Nội dung phápluật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tíndụng bằng biện pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 25 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.2 PHÁPLUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍNDỤNG BẰNG

1.2.3 Nội dung phápluật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tíndụng bằng biện pháp

tuyên bố là đã chết, thì nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải do chính bên bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bảo lãnh chấm dứt. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khơng phải do chính bên bảo lãnh thực hiện thì bảo lãnh khơng chấm dứt. Người thừa kế của bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên bảo lãnh, trừ trường hợp từ chối nhận di sản. Người thừa kế đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh thì có các quyền của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh.

1.2.3 Nội dung pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảolãnh lãnh

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng được xác định là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm tiền lãi trên nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt, tiền lãi trên tiền trả chậm. Các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm được những nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là khi người bảo lãnh đã mất hoặc bảo lãnh đã chấm dứt hợp đồng, sau thời gian này các nghĩa vụ phát sinh sẽ không được bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh, việc bảo lãnh bảo đảm cho một nghĩa có thể bảo lãnh đối với tất cả các khoản nợ của con nợ hoặc chỉ bảo lãnh đối với một hoặc một số khoản nợ cụ thể, có thể bảo lãnh có giới hạn hoặc không giới hạn trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.

Điều kiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại Điều 907 Bộ luật Dân sự Campuchia, thì người bảo lãnh phải là người có năng lực và khả năng thanh tốn nợ. Khả năng thanh toán nợ là một yêu cầu bắt buộc đối với người bảo lãnh. Nhưng Bộ luật Dân sự Campuchia khơng quyđịnh cụ thể thế nào là “có khả năng thanh tốn nợ”, mà việc đánh giá khả năng này hoàn tồn phụ thuộc vào ý chí của người nhận bảo lãnh trên cơ sở năng lực tài chính của người bảo lãnh.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụng bắt đầu phát sinh. Trên thực tế, pháp luật của từng nước có những quy định rất khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng, tuỳ thuộc vào quan niệm của nhà làm luật coi hợp đồng tín dụng là hợp đồng thực tế hay hợp đồng thỏa thuận.

bản thân như bất động sản không áp dụng với bất động sản với sử dụng vào mục đích thương mại và có giá trị nhỏ. Ngoài điều kiện về năng lực hành vi của các chủ thể tham gia các giao dịch pháp luật Cộng hòa Pháp còn chú ý đến tài sản giao dịch để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Những điều kiện xác lập biện pháp bảo lãnh để người bảo lãnh có thể được bảo vệ một cách an tồn nhất khi có điều khơng may sẽ xảy ra.

Theo pháp luật Dân sự của Nhật Bản lại có quy định khác về xác lập biện pháp bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ các phương tiện để thực hiện nghĩa vụ. Nếu người bảo lãnh khơng có khả năng đáp ứng được đầy đủ điều kiện về hành vi dân sự và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc phải đáp án các điều kiện của người bảo lãnh như có uy tín, có tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ. Nếu người bảo lãnh không thực hiện được các điều kiện trên thì người cho vay có quyền u cầu phải có một người khác đủ điều kiện để thay thế người bảo lãnh. Như vậy pháp luật Dân sự cũng rất quý trọng đến năng lực thực thi nghĩa vụ cam kết của người bảo lãnh và cũng không quy định về việc người có quyền phải có nghĩa vụ thơng tin đối với người bảo lãnh. Pháp luật buộc người bảo lãnh phải biết về nghĩa vụ được bảo lãnh và những rủi ro có thể phát sinh khi xác lập bảo lãnh.

Theo pháp luật Dân sự Việt Nam thì đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc cơng việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Như chúng ta đã biết, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thơng qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất. Vì vậy, người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh. Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một cơng việc mà chỉ thơng qua việc thực hiện cơng việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thỏa mãn thì người nhận bảo lãnh phải thực hiện một công việc. Trong trường hợp này, người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện cơng việc đó. Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

(1) Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận bảo lãnh

Chủ thể duy nhất nhận bảo đảm ở trong giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở đây là NHTM. Trước đây, khi nước ta tồn tại chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước giữ độc quyền sở hữu hệ thống ngân hàng nên các ngân hàng thương mại thời điểm đó chưa xuất hiện. Cho đến khi Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính năm 1990 được ban hành thì ngân hàng thương mại bắt đầu được ghi nhận về mặt khuôn khổ pháp lý. Dấu hiệu rất dễ nhận biết của chủ thể này với các loại ngân hàng khác là mục đích lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng. “Về bản chất, NHTM là một loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù của NHTM thể hiện ở chỗ, đối tượng tác nghiệp là tiền tệ”. Nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động của NHTM thì có ngân hàng chun doanh và ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp.

Ở nước ta hiện nay các loại hình NHTM gồm có: “(1) NHTM nhà nước là NHTM do nhà nước thành lập, thuộc sở hữu của Nhà nước; (2) NHTM cổ phần làNHTM được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần; (3) Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài). Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam được tổ chức dưới hình thức cơng ty TNHH hai thành viên trở lên nhưng khơng q 05 thành viên, trong đó có một thành viên và người có liên quan khơng được sở hữu quá 50% vốn điều lệ” (Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-NHNN).

Với tư cách là một tổ chức tín dụng và hoạt động theo những điều kiện do pháp luật quy định, NHTM là một pháp nhân có đủ các điều kiện để nhận bảo đảm của các khách hàng vay vốn. Chủ thể này có bộ máy quản lý chặt chẽ, các cán bộ có nghiệp vụ được đào tạo và thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao hiệu suất làm việc. Trước khi cho khách hàng vay, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định hồ sơ và thẩm định, định giá tài sản bảo đảm… điều này sẽ hạn chế những sai sót và rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

“Bên nhận bảo đảm có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh tốn, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ” (Nghị định 163/2006/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3). Như vậy, tùy

từng loại hình bảo đảm mà NHTM sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, nếu ông A vay vốn tại ngân hàng X và biện pháp bảo đảm là “thế chấp bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Ngân hàng X có quyền: “(1) Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở, gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; (2) Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; (3) Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; (4) Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật; (5) Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ; (6) Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp có quy định khác; (7) Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này” (Bộ luật Dân sự, 2015, Điều 323). Đồng thời Ngân hàng X cũng sẽ có những nghĩa vụ chính như “(1) Trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp;

(2)Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật” (Bộ luật Dân sự, 2015, Điều 322). Ngồi những điều khoản chính về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, các bên có thể thỏa thuận những nội dung khác nếu không vi phạm những điều cấm của pháp luật, bởi giao dịch bảo đảm này là giao dịch dân sự.

(2) Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh

Bên được bảo lãnh có quyền từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng khơng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng và không phù hợp pháp luật. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng chống lại các u cầu khơng chính đáng của tổ chức tín dụng trong q trình thực hiện hợp đồng. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng chối yêu cầu của tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin không liên quan đến việc sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay của Bên được bảo lãnh.

Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay khơng có căn cứ hoặc vi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vốn ngân hàng của khách hàng,tránh những hành vi từ chối cho vay khơng có căn cứ của

tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, mặt trái của quy định này là đã xâm phạm một quyền rất quan trọng của chủ thể kinh doanh. Đó là quyền tự do kinh doanh. “Các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Khơng một tổ chức cá nhân” nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của tổ chức tín dụng

Nghĩa vụ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có hiệu quả: Đây vừa là nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đồng thời là điều kiện của khách hàng vay vốn. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo cho vốn vay được sử dụng hợp pháp và đảm bảokhả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng. Với nghĩa vụ này thì bên vay ln bị đặt trong tình trạng kiểm sốt của tổ chức tín dụng trong suốt thời gian sử dụng vốn. Nếu khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích hoặc sử dụng khơng có hiệu quả thì” tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay hoặc thu hồi nợ trước thời hạn.

Bên được Bảo lãnh phải có nghĩa vụ phối hợp với Bên bảo lãnh thực hiện công chứng/chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh. Thực hiện nghĩa vụ đúng hạn, đúng phương thức theo thỏa thuận trong Hợp đồng cấp tín dụng. Thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận với Bên nhận bảo lãnh mà không phụ thuộc vào việc Bên nhân bảo lãnh có yêu cầu Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thế chấp hay khơng.

Ngồi ra, Bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của bên được bảo lãnh nhằm thu hồi vốn của tổ chức tín dụng. Nếu bên đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của tổ chức tín dụng mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền, gây tác động nghiêm trọng cho nền kinh tế. Do vậy, để đảm bảo bên được bảo lãnh thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả nợ, pháp luật cho phép tổ chức tín dụng có nhiều quyền như: xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh, khởi kiện bên đi vay và người bảo lãnh.

(3) Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo lãnh

Theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Bên bảo lãnh sẽ có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài

sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc bảo lãnh này khác với bảo lãnh của ngân hàng cho đối tượng đi vay để đảm bảo họ sẽ hoàn trả nghĩa vụ tài sản cho bên nhận bảo lãnh. Ví dụ: Ơng Q nhờ ơng D dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ơng D để thế chấp cho hợp đồng tín dụng của ơng Q và Ngân hàng A. Khi đó, tài sản thế chấp không phải là tài sản của bên đivay mà là tài sản của bên thứ ba. Những trường hợp dùng tài sản của người thứ ba để thực hiện thế chấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người thứ ba nếu người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, các ngân hàng cần có nghiệp vụ tốt để thẩm định về tài sản cũng như tín nhiệm của người bảo lãnh để hạn chế rủi ro, bất trắc xảy ra khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng.

Bên bảo lãnh có quyền được khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp; Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; Được cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp với điều kiện phải thông báo cho Bên nhận bảo lãnh và phải được bên nhận bảo lãnh đồng ý bằng văn bản. Đồng thời phải thông báo cho bên thuê, bên mượn tài sản biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được thế chấp tại bên nhận thế chấp. Yêu cầu Bên nhận thế chấp bồi thường thiệt hại nếu giấy tờ về tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng.

Bên bảo lãnh phải có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin về tài sản thế chấp Giao bản chính các giấy tờ về tài sản thế chấp. Thực hiện công chứng /chứng thực hợp đồng thế chấp, đăng ký/xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh tài sản đang thế chấp hoặc sử dụng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ khác trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản; Chấp nhận sự kiểm tra theo định kỳ hoặc kiểm tra bất thường trong quá trình bảo quản, sử dụng tài sản. Phối hợp với Bên nhận bảo lãnh xử lý tài sản thế chấp và thanh tốn các chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w