Về đối tượng vay vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 63)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP

3.3.1 Về đối tượng vay vốn

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các ngân hàng là vô cùng gay gắt trong đó có sự cạnh tranh về khách hàng. Nhằm đảm bảo cho các ngân hàng không bị mất các khách hàng tiềm năng thì quy định về các đối tượng khơng được cho vay các tổ chức tín dụng cần sửa đổi theo hướng cầm cho vay với điều kiện ưu đãi. Theo đó các đối tượng trên vẫn được phép vay nhưng trong một giới hạn nhất định và ln phải có tài sản bảo đảm lớn hơn số tiền vay. Quy định như trên vẫn đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động cho vay và cũng không làm mất những khách hàng tiềm năng của các tổ chức tín dụng

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng địi hỏi quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, quyền tự do định đoạt tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và hạn chế mức thấp nhất sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Quy định trên của Nhà nước ta một mặt giải quyết được nhu cầu về vốn cho các dự án trọng điểm, dự án lớn nhưng mặt khác lại làm mất đi quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tự do lựa chọn khách hàng và hơn nữa, hậu quả của quy định trên đã để lại một số nợ khổng lồ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh khó có khả năng thu hồi. Việt Nam hiện nay đã thành lập ngân hàng chính sách hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nên những trường hợp cho vay theo chỉ định của Chính phủ chỉ nên áp dụng đối các ngân hàng chính sách là phù hợp hơn cả.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh - Thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tây Quảng Ninh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w