Tổng vốn huy động tiền gửi khách hàng tạiACB năm 2009 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 39 - 43)

86,920 107,150 142,829 125,236 137,513 0 50,000 100,000 150,000 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân của ACB tăng liên tục qua các năm, điều đó cho thấy ACB đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn huy động năm 2009 thấp nhất trong 5 năm gần đây. Nguy n nhân chính là do tác động của khủng hoảng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thu nhập người dân giảm. Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó, những biểu hiện bất ổn li n quan đến lạm phát và tỷ giá như hệ quả của những yếu điểm trong cấu trúc nền kinh tế đất nước có phần trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng 2008-2009 với những chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cuối năm 2010. Trong bối cảnh ấy, ACB đã cố gắng điều chỉnh hoạt động một cách linh hoạt để tổng huy động tiền gửi khách hàng tăng 24,35% đảm bảo an tồn và duy trì hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu về quy mơ của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Như vậy tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 142.829 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Đó là do ngân hàng tăng lãi suất huy động cũng như áp dụng các chương trình khuyến mãi, tung ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, có chính sách ưu đãi tốt đối với những khách hàng tiềm năng và li n tục mở rộng về mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước.

Như vậy, ta có thể thấy huy động vốn từ nền kinh tế có chuyển biến rõ rệt, tăng li n tục trong 3 năm 2009 – 2011, vì trong giai đoạn này NHTM vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP bị chững lại, điều này một phần là do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân

hàng có mức lãi suất cao hơn và ACB cũng khơng nằm ngồi danh sách phải đối mặt với khó khăn này. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ACB còn bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2012 và đây là năm có thể coi là khơng may mắn đối với ACB. Sự kiện có lẽ giới đầu tư cũng như các cổ đơng của ACB sẽ khó có thể qu n được, hôm 21/8 đã khiến giá gần như tất cả các cổ phiếu đồng loạt giảm sàn, bất kể tốt xấu. Hàng tỷ USD giá trị cổ phiếu đã khơng cánh mà bay trong vịng vài phiên. Cùng với những cú sốc và áp lực phải đóng trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN – mà theo đó ACB lỗ 1.700 tỷ đồng, cổ phiếu ACB đã giảm mạnh một mạch từ 25.900 đồng/ cổ phiếu xuống đến gần 15.000 đồng/ cổ phiếu, nếu so với mức giá 40.000 đồng/ cổ phiếu hồi năm 2008 thì mức giá quanh 16.000 đồng/ cổ phiếu năm 2012 là một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam ACB bị suy giảm mạnh. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống trong huy động vốn của ACB mà ta nhìn thấy rất rõ tại hình 2.4.

Đến 31/ 12/ 2013, tổng quy mô huy động tiền gửi khách hàng đạt gần 138 ngàn tỷ đồng, giảm khoảng 1,9% so với đầu năm, thực hiện được 88% kế hoạch huy động. Nguyên nhân giảm chủ yếu do tất tốn tồn bộ các khoản huy động vàng theo đúng lộ trình của ngân hàng Nhà nước. Nếu loại trừ yếu tố tiền gửi bằng vàng thì huy động tiền gửi khách hàng ACB tăng gần 13 tỷ đồng (từ 125.236 tỷ đồng lên 137.513 tỷ đồng), tương ứng tăng 9,8%.

2.1.2.2. Tình hình cấp tín dụng

Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhưng ACB đã thực thi nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng năm 2013 của ACB có cải thiện so với năm 2012 và tăng trưởng khả quan so với mức bình qn của tồn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; các quy định của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được

tuân thủ. Đến 31/ 12/ 2013 dư nợ tín dụng ACB đạt 107.191 tỷ đồng, tăng 4,3% so với đầu năm (nếu khơng tính đến khoản tất toán dư nợ vàng theo lộ trình của NHNN thì tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 14%, từ 93.357 tỷ đồng năm 2012 l n 106.361 tỷ đồng cuối năm 2013. Năm 2012 - 2013, tuy dư nợ cho vay tăng nhưng tỉ lệ cho vay của ngân hàng vẫn ở mức trên 60% so với vốn huy động, điều này chứng tỏ ACB vẫn đang khá thận trọng trong việc cho vay. Đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tại các thời điểm trong năm đều ở mức tr n 12%, cao hơn tỷ lệ an toàn vốn quy định của ngân hàng nhà nước là 9%.

Đối với tỷ lệ nợ xấu, trong năm 2013, ACB đã nổ lực thực hiện nhiều giải pháp như kiện toàn bộ máy giám sát quản lý nợ để đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; đánh giá lại tài sản đảm bảo; khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; tăng cường trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có triển vọng tốt; và bán nợ cho VAMC. ACB cũng đã thực hiện nghiêm túc việc phân nhóm nợ, thu hồi nợ và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ còn tồn đọng theo đúng lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt. Đến ngày 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 3% tổng dư nợ.

2.1.2.3. Tình hình tiền gửi liên ngân hàng và đầu tƣ chứng khốn

Trước tình hình nguồn cung vốn trên thị trường ngân hàng dồi dào, lãi suất giảm nhanh, hoạt động liên ngân hàng tại ACB trong năm 2013 chủ yếu là cơ cấu lại danh mục tiền gửi, tích cực thu hồi các khoản tiền gửi cịn tồn đọng tại một số tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2013, tổng số tiền gửi liên ngân hàng khoảng 7.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm.

Thực hiện theo định hướng đầu năm, trong năm 2013, ACB tích cực tìm kiếm cơ hội thanh lý một số khoản đầu tư là cổ phiếu tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế. ACB cũng tập trung đầu tư vào các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời tăng khả năng thanh khoản. Đến 31/ 12/ 2013, danh mục

trái phiếu chính phủ và tín phiếu ngân hàng Nhà nước tại ACB xấp xỉ 24 tỷ đồng, tăng 9.500 tỷ đồng với mức sinh lợi đáng kể.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1. Thu nhập 2.1.3.1. Thu nhập

Bảng 2.3. Tăng trƣởng thu nhập của ACB qua các năm 2009 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập lãi thuần 2.081 4.174 6.608 6.871 4.386 Thu nhập ngoài lãi 2.135 1.319 1.039 (1.036) 1.263 Tổng thu nhập 4.936 5.493 7.647 5.835 5.650

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTM cổ phần Á Châu năm 2009 - 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi tại NHTM cổ phần á châu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)