyên truyền, vận động quần chúng cùng tham gia nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý có như vậy cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm pháp luật mới hiệu quả.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh vai trò to lớn, vĩ đại của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là động lực của mọi cuộc cách mạng. Ngày nay xây dựng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì vai trị của quần chúng nhân dân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường như tham nhũng, bảo kê, tiếp tay... bảo vệ chủ quyền an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế...
Vì vậy, cần tuyên truyền vận động và hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm sốt; khơng tham gia, tiếp tay; phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, tố giác các loại tội
phạm có liên quan. Nội dung vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra, kiểm soát, trước hết là xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động thực hiện các quy ước xây dựng thơn xóm an tồn, văn minh, xây dựng đời sống văn hóa mới, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn. Mặt khác, để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mọi đối tượng hiểu và thực hiện đúng pháp luật, công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia phải được đặt lên hàng đầu và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan chức năng, trong đó có nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, kiểm tra, kiểm sốt các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và mỗi cán bộ, công chức.
Về phương pháp, phải đa dạng hóa các hình thức tun truyền, tận dụng mọi ưu thế sẵn có cũng như đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật tiến tiến, hiện đại phối hợp đồng bộ các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, các bản tin, tuyên truyền trực tiếp: trả lời, phỏn g vấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề, tổ chức Hội chợ, triển lãm trưng bày các tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, tờ rơi, gặp gỡ, trao đổi... và các loại hình khác: ấn phẩm chuyên ngành, hỏi đáp nghiệp vụ...