6. Kết cấu của luận văn
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
3.2.2 Hoàn thiện phápluật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tíndụng bằng biện pháp
bảo lãnh, nguyên lý của trái quyền
Trái quyền là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái, thực hiện một việc Trong ngôn ngữ thơng dụng, trái quyền cịn được gọi là quyền đòi nợ. Về mặt cấu trúc kỹ thuật, trái quyền được hình thành từ ba yếu tố: trái chủ, thụ trái và đối tượng. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hoàn hảo, nhất thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái , chứ một mình trái chủ vào vai thì khơng đủ. Cũng như đối với vật quyền, trong khoa họcpháp lý , có nhiều cách phân loại trái quyền. Với cách phổ biến nhất thường người ta chia thành các trái quyền có đối tượng là làm hoặc khơng làm một việc và trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền.
Trong nghiệp vụ mua bán vật cùng loại với một số lượng nào đó, người mua muốn nhận được tài sản, thì cần có sự hợp tác của người bán, thể hiện qua việc người bán tiến hành cá thể hoá đối tượng mua bán bằng cách tách đối tượng này ra khỏi khối các vật cùng loại, rồi đóng gói để sẵn sàng giao cho người mua. về chế độ pháp lý. Các quy tắc chi phối quan hệ ấy đặc trưng bằng việc chỉ định hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa hai bên. Để quan hệ trái quyền vận hành sn sẻ , sự hợp tác tích cực của trái chủ và thụ trái là điều kiện cần thiết.
Theo pháp luật một số quốc gia có nền tảng lâu đời về dân luật, lý thuyết về vật quyền và trái quyền được quy định khá mạch lạc và nó chính là nền tảng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng cũng như việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, trái quyền được hiểu là hành vi của một người có năng lực pháp luật làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định. Luật Trái quyền của Cộng hịa Liên bang Đức chia làm hai phần chính:
Những quy định chung áp dụng cho các quan hệ trái vụ khác ở phần sau. Tiếp là những quy định riêng chỉ quy định những gì tính chất đặc thù của nó mà khác với những quy định ở phần chung. Có thể nói, trong tư duy và phương thức lập pháp nói chung, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là mối quan hệ pháp lý được thiết lập giữa một bên là người cam kết bảo đảm và bên kia là người thụ hưởng biện pháp bảo đảm. Đó là một quan hệ nghĩa vụ đích thực ở một góc nhìn khác của pháp luật Latinh , có tác dụng tạo ra một trái quyền mà người thụ hưởng biện pháp bảo đảm được phép thực hiện chống lại người cam kết bảo đảm.
Tính chất đối nhân của quan hệ bảo đảm nghĩa vụ được ghi nhận cả trong trường hợp biện pháp bảo đảm được xác lập trên các tài sản đặc định, gọi là thế chấp hoặc cầm cố. Chủ nợ có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp được thừa nhận có quyền ưu tiên được thanh tốn nợ. Tuy nhiên tính chất ưu tiên của của quyền khơng được làm rõ trong mối quan hệ với người cầm cố , thế chấp, người mà theo giả thiết là chủ sở hữu tài sản. Riêng trong trường hợp bảo đảm bằng thế chấp tài sản, thì đểthực hiện quyền ưu tiên đó, chủ nợ cần có sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản. Một khi nợ được bảo đảm khơng được trả , thì chủ nợ nhận thế chấp phải làm động tác yêu cầu chủ sở hữu giao tài sản cho mình xử lý. Nếu chủ sở hữu không chịu giao , mà điều này lại thường xảy trong thực tiễn , thì chủ nợ chỉ còn mỗi cách ứng xử phù hợp với pháp luật là gõ cửa Toà án để yêu cầu cưỡng chế theo thủ tục chung về tố tụng dân sự, chứ khơng có cách nào khác. Trong trường hợp bảo đảm nghĩa vụ bằng cầm cố tài sản , thì pháp luật thừa nhận cho chủ nợ nhận cầm cố một số quyền có thể khiến người ta liên tưởng đến người có vật quyền trong Luật Latinh.
3.2.3 Hoàn thiện pháp luật hợp đồng tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tài chính của các tổ chức tín dụng và khách hàng của họ, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Ở Việt Nam khi mà thị trường chứng khốn cịn trong giai đoạn đầu của q trình phát triển thì tín dụng ngân hàng vẫn là một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhằm giải phóng mộ tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng nhằm giải phóng mọi tiềm năng sẵn có về nguồn lực tài chính của các tổ chức tín dụng, sao cho nguồn tài chính này được khai thác tối đa để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng bất động hóa làm tiền nhàn rỗi trong xã hội. Để làm được điều
này, pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng cần có những quy định tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng thơng qua các cơng cụ thích hợp như: lãi suất huy động , mở rộng mạng lưới… Đồng thời pháp luật cần có những quy định theo hướng thơng thống tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận vốn ngân hàng. Đạt được mục tiêu này, tình trạng đóng băng của các dịng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được giải tỏa, sử dụng có hiệu quả trong nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện phápbảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng an tồn, hiệu quả bảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng an toàn, hiệu quả
Trong thời gian qua, trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng đã có những thay đổi tích cực trong chiến lược khách hàng từ thu hút doanh nghiệp nhà nước sang chiến lược phát triển quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. Do vậy, tỷ trọng các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản ngày càng tăng. Từng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã chủ động lựa chọn các hình thức bảo đảm phù hợp đối với từng khách hàng, việc lựa chọn dựa trên cơ sở khả năng tài chính, uy tín và hiệu quả dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn của khách hàng. Thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định về an tồn trong hoạt động.
Thực hiện hợp đồng tín dụng trong hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành trong các khoảng thời gian khác nhau. Bởi vậy, khó tránh khỏi tình trạng khơng đồng bộ, chồng chéo hoặc có cách hiểu, nhận thức và hành động khác nhau.
Để đảm bảo bình ổn kinh tế vĩ mơ, thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, bảo đảm hoạt động tín dụng ngân hàng an tồn, hiệu quả, trong những năm tới. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần phải tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Các hoạt động tín dụng cần ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực nông nghiệp , nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất, chế biến các phụ phẩm
nông nghiệp cũng nằm trong đối tượng thụ hưởng chính sách. Nới dần hạn mức cho vay không cần tài sản bảo đảm, mở rộng đối tượng tham gia như các hợp tác xã, tổ hợp tác chỉ cần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là có thể được cấp tín dụng ngân hàng mà khơng cần ngay tại địa bàn nông thôn.
Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cần phải nghiêm túc tuân thủ triệt để quy định về việc ký phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay khi tài sản bảo đảmđược hình thành. Vì thực tế, từ dự án trên giấy đến tài sản hình thành trong thực tế là có sự khác biệt rất lớn. Danh mục chi tiết tài sản trên dự án đến hồ sơ thực hiện (hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ xuất nhập khẩu...) và tài sản được hình thành trên thực tế là hồn tồn khác nhau. Đơi khi, danh mục tài sản ban đầu theo dõi chỉ là kê những chi tiết phụ tùng đơn lẻ, nhưng thực tế lại là một dây chuyền đồng bộ hoặc có thể nó khơng mơ tả đầy đủ , đúng khớp chi tiết tài sản, như về số series, model. .. Chính sự khơng tn thủ, khơng làm tốt việc ký phụ lục hợp đồng để mơ tả lại chính xác , đúng khớp tài sản hình thành trong thực tế, sẽ dễ dàng tạo ra khả năng bị rủi ro rất lớn, xảy ra tranh chấp về tài sản giữa các bên sau này. Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng là phải có các biện pháp bảo đảm đi kèm, nhằm khắc phục những quy định chưa rõ ràng của chế định pháp luật pháp luật về bảo lãnh, các bên cần có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn biện pháp bảo lãnh sao cho hiệu quả và phát huy được tính tích cực của biện pháp bảo đảm này.
3.2.5 Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện phápbảo lãnh cần xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo lãnh cần xuất phát từ việc nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp
Thực tiễn quá trình thực hiện pháp luật cho thấy, một số quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự hiện hành chưa theo kịp được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, chưa tạo lập hành lang pháp lý an toàn để chủ sở hữu khai thác tối đa giá trị kinh tế của tài sản bảo đảm. Thực tiễn cho thấy, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ được bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, tính tự nguyện của bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản), sự phụ thuộc đó thể hiện từ việc xác định phương thức xử lý tài sản bảo đảm, giá bán tài sản bảo đảm, thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua, người trúng đấu giá tài sản bảo đảm.. Điều này dẫn
đến hệ quả là việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn và khó có khả năng hiện thực hóa các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Mặt khác, nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễnvẫn chưa được giải quyết triệt để, do vậy, để có thể xử lý được tài sản bảo đảm và thu hồi nợ, thì bên nhận bảo đảm thường phải lựa chọn con đường tố tụng. Kết quả tổng kết thực tiễn cho thấy, việc xử lý tài sản bảo đảm theo con đường tố tụng mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp, qua nhiều cấp xét xử với nhiều quy trình tố tụng... đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của bên nhận bảo đảm. Trong nhiều vụ việc, tuy bên nhận bảo đảm thắng kiện, nhưng vẫn khơng đảm bảo chắc chắn có thể xử lý được tài sản bảo đảm trên thực tế. Một trong những yêu cầu đặt ra là cần phải thể hiện rõ những vấn đề có tính ngun lý xun suốt để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm bằng tài sản là được quyền theo đuổi tài sản bảo đảm cho dù tài sản đó đã được bên bảo đảm bán, tặng cho chủ thể khác.
Chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được kỳ vọng là sẽ đặt nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm Việt Nam theo hướng hiện đại nhằm khuyến khích hoạt động tài trợ vốn có bảo đảm, đáp ứng nhu cầu khơi thơng nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, khi xem xét trên hai phương diện là (i) mức độ đáp ứng yêu cầu thực tiễn và
(ii) mức độ phù hợp với thơng lệ quốc tế, có thể thấy, chế định này cịn chứa đựng nhiều hạn chế cần khắc phục. Phạm vi chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 bao trùm cả các biện pháp bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản, quyền được thanh toán trước) và biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh). Chế định cũng điều chỉnh cả các biện pháp bảo đảm được xác lập trên cơ sở thỏa thuận và biện pháp bảo đảm phát sinh do luật định (không dựa trên thỏa thuận của các bên) như cầm giữ tài sản, quyền được thanh toán trước. Với phạm vi như vậy, khó có thể thiết kế chế định các biện pháp bảo đảm phù hợp với đặc điểm của từng loại biện pháp bảo đảm.
“Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân, bên nhận bảo lãnh không xác lập một vật quyền nào trên tài sản cụ thể của bên bảo lãnh, do đó, khơng đặt ra vấn đề xử lý tài sản của bên bảo lãnh hay thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận bảo đảm bằng tài sản. Việc đưa các biện pháp bảo đảm bằng tài sản và biện pháp bảo đảm đối nhân (bảo lãnh) vào cùng một chế định là không hợp lý, vì nhiều quy địnhđặc thù của biện pháp bảo đảm bằng tài sản không áp dụng cho bảo lãnh. Khi xếp biện pháp bảo lãnh vào chế
định này, có thể dẫn đến cách hiểu khơng đúng về bản chất của bảo lãnh, cho rằng, bảo lãnh cũng xác lập một quyền của bên nhận bảo lãnh trên tài sản của bên bảo lãnh và do đó, bên nhận bảo lãnh cũng có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh và hưởng thứ tự ưu tiên. Trong trường hợp bên bảo lãnh cũng đưa tài sản của mình ra làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì giao dịch này cần” phải được hướng dẫn rõ là sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về cầm cố, thế chấp.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢPĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH
3.3.1 Về đối tượng vay vốn
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các ngân hàng là vơ cùng gay gắt trong đó có sự cạnh tranh về khách hàng. Nhằm đảm bảo cho các ngân hàng khơng bị mất các khách hàng tiềm năng thì quy định về các đối tượng không được cho vay các tổ chức tín dụng cần sửa đổi theo hướng cầm cho vay với điều kiện ưu đãi. Theo đó các đối tượng trên vẫn được phép vay nhưng trong một giới hạn nhất định và ln phải có tài sản bảo đảm lớn hơn số tiền vay. Quy định như trên vẫn đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động cho vay và cũng không làm mất những khách hàng tiềm năng của các tổ chức tín dụng
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng địi hỏi quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, quyền tự do định đoạt tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và hạn chế mức thấp nhất sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Quy định trên của Nhà nước ta một mặt giải quyết được nhu cầu về vốn cho các dự án trọng điểm, dự án lớn nhưng mặt khác lại làm mất đi quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng, tự do lựa chọn khách hàng và hơn nữa, hậu quả của quy định trên đã để lại một số nợ khổng lồ