2.1. Thực trạng pháp luật về đấu thầu qua mạng của Việt Nam
2.1.2. Nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về đấu thầu qua mạng
a) Về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Theo Luật Đấu thầu 2013, phạm vi áp dụng đấu thầu được triển khai trên 05 lĩnh vực (dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp và gói thầu hỗn hợp) với 08 hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng và trường hợp đặc biệt) theo 04 phương thức lựa chọn nhà thầu (một
giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ).
- Về 05 lĩnh vực lựa chọn nhà thầu:
Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, HSMT, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, HSDT, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm tốn, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.
Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.
Xây lắp bao gồm những cơng việc thuộc q trình xây dựng và lắp đặt cơng trình, hạng mục cơng trình.
Mua sắm hàng hóa là q trình mua bán máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
- Về 08 hình thức lựa chọn nhà thầu (Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013): trong đó có hình thức Chỉ định thầu không áp dụng trong đấu thầu qua mạng
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu khơng hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án.
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ
thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. CĐT quyết định danh sách các nhà thầu được tham dự trên cơ sở đánh giá năng lực, kinh nghiệm và nhà thầu có nhu cầu tham dự thầu. Ưu điểm của hình thức này là BMT tiết kiệm được thời gian và chi phí; tuy nhiên do giới hạn phạm vi lựa chọn nên hình thức này khơng tạo ra mơi trường cạnh tranh lớn nhất giữa các nhà thầu, vì thế có thể giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu.
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự tốn mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Nhà thầu đã trúng thầu (thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế) và đã ký hợp đồng trước đó được lựa chọn thơng qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung, tính chất tương tự. Đơn giá của các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
Chào hàng cạnh tranh là hình thức được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trọng hạn
mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Gói thầu dịch vụ tư vấn thơng dụng, đơn giản; Gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; Gói thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi cơng được phê duyệt.
Tự thực hiện là hình thức được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm
trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm đáp ứng u cầu của gói thầu.
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng rộng rãi đối với các gói
thầu có điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác. Với hình thức này, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu.
Tham gia thực hiện cộng đồng là hình thức mà theo đó cộng đồng dân cư, tổ, nhóm
gói thầu đó trong các trường hợp: gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; gói thầu quy mơ nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
b) Kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu là bản kế hoạch được thực hiện theo quy định điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/qh13, kế hoạch lựa chọn nhà thầu là căn cứ để lựa chọn nhà thầu và phê duyệt dự án Điều 33.
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu Đấu thầu được coi là quá trình lựa chọn nhà thầu để thỏa thuận, ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ, tư vấn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn,…; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết hợp đồng và thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư.
Dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh công khai, công bằng và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Quy định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xây dựng và xác lập trên ba nguyên tắc chính:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được lập cho toàn bộ dự án. Trường hợp chưa đủ điều kiện trên, cần tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần ghi rõ số lượng các gói thầu và nội dung của từng gói.
- Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm cần căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ của dự án, phù hợp với quy mô dự án.
Hiện nay, quy trình lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được hướng dẫn chi tiết tại Thơng tư số 04/2017/TT-BKHĐT, theo đó phạm vi áp dụng ĐTQM bao gồm các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tại địa chỉ
http://muasamcong.mpi.gov.vn hiện nay cũng chỉ hỗ trợ quá trình lựa chọn nhà thầu qua
mạng đối với những gói thầu này.
+ Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng bao gồm 05 bước, quy định tại Điều 88 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:
Bước 1: Bên mời thầu, nhà thầu tiến hành đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Khi đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, BMT, nhà thầu đăng ký sử dụng chứng thư số với cơ quan vận hành hệ thống để có thể đăng nhập trên Hệ thống và tiến hành tham dự thầu các gói thầu điện tử, cũng như đủ tư cách để tham dự thầu các gói thầu đấu thầu trực tiếp. Chứng thư số cung cấp cho nhà thầu có thể được xem như chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu của cơng ty đó.
Chứng thư số sử dụng trong Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là chứng thư số do Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cấp. Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số do Cục Quản lý đấu thầu cấp là 01 năm kể từ ngày được cấp, người sử dụng có trách nhiệm gia hạn chứng thư số trước thời điểm hết hạn 30 ngày.
Riêng đối với nhà thầu, khác với việc đăng ký tư cách BMT được thực hiện miễn phí; nhà thầu khi đăng ký tham gia Hệ thống phải thanh tốn chi phí tham gia theo quy định. Chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (nộp một lần khi đăng ký) và chi phí duy trì tên và dữ liệu của nhà thầu trên Hệ thống (nộp vào Quý I hàng năm, trừ năm thực hiện đăng ký).
Bước 2: Mời thầu
Bên mời thầu điền thông tin E-TBMT và lập E-HSMT trên hệ thống. E-HSMT bao gồm 3 phần (Các nội dung cố định, có sẵn trên hệ thống như Chỉ dẫn nhà thầu, Biểu mẫu dự thầu; Các biểu mẫu mời thầu được số hóa dưới dạng webform; Các file đính kèm).
miễn phí E-HSMT qua mạng mà không phải đợi sau 03 ngày làm việc như đối với đấu thầu truyền thống.
Tại bước này BMT sẽ nhận được một cặp khóa bí mật do Hệ thống tự sinh về máy. Lưu ý nếu đã nhập E-TBMT mà chưa đăng tải trên hệ thống thì khơng có nhà thầu nào có thể tiếp cận được thơng báo của BMT. Chỉ khi đăng tải thành công mọi người mới đọc được và lúc này E-TBMT chính thức có giá trị pháp lý. Trường hợp có sự sai khác giữa văn bản điện tử đính kèm và nội dung điền trong mẫu thì văn bản điện tử đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.
Bước 3: Dự thầu.
Nhà thầu có tiếp cận thơng tin các gói thầu thơng qua việc truy cập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bằng bất cứ trình duyệt phổ biến nào (Internet explorer, Firefox, Chrome…) hoặc phần mềm muasamcong trên thiết bị di động. Tại đây, nhà thầu sử dụng chức năng tìm kiếm theo bộ lọc để tra cứu thơng tin các gói thầu (theo số E-TBMT, theo thời gian, lĩnh vực, tỉnh, thành phố). Khi tìm kiếm được gói thầu phù hợp, nhà thầu thực hiện tham dự ĐTQM đối với gói thầu đã lựa chọn.
Nhà thầu có thể xem các thơng tin chi tiết của gói thầu bao gồm E-HSMT khi truy cập vào E-TBMT. Nhà thầu phải chú ý thời gian nhận E-HSDT trong E-HSMT và đồng hồ của hệ thống để đảm bảo nộp E-HSDT trước thời điểm đóng thầu.
E-HSDT bao gồm 02 phần (phần khai thông tin theo biểu mẫu dưới dạng webform và các file đính kèm). Nhà thầu nhập các trường thông tin trong đơn dự thầu và các biểu mẫu dưới dạng webform như Hệ thống u cầu. Sau đó đính kèm các file HSDT (bao gồm Scan bảo lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh và các thành phần khác theo yêu cầu của E-HSMT). Đối với thông tin chứng minh về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm nhà thầu chỉ cần kê khai trên hệ thống mà khơng cần đính kèm các file hợp đồng tương tự, báo cáo tài chính. Nhà thầu khi tiến hành nộp E-HSDT phải thanh tốn chi phí nộp E-HSDT cho Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Cục quản lý đấu thầu quốc gia).
Sau khi nhà thầu đã tiến hành nộp E-HSDT, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sẽ phản hồi cho nhà thầu là đã nộp hồ sơ thành công hay không thành công, đồng thời
ghi lại thời điểm, trạng thái nộp trên Hệ thống làm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có). Nhà thầu thực hiện nộp bảo lãnh dự thầu thơng qua ngân hàng có kết nối đến.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trường hợp rút E-HSDT, nhà thầu thông báo đến BMT và ngân hàng thực hiện bảo lãnh (nếu có) trước thời điểm đóng thầu. Đối với ngân hàng chưa có kết nối đến Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSDT qua mạng mà không phải nộp bản gốc.
Bước 4: Mở thầu.
Trong vịng 02 giờ sau thời điểm đóng thầu, BMT tiến hành mở thầu bằng cách dùng khóa bí mật được cấp ở bước phát hành E-HSMT và hoàn thành công khai biên bản mở thầu trên hệ thống. Khóa bí mật rất quan trọng nên BMT phải lưu lại khóa này và khơng được làm mất, nếu khơng sẽ khơng thể tiến hành mở thầu.
Về phía nhà thầu, cũng trong vịng 02 giờ sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu theo dõi kết quả mở thầu trên hệ thống. Để tìm kiếm kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu nhập số E- TBMT hoặc tên cơ quan bên mời thầu để tìm kiếm. Khi thấy trạng thái thơng báo hồn thành đánh giá E-HSDT, nhà thầu nhấn vào để biết tên nhà thầu trúng thầu
Bước 5: Chấm thầu và thông báo kết quả đấu thầu
Quá trình đánh giá E-HSDT, thương thảo hợp đồng và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo cách truyền thống. Điểm khác biệt là các thành viên Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định xem xét E-HSDT trên bản mềm do các nhà thầu nộp trên Hệ thống. Tại bước thương thảo hợp đồng, nhà thầu phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Trường hợp phát hiện nhà thầu kê khai khơng trung thực thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận và sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm. Kết quả lựa chọn nhà thầu được bên mời thầu đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Trên đây là quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng mang tính khái quát chung, áp dụng cho mọi gói thầu. Tùy theo từng lĩnh vực, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu mà mỗi gói thầu sẽ có u cầu về quy trình thực hiện và thành phần hồ sơ riêng. Quy trình lựa chọn chi tiết của các gói thầu thuộc phạm vi áp dụng đấu thầu qua mạng hiện nay được quy định tại Chương II Thơng tư số 04/2017/TT-BKHĐT; bao gồm 02 quy trình lớn:
- Quy trình 1: Lựa chọn nhà thầu qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; bao gồm 02 quy trình nhỏ:
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp được tổ chức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh theo quy trình thơng thường.
+ Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn.
- Quy trình 2: Lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
c) Phương thức lựa chọn nhà thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ thầu
Theo quy định tại Mục 2 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013 có 04 phương thức đấu thầu khác nhau như sau:
+ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Với phương thức này, các nhà thầu nộp
đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong cùng một túi hồ sơ. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ HSDT/hồ sơ đề xuất. Phương thức này được áp dụng trong các