THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 45 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN

QUẢNG NINH

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình. Bộ luật Dân sự cũng đã khẳng định bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn theo khoản 1, Điều 366.

Về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, Theo Điều 373 Bộ luật Dân sự quy định 2015 Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần cịn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện...

Các văn bản điều chỉnh bảo lãnh trong lĩnh vực ngân hàng và các tài liệu nghiệp vụ về bảo lãnh ngân hàng đã không xác định thời hạn để bên nhận bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong đó chỉ đề cập đến việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Theo quy định của các văn bản hiện hành về lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, việc đề nghị bảo lãnh chỉ là quyền của bên được bảo lãnh, trong khi đó trên thực tế khi tham gia ký kết hợp đồng, bằng sựthỏa thuận tại hợp đồng chính bên nhận bảo

lãnh cũng hồn tồn có quyền đề nghị ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho các nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện.

Theo Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên pháp luật hiện nay khơng có quy định như thế nào là "khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ

Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Theo quy định của các văn bản hiện hành về lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, việc đề nghị bảo lãnh chỉ là quyền của bên được bảo lãnh, trong khi đó trên thực tế khi tham gia ký kết hợp đồng, bằng sự thỏa thuận tại hợp đồng chính bên nhận bảo lãnh cũng hồn tồn có quyền đề nghị ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho các nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện.

Về giao dịch bảo đảm quy định quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh "Bên bảo lãnh thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh khơng có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền u cầu bên nhận bảo lãnh hồn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh". Với quy định như vậy thì sẽ trùng việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, và bên nào thực hiện trước mà khơng thơng báo thì bên đó có lỗi và phải chịu trách nhiệm hồn trả lại.

Quy định tại Điều 47 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã quy định "trong trường hợp phải xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự thì các bên thỏa thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý, nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án. Một điều cần lưu ý là, khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bênbảo lãnh. Vì vậy, trong trường hợp bên bảo lãnh dùng tài sản của mình làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh không nhất thiết phải khởi kiện. Với thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh, có thể nhận thấy hệ thống pháp luật cịn thiếu các quy định cần thiết, chưa tương thích, thống nhất giữa luật chuyên ngành và luật

chung. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng pháp luật.

Theo Điều 415 theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thực hiện hợp đồng về lợi ích của người thứ ba là khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba khơng có quyền u cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Một số ưu điểm các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 về chế định bảo lãnh vẫn còn một số điểm hạn chế và chưa được quy định rõ ràng, nên có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho quá trình thực hiện. Cụ thể là:

Chế định bảo lãnh của Việt Nam đặc biệt có lợi cho bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn mà bên đi vay hay cịn gọi là bên được bảo lãnh thực hiện khơng đúng hoặc khơng thực hiện nghĩa vụ này, thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh và các bên có thể thỏa thuận về việc bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Như vậy, khi các bên khơng có thỏa thuận, thì khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hay thực hiện khơng đúng nghĩa vụ này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà không cần phải chứng minh với bên cịn lại việc bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc bên nhận bảo lãnh phải yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trước và việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ trước hết được tiến hành đối với tài sản của bên được bảo lãnh, sau đó nếu người được bảo lãnh khơng có tài sản thì mới có quyền u cầu người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Suycho cùng, thì bên bảo lãnh chỉ là người có nghĩa vụ thứ hai và chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người có nghĩa vụ chính khơng thực hiện.

Pháp luật khơng quy định việc bên bảo lãnh được viện dẫn tất cả những vi phạm về hình thức và nội dung mà bên được bảo lãnh có thể viện dẫn để không cần thực hiện nghĩa vụ đối với bên người nhận bảo lãnh, là một trong các quy định mấu chốt, thể hiện tính phụ thuộc của biện pháp bảo lãnh đối với nghĩa vụ được bảo lãnh. Bộ luật Dân sự hiện hành mới chỉ đề cập đến tình huống pháp lý là người bảo lãnh được viện dẫn việc bù trừ nghĩa vụ, trong khi thực tế vẫn còn các trường hợp khác nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo lãnh khơng có hiệu lực hoặc có sự nhầm lẫn.

dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau giữa các cơ quan áp dụng và thực thi pháp luật. Nhiều tổ chức tín dụng, các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, các tổ chức công chứng đều hiểu bảo lãnh là hình thức bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba khơng dùng tài sản đảm bảo, bảo lãnh đối nhân. Thực tế, quá trình xét xử nhiều vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng có biện pháp bảo đảm, nhiều Tòa án cho rằng, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba hoặc dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại vì cho rằng việc thế chấp và cầm cố tài sản của bên thứ ba thì phải gọi là hợp đồng bảo lãnh (hiểu theo cách tiếp cận của Bộ luật Dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng). Trong khi đó, kể cả trường hợp bên bảo lãnh có đưa tài sản của mình vào cầm cố, thế chấp cho nghĩa vụ bảo lãnh thì đó là hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba, chứ không phải là hợp đồng bảo lãnh.

Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh.

Là một trong những ngân hàng có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) đã góp phần vào sự phát triển của hệ thống tín dụng nước ta. Agribank được thành lập năm 1988 theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 23/06/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Hơn bamươi năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng đã ngày một lớn mạnh với chi nhánh phủ khắp toàn quốc với tổng tài sản năm 2019 đạt 1,45 triệu tỷ đồng, sản phẩm đa dạng đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn1. Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh từ khi được cấp phép hoạt động đến nay, chi nhánh đã góp phần giải quyết nhu cầu tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh xác định cơng tác tín dụng là một trong những cơng tác trọng tâm của mình với định hướng sàng lọc các đối tượng khác hàng, cơ cấu dư nợ tín dụng để đảm bảo tăng trưởng tín dụng được hiệu quả, ổn định, an toàn và hạn chế tối đa nợ xấu.

Như vậy, kiểm sốt rủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh. Tỷ lệ nợ xấu luôn là mối lo cho các ngân hàng, nếu kéo dài và tỷ lệ này tăng cao sẽ gây ra những tổn thất lớn đến sự phát triển của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, xã hội nói chung. Để hạn chế rủi ro, Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh ln kiểm sốt các khoản vay nợ và đặc biệt là biện pháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng.

Tình hình thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh

Trong năm 2020-2021, kinh tế tồn cầu đã trải qua năm khó khăn nhất trong lịch sử. Phần lớn do đại dịch Covid-19 gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lên tới 92,9% nền kinh tế rơi vào suy thối; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tại các quốc gia giảm sút, ngành du lịch, hàng khơng, dịch vụ giải trí và bán lẻ do các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, giãn cách xã hội. Các biện pháp phong tỏa, cách ly và giãn cách xã hội để chống dịch dù ngắn hay dài, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế đều làm thu hẹp tổng cung cầu. Đặc biệt, các biện pháp chống đỡ đại dịch Covid- 19 cắt giảm lãi suất tiền tệ ở phần lớn các quốc gia, gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính - tiền tệ thơng qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD. Việt Nam năm 2020 nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào về khả năng tự chủ, tự cường,tự giác thành công trong kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19; hiệu quả và linh hoạt trong hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động tham gia các hiệp địnhthương mại song phương và đa phương, khai thác các cơ hội từ sự dịch chuyển và tái định vị các các chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế, thúc đẩy tái cơ cấu về tổ chức và cơng nghệ, chuyển đổi mơ hình chuyển đổi số, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu; hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững. Tuy do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) vẫn tăng khá ổn định 2,91% so với năm 2019, mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng vẫn thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới trong tình hình nền kinh tế tồn cầu đang giảm nhiều (- 4,4%). Đặc biệt, bất chấp sự ách tắc trong thương mại quốc tế do COVID-19, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức cao, xuất siêu kỷ lục năm 2020 (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp. Tất cả các ngành kinh tế đều nỗ lực vượt qua khó khăn để góp phần vào thành cơng chung của cả nền kinh tế Việt Nam.

Hòa chung với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của đất nước. Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh, lợi nhuận các năm đạt ở mức tốt (2020: 184 tỷ và năm 2021 đạt 195 tỷ). Hoạt động tạo ra lợi nhuận chính chiếm trên 70% hoạt động chi nhánh là cấp tín dụng được triển khai đến các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu vay vốn với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Số lượng hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo lãnh từ năm 2017-2021

ĐVT: Hợp đồng

Loại hợp đồng 2017 2018 Năm2019 2020 2021

Hợp đồng bảo lãnh 180 255 295 320 270

(Trích nguồn: Phịng kế hoạch nguồn vốn Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh 2017-2021)

Tính đến tháng 12/2021, Ngân hàng ký 500 Hợp đồng tín dụng với khách hàng và có 270 hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đang triển khai. Trong số lượng HĐTD tại Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh số lượng hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các hợp đồng bảo đảm vay vốn Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh. Một hợp đồng tíndụng có thể có nhiều hợp đồng thế chấp kèm theo điều này góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng.

Để bảo đảm cơng tác thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh đòi hỏi bộ máy nhân sự của chi nhánh phải am hiểu và chuyên sâu về nghiệp vụ, có năng lực trình độ. Bộ máy nhân sự nói chung được đào tạo bài bản đặc biệt đội ngũ cán bộ nhân sự phụ trách cơng tác tín dụng, trực tiếp thẩm định hồ sơ tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm đặc biệt đối với các khoản bảo lãnh. Những năm gần đây, từ năm 2017 đến nay, tình hình nhân sự của Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh khơng có nhiều biến động. Ở ngân hàng bộ phận tín dụng được chia thành 2 nhóm phụ trách 2 đối tượng khác nhau: Doanh nghiệp và Cá nhân. Khối lượng cơng việc của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhiều nên cơ cấu nhân sự bên khối này nhiều người hơn khối hàng cá nhân. Trình độ cán bộ 100% từ trình độ đại học trở lên. Những điều kiện thuận lợi về nhân sự góp phần cho Ngân hàng thực hiện hiệu quả hơn cơng tác cấp tín dụng được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh nói riêng, thẩm định tín dụng, tăng lợi nhuận cũng như hạn chế tối đa các rủi ro của ngân hàng nói chung. Hầu hết các cán bộ tín dụng đều tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính ngân hàng, đảm bảo đúng chuyên môn khi giao công việc. Hàng năm để nâng cao trình độ, bồi dưỡng nhân sự tại Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh đều tổ chức định kỳ các buổi tập huấn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, văn bản pháp luật mới để các cán bộ nắm vững được cơng việc và cập nhật với tình huống mới cả về lý luận và thực tiễn.

Hệ thống NHNNo là hệ thống ngân hàng lớn tại Việt Nam. Về cơ bản quy trình thực hiện các thủ tục bảo đảm cấp tín dụng bằng biện pháp bảo đều được chuẩn hóa chung trong tồn bộ hệ thống. Quy trình xử lý tài sản đảm bảo bảo lãnh ở Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh được thực hiện theo Quy định số 2929/QĐ-NHNo-TD của Tổng Giám đốc Agribank ban hành ngày 31/12/2021. Trong văn bản riêng áp dụng cho toàn hệ thống NHNNo đã quy định rõ ràng về các biện pháp bảo đảm: cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp, bộ hồ sơ bảo đảm, giữ, bán thay thế, rút bớt tài sản bảo đảm, đăng ký quản

lý và khai thác thông tin tài sản bảo đảm. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, tài sảnhình thành trong tương lai, xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị tuyên bố phá sản….

Trong Quyết định cũng nêu rõ thẩm quyền quyết định xử lý tài sản: Chi nhánh nơi cấp tín dụng thì được xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng thuộc phân cấp quyết định tín dụng của chi nhánh; các tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng thuộc quyền quyết định tín dụng của Giám đốc Agribank chi nhánh cấp trên, Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên, nếu số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm đủ thu hồi nợ gốc, lãi,

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w