6. Kết cấu của luận văn
2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUYĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT VỀ BẢOLÃNH THỰC
2.1.3 Trách nhiệm của bênbảo lãnh thực hiện hợp đồng tíndụng
Trách nhiệm của người bảo lãnh có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo để nghĩa vụ của bên bảo lãnh được thực hiện một cách có hiệu quả. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định một điều khoản riêng về xử lý tài sản của bên bảo lãnh, trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 được hướng dẫn thực hiện như sau:
i) Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật;
ii) Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của
mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh khơng giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật;
iii) Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh khơng có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh tốn nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý. Các quy định pháp luật trên đây được coi là căn cứ pháp lý tin cậy để bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện hiệu quả nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định này đã bị lược bỏ và thay vào đó là quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Điều 342 của Bộ luật này quy định: Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh tốn giá trị nghĩa vụ vi phạm vàbồi thường thiệt hại”. Có thể thấy rằng, các quy định về trách nhiệm dân sự của người bảo lãnh theo Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ đẩy bên nhận bảo lãnh vào vụ kiện “ yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Và khi đó, tính hiệu quả và “mục đích bảo đảm” của việc bảo lãnh là không đạt được.
Đối với trường hợp miễn nghĩa vụ bảo lãnh, Điều 368 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: (i) Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình, thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. (ii) Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh được miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Với nỗ lực về bổ sung và hoàn thiện pháp luật, Điều 341 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định toàn diện hơn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, cụ thể: “(1) Trường hợp bên bảo lãnh được thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh (2) Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ; (3) Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần
nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới cịn lại.
i-
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢPĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH