Khả năng trả nợ theo mục đích vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 52 - 62)

Khi hộ vay để cải thiện nguồn nước sinh hoạt, khả năng trả nợ của hộ cũng cao hơn so với việc vay vì những mục đích khác. Các hộ vay cho mục đích này thường ở vùng sâu, vùng xa hoặc các vùng hẻo lánh nên hộ được vay hỗ trợ với mức lãi suất thấp hơn, gánh nặng nợ của hộ cũng giảm đi. Việc cải thiện nguồn nước cũng mang lại điều kiện sinh hoạt tốt hơn, sức khỏe được cải thiện nên người lao động có thể làm việc hiệu quả hơn. Do đó, phần thu nhập dành cho trả nợ cũng tăng.

3.4. Tóm tắt

Phân tích thống kê mơ tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2008 cho thấy:

Nhóm yếu tố nhân khẩu học

- Giới tính khơng tạo ra sự khác biệt nhiều trong khả năng trả nợ của hộ gia đình. Kết quả này khác với nghiên cứu đi trước cũng như kì vọng của tác giả là nếu chủ hộ là Nữ thì hộ sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn khi chủ hộ là Nam;

- Độ tuổi có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ tương ứng với kì vọng ban đầu. Khả năng trả nợ tăng khi tuổi của chủ hộ càng lớn. Tuy nhiên, khi chủ hộ bước qua độ tuổi trung bình của giai đoạn từ 55 đến 65 tuổi thì khả năng trả nợ của hộ giảm đi.

- Tình trạng hơn nhân của chủ hộ dường như khơng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khi kết quả thống kê mơ tả cho thấy chủ hộ góa lại có khả năng trả nợ cao nhất – ngược với kì vọng ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng cho thấy nguyên nhân có thể là do tổng số dư nợ của chủ hộ góa chỉ khoảng 2/3 so với chủ hộ có gia đình.

- Trình độ học vấn – dựa trên kết quả thống kê mơ tả - được dự đốn là một trong những yếu tố khơng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

- Nghề nghiệp có ảnh hưởng khơng rõ ràng đối với khả năng trả nợ của hộ tương ứng với kì vọng. Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng cho thấy lao động có kỹ thuật lại gần như khơng có khả năng trả nợ.

- Quy mơ hộ có đường xu hướng tương ứng với kì vọng, hộ càng nhiều người thì khả năng trả nợ càng kém.

- Sức khỏe thành viên hộ có mối quan hệ nghịch biến với khả năng trả nợ, phù hợp với kì vọng ban đầu của tác giả.

Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý

- Thu nhập hộ gia đình có đường xu hướng dốc lên gần 45o, thể hiện mối quan hệ nghịch biến tuyến tính mạnh với khả năng trả nợ của hộ. Điều này phù hợp với kì vọng là hộ có thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ của hộ càng mạnh. Đây cũng là yếu tố được xem như là quan trọng nhất trong việc đánh giá khả năng trả nợ của hộ gia đình.

- Chi tiêu hộ gia đình ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tương ứng với kì vọng khi hộ có chi tiêu càng cao thì khả năng trả nợ càng giảm.

- Mức độ sở hữu nhà ở của hộ gia đình khơng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ. Điều này khác với kì vọng ban đầu là khi hộ sở hữu càng nhiều nhà ở thì khả năng trả nợ của hộ càng cao. Tuy nhiên, có đến 97,52% hộ gia đình Việt Nam sở hữu một căn hộ nên không thể dựa vào sự khác biệt trong khả năng trả nợ của các hộ còn lại để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố sở hữu nhà ở lên khả năng trả nợ.

- Vùng địa lý có số liệu thống kê thể hiện sự ảnh hưởng không rõ ràng lên khả năng trả nợ của hộ.

Nhóm yếu tố đặc điểm khoản vay

- Tổng số dư nợ cũng là một trong những yếu tố được kì vọng là quan trọng nhất, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của hộ. Số liệu thống kê chứng minh rằng kì vọng trên là tương đồng với thực tế khi cho thấy hộ vay từ 10 triệu đồng trở lên sẽ có khả năng trả nợ thấp hơn 6 lần so với hộ vay dưới 10 triệu đồng.

- Lãi suất vay cũng có đường xu hướng tương đồng với tổng số dư nợ. Điều này thể hiện khi hộ vay với lãi suất càng cao thì khả năng trả nợ càng giảm.

- Nguồn cho vay có số liệu thống kê cho thấy mức độ ảnh hưởng đi ngược với kì vọng ban đầu của tác giả. Khi hộ vay từ các Quỹ Hỗ trợ việc làm và Ngân hàng NN&PTNT lại gần như khơng có khả năng trả nợ.

- Mục đích vay có đường xu hướng thể hiện dường như khơng có sự khác biệt rõ ràng trong khả năng trả nợ đối với các mục đích vay khác nhau, trừ vay để trang trải cho việc cưới xin ma chay.

Những kết luận dựa trên số liệu thống kê mơ tả cho thấy có sự khác biệt trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam so với hộ gia đình thế giới. Một số yếu tố được các nghiên cứu đi trước chứng minh là có ảnh hưởng thì lại khơng có ý nghĩa nhiều đối với hộ gia đình Việt Nam như giới tính, tình trạng hơn nhân hay trình độ học vấn. Như vậy, để có bằng chứng bổ sung cho những dự đốn trên ở mức độ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm xác định mức ý nghĩa thống kê của từng giả thuyết đã nêu, tác giả thực hiện ước lượng bằng mơ hình logistic và kiểm định các giả thuyết trong Chương 4.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TỪ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày mơ hình nghiên cứu dùng để phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng trả nợ của hộ gia đình. Đồng thời, tác giả cũng mô phỏng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam.

4.1. Kết quả hồi quy theo mơ hình logistic

Sau khi phân các biến định tính thành những biến giả tương ứng. Mơ hình định lượng với ba nhóm biến gồm 50 biến (biến định lượng và biến định tính của các biến độc lập). Kết quả mơ hình hồi quy logistic cho khả năng trả nợ của hộ gia đình là:

Bảng 4.1. Kết quả ước lượng khả năng trả nợ (mơ hình 4.1)

Log pseudolikelihood = -803.6472 Số quan sát = 3714

Chi2(50) = 853.67 Prob>Chi2 = 0 Pseudo R2 = 0.3469

Biến độc lập Hệ số ước lượng Mức ý nghĩa pvalue

Tuổi của chủ hộ 0.0655** 0.065

Tuổi2 của chủ hộ - 0.0006** 0.080

Giới tính của chủ hộ 0.3136 0.148

Trình độ học vấn của chủ hộ 0.0328 0.177 Chủ hộ là nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao - 0.1755 0.807 Chủ hộ là nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung 0.3244 0.578 Chủ hộ là nhân viên sơ cấp 1.3590* 0.044 Chủ hộ là nhân viên dịch vụ hoặc bán hàng 0.2033 0.707 Chủ hộ là lao động có kỹ thuật trong nông,

lâm nghiệp và thủy sản

Chủ hộ là thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị

- 0.3347 0.572 Chủ hộ là lao động giản đơn hoặc thất nghiệp - 0.5634 0.186 Chủ hộ chưa có vợ/ chồng - 0.5835 0.325 Chủ hộ đang có vợ/ chồng - 0.5498* 0.035

Chủ hộ đang ly thân - 1.1546 0.233

Quy mô hộ 0.0942* 0.041

Thu nhập của hộ 0.0522* 0.000

Chi tiêu của hộ - 0.0512* 0.000

Sức khỏe thành viên hộ - 0.2444** 0.086

Dư nợ gốc của hộ -0.0692* 0.000

Lãi suất vay - 0.1696* 0.000

Vay từ ngân hàng NN&PTNT 0.4379** 0.056

Vay từ ngân hàng khác 0.0124 0.984

Vay từ Quỹ Hỗ trợ việc làm 0.2877 0.720 Vay từ các Tổ chức tín dụng 1.1884* 0.002 Vay từ các Tổ chức chính trị - xã hội 0.5040 0.106 Vay từ người cho vay cá thể 1.1478* 0.004

Vay từ bạn bè, họ hàng 1.1182* 0.000

Vay từ nguồn khác 0.8919* 0.018

Mức độ sở hữu nhà ở của hộ 0.2736 0.523 Số tiền chi cho thuê nhà 0.0001 0.822 Hộ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng - 0.0436 0.852

Hộ thuộc vùng Đông Bắc - 0.2477 0.293

Hộ thuộc vùng Tây Bắc - 0.8966* 0.022 Hộ thuộc vùng Bắc Trung Bộ - 0.4193 0.115 Hộ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - 0.0008 0.998 Hộ thuộc vùng Tây Nguyên - 0.4934 0.122

Hộ thuộc vùng Đông Nam Bộ - 0.1703 0.508

Vay để đầu tư TSLĐ - 0.4024 0.216

Vay để đầu tư TSCĐ - 0.4134 0.226

Vay để trả nợ - 0.3527 0.358

Vay để Mua nhà/ Làm nhà 0.0902 0.793

Vay để chi Cưới xin/ Ma chay 0.5700 0.261

Vay để đi học - 0.8651* 0.032

Vay để chữa bệnh - 0.6011 0.112

Vay để tiêu dùng chung - 0.2530 0.459

Vay để ăn khi giáp hạt - 1.5368 0.186

Vay để mua sắm đồ dùng lâu bền - 0.8465** 0.053 Vay để cải thiện nguồn nước sinh hoạt 0.0927 0.868 Vay để cải thiện điều kiện vệ sinh - 1.2558 0.124

Tung độ gốc - 2.5432* 0.031

* Có ý nghĩa thống kê ở mức 1-5% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu KSMS 2008

Kết quả hồi quy cho thấy 18 biến có ý nghĩa, các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Tác giả lần lượt loại các biến có giá trị pvalue lớn nhất cho đến khi mơ hình khơng cịn các biến khơng có ý nghĩa. Lúc này, mơ hình hồi quy khả năng trả nợ được biểu diễn như Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả ước lượng khả năng trả nợ (mơ hình 4.2)

Log pseudolikelihood = -819,7617 Số quan sát = 3714

Chi2(20) = 821,44 Prob>Chi2 = 0 Pseudo R2 = 0,3338

Biến độc lập Hệ số ước lượng Mức ý nghĩa pvalue

Tuổi của chủ hộ 0.0771* 0.025

Tuổi2 của chủ hộ - 0.0007* 0.040

Chủ hộ là nhân viên sơ cấp 1.3022* 0.022 Chủ hộ là lao động có kỹ thuật trong

nông, lâm ghiệp và thủy sản

- 1.0484* 0.007 Chủ hộ là thợ thủ cơng có kỹ thuật - 0.4717** 0.079 Chủ hộ là lao động giản đơn - 0.6334* 0.003

Thu nhập của hộ 0.0515* 0.000

Chi tiêu của hộ - 0.0474* 0.000

Sức khỏe của thành viên hộ - 0.2410** 0.080

Dư nợ gốc của hộ - 0.0678* 0.000

Lãi suất vay - 0.1694* 0.000

Vay từ Ngân hàng NN&PTNT 0.3958** 0.056 Vay từ các Tổ chức tín dụng 1.1645* 0.001 Vay từ người cho vay cá thể 1.1574* 0.002

Vay từ bạn bè, họ hàng 1.0875* 0.000

Vay từ nguồn khác 0.7843* 0.030

Hộ thuộc vùng Tây Bắc - 0.6586** 0.054

Vay để đi học - 0.6435* 0.026

Vay để chữa bệnh - 0.4248** 0.083

Vay để mua sắm đồ dùng lâu bền - 0.6338** 0.052

Tung độ gốc - 2.6181* 0.004

* Có ý nghĩa thống kê ở mức 1-5% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Theo kết quả trên, mơ hình hồi quy khả năng trả nợ (4.2) cho kết quả hồi quy với tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê. Để kiểm định việc loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa thống kê, tương đương với giả thiết: Ho = i = 

Giá trị kiểm định 2 với bậc tự do bằng 30 là:

2(30) = 2 (Log likelihood (4.1) - Log likelihood (4.2))

= 2 (- 803.6472 + 819,7617) = 16,1145

Với mức ý nghĩa 5% và bậc tự do bằng 30, giá trị 2(5%,30) = 43,7730

Giá trị kiểm định 2(21) = 16,1145 < 2(5%,30) = 43,7730 nên không bác bỏ giả

thiết Ho. Vậy mơ hình (4.2) giải thích khả năng trả nợ của hộ tốt hơn mơ hình (4.1). Các biến nghề nghiệp của chủ hộ (nếu chủ hộ là thợ thủ cơng có kỹ thuật), sức khỏe thành viên hộ, nguồn cho vay (nếu hộ vay từ Ngân hàng NN&PTNT), biến vùng địa lý (hộ thuộc vùng Tây Bắc) và biến mục đích vay (nếu hộ vay để chữa bệnh hoặc mua sắm đồ dùng lâu bền) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Các biến cịn lại đều có ý nghĩa ở mức 1% và 5%.

4.2. Kết quả từ mơ hình nghiên cứu

Kết quả ước lượng mơ hình (4.2) cho thấy có 30 biến có ý nghĩa thống kê chia vào ba nhóm biến như sau:

Nhóm yếu tố nhân khẩu học gồm các biến có thể giải thích khả năng trả nợ

của hộ gia đình là tuổi của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ (nếu chủ hộ là nhân viên sơ cấp, lao động hoặc thợ thủ cơng có kỹ thuật, lao động giản đơn hoặc thất nghiệp), sức khỏe của thành viên hộ.

Nhóm yếu tố kinh tế và vùng địa lý gồm các biến có thể giải thích khả năng

trả nợ của hộ gia đình là thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và vùng địa lý (nếu hộ thuộc vùng Tây Bắc).

Nhóm yếu tố đặc điểm lãi vay gồm các biến có thể giải thích khả năng trả nợ

của hộ gia đình là tổng dư nợ gốc, lãi suất cho vay, nguồn cho vay (nếu hộ vay từ Ngân hàng NN&PTNT, tổ chức tín dụng, người cho vay cá thể, bạn bè – họ hàng

hoặc vay từ các nguồn khác) và mục đích vay (nếu hộ vay để đi học, chữa bệnh hoặc mua sắm đồ dùng lâu bền).

Các biến trên đều có dấu phù hợp với kì vọng. Riêng đối với biến nguồn cho vay, khi hộ vay từ người cho vay cá thể bên ngoài, dấu của hệ số ước lượng là dương (+), ngược với kì vọng ban đầu của tác giả. Đồng thời, kết quả ước lượng này cũng không đồng nhất với số liệu thống kê mô tả đã cho thấy khi hộ vay từ người cho vay cá thể thì hộ gần như khơng có khả năng trả nợ. Ngun nhân là do các hộ gia đình khi vay từ nguồn này thường có mức thu nhập cao hơn so với các hộ khác. Số liệu thống kê cho thấy trung bình mức thu nhập của các hộ gia đình vay từ nguồn này là 50,41 triệu đồng/ hộ/ năm, cao hơn mức thu nhập trung bình chung của hộ là 44,41 triệu đồng/ hộ/ năm. Do đó, hộ vay từ các nguồn này lại có khả năng trả nợ tốt hơn.

Các lý thuyết đi trước nêu rõ biến thu nhập (De Vaney và Hanna, 1994; Hartarska và cộng sự, 2002; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008) và số dư nợ gốc của khoản vay (Sullivan và Fisher, 1988; Canner và Luckett, 1990, 1991) là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định khả năng trả nợ. Kết quả mơ hình nghiên cứu cũng thể hiện sự tương đồng khi thu nhập và số dư nợ gốc của khoản vay đều là hai biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngồi ra, các biến nghề nghiệp của chủ hộ, lãi suất vay và nguồn cho vay cũng được kì vọng là tác động đáng kể đến khả năng trả nợ của hộ. Có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng trả nợ của hộ Việt Nam và hộ các nước khác có thể là do mức thu nhập bình quân của hộ gia đình Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân hộ của các nước khác nên khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi của các biến.

4.3. Mô phỏng mức độ tác động đến khả năng trả nợ của hộ gia đình

Dựa vào hệ số hồi quy của mơ hình (4.2) tác giả tính tốn mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của hộ gia đình theo Phụ lục 5.

Đối với biến tuổi của chủ hộ, mơ hình cho kết quả hệ số ước lượng và dấu phù hợp với kì vọng. Độ tuổi của chủ hộ được biểu diễn là đường cong bậc 2 đi qua gốc tọa độ có dạng y1 = 0,0771x – 0,0007x2. Khả năng trả nợ của hộ được biểu diễn là một đường thẳng song song với trục hồnh có dạng y2 = a.

Đường cong tuổi

0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 Đường khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)