Các chỉ số xếp hạng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 48 - 54)

2.3. Thực trạng về hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

2.3.4. Các chỉ số xếp hạng

Phương pháp XHTD DN được áp dụng tại CIC dựa trên hai phương pháp xếp hạng và phương pháp so sánh. Nguồn số liệu để phân tích chủ yếu nằm trong bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ tại ngân hàng và một số thơng tin phi tài chính khác.

Một là, các chỉ số tài chính. Thơng qua phân tích các chỉ tiêu tài chính, người

đánh giá cĩ thể xác định tình hình tài chính của DN ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời, các chỉ tiêu tài chính cũng tạo điều kiện cho việc so sánh khả năng của DN giữa các thời kỳ và so sánh với các DN khác hay giá trị trung bình của ngành.

Các chỉ số tài chính bao gồm bốn nhĩm (thể hiện cụ thể ở Bảng 2.2- Bảng chỉ số tài chính áp dụng tại CIC).

- Nhĩm 1: các chỉ tiêu thanh khoản; - Nhĩm 2: các chỉ tiêu hoạt động; - Nhĩm 3: các chỉ tiêu về cân nợ;

- Nhĩm 4: các chỉ tiêu về thu nhập.

Bảng 2.2: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng tại CIC

STT Chỉ số Đơn vị

tính Nội dung

Chỉ tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh tốn ngắn hạn Lần = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

2 Khả năng thanh tốn nhanh Lần = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn

kho bình quân)/Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu hoạt động

3 Vịng quay hàng tồn kho Vịng = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho

bình quân

4 Kỳ thu tiền bình quân Ngày = (Giá trị các khoản phải thu bình

quân / Doanh thu thuần) * 365

5 Hiệu quả sử dụng tài sản Lần = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

cĩ bình quân

Chỉ tiêu cân nợ

6 Nợ phải trả / Tổng tài sản % = (Nợ phải trả /Tổng tài sản

bình quân)*100%

7 Nợ phải trả /Nguồn vốn chủ sở

hữu %

= (Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu)*100

8 Nợ khơng đủ tiêu chuẩn/ Tổng

dư nợ Ngân hàng NH %

= (Nợ khơng đủ tiêu chuẩn/Tổng dư nợ ngân hàng)*100%

Chỉ tiêu lợi nhuận

9 Tổng lợi nhuận sau thuế

/Doanh thu %

= (Tổng lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần)*100%

10 Tổng lợi nhuận sau thuế /Tổng

tài sản cĩ %

= (Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản cĩ)*100%

/NVCSH NVCSH)*100%

(Nguồn: Trung tâm Thơng tin Tín dụng- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)

Nhĩm 1: Các chỉ tiêu thanh khoản

Các chỉ tiêu thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của DN. Cĩ hai tỷ số thanh khoản quan trọng là tỷ số khả năng thanh tốn ngắn hạn và khả năng thanh tốn nhanh. Đây là một cách để xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp cho DN vay để tài trợ vốn lưu động. Chỉ số này cho ta thấy mối liên hệ giữa tài sản cĩ ngắn hạn đối với tài sản nợ ngắn hạn trong cố gắng để chỉ ra sự an tồn của những nhà tài trợ ngắn hạn. Cĩ thể đưa ra các nhận định sơ bộ về các giá trị của tỷ số này như sau:

- Tỷ lệ này lớn hơn 1 cho biết một DN cĩ đủ tài sản lưu động để đáp ứng những nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Trên quan điểm của những người cho vay, tỷ lệ này càng lớn thì khả năng an tồn của nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn càng cao.

- Tỷ lệ 2:1 là tỷ lệ tương đối tốt cho hầu hết các DN vì tỷ lệ này cho biết tài sản cĩ ngắn hạn đáp ứng ngay được các khoản nợ ngắn hạn và cịn cho phép DN tiếp tục sử dụng tài sản cĩ để kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của tỷ lệ này, nĩ đánh giá DN tại thời điểm hiện tại (tức thời) mà khơng tính đến tương lai, trong khi các nhà cho vay thường hướng tới tương lai DN.

- Tỷ lệ nhỏ hơn 1 cho biết tài sản cĩ ngắn hạn khơng đủ để thanh tốn ngay các khoản nợ ngắn hạn, nĩ cho biết DN đang gặp khĩ khăn trong lĩnh vực thanh tốn. Đối với nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thì đây là dấu hiệu khơng tốt ảnh hưởng đến độ an tồn của các khoản cho vay.

Tuy nhiên sự cấu thành và chất lượng của tài sản lưu động là một nhân tố quan trọng trong phân tích tính thanh khoản của DN. Trên một khía cạnh khác, nếu tỷ lệ này cao thì cũng cĩ thể xảy ra trường hợp hoặc là quỹ tiền mặt tồn đọng nhiều, hoặc mức độ hàng tồn kho đã trở nên quá tải so với nhu cầu và việc quản lý tín dụng kém dẫn tới các khoản phải thu lớn. Hơn nữa, DN cĩ thể khơng tận dụng tốt khoản tiền đã đi vay.

Giá trị chỉ tiêu này ở trong khoảng từ 1 đến 4 là chấp nhận được. Nếu chỉ tiêu nhỏ hơn 1 chứng tỏ DN đã dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho các tài sản cố định và sẽ dẫn đến rủi ro trong thanh tốn ngắn hạn.

Khả năng thanh tốn nhanh

Tỷ số này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản cĩ của DN thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh tốn cấp thiết các khoản nợ.

Do loại hàng hĩa tồn kho cĩ khả năng thanh khoản thấp nên việc biến chúng thành tiền cĩ thể mất khá nhiều thời gian vì vậy khơng được tính vào tỷ số này.

Giá trị của tỷ số này thường được chấp nhận ở mức từ 1 đến 2.

Giá trị của tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro về thanh tốn của DN càng thấp song nĩ cho thấy hiệu quả quản lý tài sản lưu động của DN cũng chưa tốt, những tài sản này cĩ tỷ lệ sinh lời thấp đối với DN.

Nhĩm 2: Các chỉ tiêu hoạt động

Vịng quay hàng tồn kho được biểu thị bằng số lần, thể hiện sự luân chuyển hàng tồn kho tại DN.

Kỳ thu tiền bình quân thu tiền bình quân phản ánh số ngày bình quân mà tiền bán hàng hĩa được thu hồi. Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của DN càng thấp và cĩ thể gặp phải những khoản nợ khĩ địi. Giá trị cĩ thể chấp nhận thường ở mức trong vịng từ 30 ngày đến 60 ngày.

Hiệu quả sử dụng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tồn bộ các loại tài sản của DN thể hiện một đồng vốn đầu tư vào DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Nhĩm 3: Các chỉ tiêu cân nợ

Các tỷ số này đánh giá mức độ tối ưu về cơ cấu tài chính và mức độ rủi ro vì phải lệ thuộc tài chính, nĩ cho biết khả năng an tồn về tài chính của DN.

Nợ phải trả so với tổng tài sản phản ánh cơ cấu đầu tư của DN.

Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro phá sản của DN càng lớn. Trên phương diện các chủ nợ, các định chế tài chính thì nếu tỷ số này càng cao thì khả năng thu hồi nợ của họ càng thấp. Tuy nhiên, trên phương diện DN, tỷ số

này càng cao chứng tỏ thành tích vay mượn của DN này tốt, nếu DN hiện cĩ tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ số này là tích cực. Ngược lại, sẽ cĩ tác dụng tiêu cực nếu tỷ suất lợi nhuận của DN thấp hơn tỷ lệ lãi vay.Đối với các chủ nợ, giá trị của tỷ số này thường được chấp nhận ở mức nhỏ hơn 50%.

Nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của DN. Giá trị của tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn.

Nợ khơng đủ tiêu chuẩn so với tổng dư nợ NH thể hiện việc hồn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn của DN, qua đĩ cho biết tình hình tài chính của DN cĩ lành mạnh hay khơng. Xét trên giác độ tín dụng ngân hàng, đây là chỉ tiêu rất quan trọng khi xét duyệt cho vay.

Nợ khơng đủ tiêu chuẩn (bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ cĩ khả năng mất vốn theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng).

Doanh nghiệp được xếp hạng tại CIC nếu cĩ phát sinh nợ khơng đủ tiêu chuẩn theo số liệu được lưu trữ tại CIC sẽ bị trừ điểm trong tổng điểm chung, nếu khơng phát sinh nợ khơng đủ tiêu chuẩn sẽ được cộng điểm. Việc cộng điểm và trừ điểm sẽ được tính theo sự xuất hiện nợ khơng đủ tiêu chuẩn của DN đĩ qua các năm.

Nhĩm 4: Các chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận chính là mục tiêu của DN đồng thời nĩ thể hiện kết quả điều hành hoạt động kinh doanh của DN.

Lợi nhuận so với doanh thu phản ánh khả năng sinh lời của DN, tỷ số này càng cao và doanh thu càng lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn.

Lợi nhuận so với tài sản đo lường khả năng sinh lời của mỗi đơn vị tiền tệ đầu tư vào DN. Dùng tỷ lệ này để so sánh với mức trung bình của ngành, qua đĩ biết được hiệu quả hoạt động của DN so với các DN khác. Tuy nhiên ứng dụng quan trọng nhất của tỷ số này là so sánh với chi phí sử dụng ngân quỹ của DN (chi phí vốn). Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn thì DN kinh doanh cĩ lời, nếu nhỏ hơn thì

DN bị thua lỗ. Tỷ số này thể hiện sức hấp dẫn của DN đối với các nhà đầu tư tiềm tàng.

Lợi nhuận so với nguồn vốn đo lường tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Tỷ lệ này rất hữu ích khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết (tối thiểu) trên thị trường, ví dụ đơn giản nhất là so sánh với trái phiếu chính phủ. Nếu tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì cĩ nghĩa là DN hoạt động đạt hiệu quả cao, cĩ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nếu tỷ lệ này bằng tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì cĩ nghĩa là DN hoạt động đạt hiệu quả ở mức cĩ thể chấp nhận được. Nếu tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì cĩ nghĩa là DN hoạt động đạt hiệu quả thấp, khơng tạo được sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Hai là, các chỉ tiêu phi tài chính

Hiện nay CIC đã lượng hĩa một số chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của DN, số năm kinh nghiệm của người đứng đầu DN, trình độ người đứng đầu DN để tính điểm trong tổng điểm chung.

Ba là, chấm điểm các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi

Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Nội dung

1 Khả năng thanh tốn lãi vay Lần = (Tổng lợi nhuận trước

thuế + Lãi vay)/Lãi vay

2 Dư nợ/ NVCSH % =(Tổng dư nợ /

NVCSH)*100%

3 Tình hình nợ khơng đủ tiêu

chuẩn

Nếu cĩ nợ khơng đủ tiêu chuẩn thể hiện dấu tích, nếu khơng cĩ để trống

(Nguồn: Trung tâm Thơng tin Tín dụng- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) Bốn là, chấm điểm sự cố trong thanh tốn tiền vay

Khơng cĩ nợ khơng đủ tiêu chuẩn Cĩ nợ khơng đủ trong 1 năm Cĩ nợ khơng đủ tiêu chuẩn trong 2

năm

Cĩ nợ khơng đủ tiêu chuẩn trong 3

năm

+ 5 điểm -5 điểm -10 điểm -15 điểm

(Nguồn: Trung tâm Thơng tin Tín dụng- Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w