Nam Nữ Khả năng trả nợ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ≥ 1,25 292 10% 90 11% < 1,25 2624 90% 708 89% Tổng cộng 2916 100% 798 100%
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Độ tuổi
Hình 3.2 cho thấy xu hướng khả năng trả nợ trong năm 2008, nhóm hộ gia đình mà chủ hộ ở độ tuổi từ 35 đến 65 có khả năng trả nợ cao gần gấp đôi so với chủ hộ có độ tuổi dưới 35 và trên 65.
0,44 0,67 0,59 0,29 0 0.5 1 < 35 35 - 55 55 - 65 > 65
Hình 3.2. Khả năng trả nợ theo nhóm tuổi
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Độ tuổi 35 – 65 là độ tuổi mà người lao động đã có nhiều kinh nghiệm và có những thành quả nhất định trong quá trình làm việc. Trong giai đoạn này, người lao động thường có mức thu nhập và vị trí cơng việc cao hơn so với giai đoạn mới bắt đầu làm việc – từ 18 đến dưới 35 tuổi. Thêm vào đó, những người trong độ tuổi này thường có gia đình ổn định và con cái đã bắt đầu trưởng thành. Do đó, người lao động trong độ tuổi 35 – 65 có thu nhập cao hơn và ổn định hơn nên khả năng trả nợ
cũng tốt hơn. Đối với độ tuổi trên 65, bên cạnh mức thu nhập có thể bị giảm đi đáng kể do đến tuổi về hưu (55 đối với Nữ và 60 đối với Nam), thành viên hộ trong giai đoạn này cũng thường gặp vấn đề về mặt sức khỏe, chi tiêu y tế tăng lên, số giờ làm việc của các thành viên trong gia đình giảm đi do phải chăm sóc người ốm nên thu nhập cũng giảm đi dẫn đến khả năng trả nợ cũng sụt giảm. Ở độ tuổi dưới 35, người lao động thường mới bắt đầu quá trình làm việc, thu nhập chưa ổn định, đồng thời phải chi phí nhiều cho việc học hành đào tạo thêm cho bản thân, chi phí cho gia đình mới nên phần thu nhập dành cho trả nợ giảm.
Tình trạng hôn nhân
Tỷ lệ kết hơn của chủ hộ gia đình Việt Nam ở mức cao, chiếm khoảng 85% số hộ được khảo sát. Hình 3.3 cho thấy hộ gia đình có chủ hộ đang có vợ hoặc chồng thường có khả năng trả nợ cao hơn hộ gia đình có chủ hộ độc thân hoặc ly thân. Đối với chủ hộ ly hơn thì gần như khơng có khả năng trả được nợ.
0,25 -0,20 0,82 0,30 0,53 -0.5 0 0.5 1 Độc thân Đang có vợ
chồng Góa Ly hơn Ly thân
Hình 3.3. Khả năng trả nợ theo tình trạng hơn nhân
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Nguyên nhân là do khi chủ hộ có gia đình thì nguồn thu nhập được tăng lên (cả vợ và chồng đều có cơng việc), các cặp vợ chồng cũng thường có xu hướng tích
lũy nhiều hơn để mua sắm tài sản, đầu tư cho con cái học hành… Đối với chủ hộ ly hôn hoặc ly thân, họ phải chịu gánh nặng chi tiêu cho bản thân và con cái chỉ dựa trên một nguồn thu nhập nên gần như khơng cịn thu nhập dành cho việc trả nợ. Thêm vào đó, có thể sức ép về tâm lý càng khiến họ làm việc kém hiệu quả hơn, thu nhập và cơ hội thăng tiến trong công việc giảm đi nên khả năng trả nợ càng giảm.
Tuy nhiên, cách giải thích trên dường như khơng phù hợp với trường hợp chủ hộ góa. Số liệu cho thấy khi chủ hộ góa thì khả năng trả nợ lại cao hơn so với chủ hộ đang có gia đình. Theo bộ số liệu VHLSS 2008, nguyên nhân chủ yếu là do chủ hộ góa vay nợ với tổng số dư thấp hơn (21,1 triệu đồng) so với chủ hộ có gia đình (30,3 triệu đồng). Do đó, gánh nặng nợ của chủ hộ góa thấp hơn nên hộ có khả năng trả nợ cao hơn.
Trình độ học vấn
Đường xu hướng khả năng trả nợ của hộ gia đình dường như khơng có mối quan hệ tuyến tính với trình độ học vấn của chủ hộ. Hộ có khả năng trả nợ cao nhất khi chủ hộ đạt trình độ học vấn từ lớp 12 trở lên. 0,27 0,50 0,43 0,54 0,69 0,87 0,34 0,04 0,36 0,55 0,03 0,27 0,89 - 0.50 1.00 Không đi học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12trở lên Hình 3.4. Khả năng trả nợ theo học vấn
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Khi chủ hộ tốt nghiệp PTTH, chủ hộ có thể tiếp tục học đại học, học nghề hoặc bắt đầu làm việc. Họ có thể tham gia thị trường lao động có kĩ năng và thực
hiện những cơng việc có tính chất phức tạp hơn. Do đó, thu nhập của họ cũng tốt hơn nên khả năng trả nợ cao hơn.
Nghề nghiệp
Trong các hộ gia đình có vay nợ được chọn mẫu phân tích thì chủ hộ chủ yếu làm các công việc lao động giản đơn hoặc thất nghiệp, tỷ lệ này chiếm tới 72,32% số hộ. Đường xu hướng theo Hình 3.5 cho thấy khi chủ hộ là nhân viên chuyên môn sơ cấp hoặc nhân viên kỹ thuật văn phịng thì hộ đó gần như chắc chắn có khả năng trả được nợ. Khi chủ hộ là nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc thợ kỹ thuật lắp ráp vận hành thì khả năng trả nợ tương đối cao hơn so với các ngành nghề khác.
Nguyên nhân là do nhân viên chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật làm việc tại các văn phịng thường có nguồn thu nhập tốt và ổn định hơn so với các ngành nghề khác nên có khả năng trả nợ cao hơn.
0,89 0,78 0,74 0.99 0,26 0,49 0,19 0,75 1,83 0,51 0 0.5 1 1.5 2
Qn đội Lãnh đạo Chun mơn bậc cao Chun mơn bậc trung Nhân viên văn phịng Nhân viên dịch vụ Lao độngcó kỹ thuật Thợ thủ cơng có kỹ thuật Thợ kỹ thuật lắp ráp, vận hành Lao động giản đơn và thất nghiệp
Hình 3.5. Khả năng trả nợ theo nghề nghiệp
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Tương tự với các nhà chuyên môn kĩ thuật bậc cao trong các lĩnh vực, họ thường đảm nhận những cơng việc có tính phức tạp, địi hỏi kĩ năng và tư duy cao nên cũng được trả lương cao hơn. Đối với thợ có kỹ thuật lắp ráp vận hành, thị trường lao động Việt Nam hàng năm tiếp nhận một số lượng lớn các cử nhân, kĩ sư
từ các trường đại học, cao đẳng trong khi số công việc phù hợp lại khơng tăng lên đáng kể. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” dẫn đến việc những người thợ lành nghề, có kỹ thuật tốt đều được ưu đãi. Họ có nhiều cơ hội làm việc hơn, được trả lương cao hơn nên thu nhập dành cho việc trả nợ cũng cao hơn.
Quy mô hộ
Trong năm 2008, số nhân khẩu bình quân trong một hộ gia đình là 4,41 người. Kết quả khảo sát khả năng trả nợ theo quy mô hộ cho thấy khi hộ gia đình có quy mơ chỉ một người sẽ có bình qn khả năng trả được nợ cao nhất là 1,37. Tuy nhiên, đường xu hướng cho thấy khả năng trả nợ của hộ dường như khơng có mối quan hệ tuyến tính với quy mơ hộ. Khi hộ có quy mơ 7 người thì khả năng trả nợ của hộ cũng cao hơn so với hộ có 4 người.
0,37 0,44 0,54 0,72 1,1 0,7 0,73 0,56 1,37 0.00 0.50 1.00 1.50
1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người 7 người 8 người 9 người
trở lên
Hình 3.6. Khả năng trả nợ theo quy mơ hộ
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Sức khỏe thành viên hộ
Hình 3.7 cho thấy khi hộ gia đình có thành viên có vấn đề về sức khỏe thì khả năng trả nợ sẽ kém hơn so với hộ khơng có thành viên bị ốm/ bệnh.
0,66 0,50
0.00 0.50 1.00
Có vấn đề sức khỏe Khơng có vấn đề sức khỏe
Hình 3.7. Khả năng trả nợ theo sức khỏe thành viên hộ
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Nguyên nhân là do khi hộ có thành viên bị ốm/ bệnh thì hộ phải chi tiêu để chăm sóc sức khỏe cho thành viên đó. Trong trường hợp ốm/ bệnh nặng thì khơng những phải chi tiêu nhiều hơn mà hộ còn phải cử người chăm sóc sức khỏe cho thành viên đó, làm giảm số giờ làm việc của hộ nên thu nhập cũng giảm. Thu nhập giảm sút, chi tiêu tăng lên nên phần thu nhập dành cho trả nợ giảm đi. Do đó, khả năng trả nợ của hộ có thành viên bị ốm/ bệnh sẽ kém hơn so với hộ khơng có thành viên nào có vấn đề về mặt sức khỏe.
3.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý
Gồm các yếu tố như thu nhập, chi tiêu của hộ, mức độ sở hữu nhà ở và vùng địa lý nơi hộ cư trú.
Thu nhập hộ gia đình
Hình 3.8 cho thấy khả năng trả nợ của hộ gia đình tăng tuyến tính với thu nhập của hộ. Hộ có thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ của hộ gia đình càng cao. Hộ có khả năng trả nợ gần như chắc chắn khi thu nhập của hộ từ 48 triệu đồng/năm trở lên.
2,15 -0,44 1,20 0,56 -0,12 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Dưới 12 Từ 12 đến 24 Từ 24 đến 48 Từ 48 đến 96 Trên 96 (triệu đồng/hộ/năm)
Hình 3.8. Khả năng trả nợ theo thu nhập hộ
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Chi tiêu hộ gia đình
Tác giả kì vọng chi tiêu hộ gia đình càng tăng thì khả năng trả nợ càng giảm do mức chi tiêu tăng sẽ làm giảm phần thu nhập dành cho việc trả nợ.
0,54 0,45 0,75 0,02 0,64 0.00 0.50 1.00 Dưới 12 Từ 12 đến 24 Từ 24 đến 48 Từ 48 đến 96 Trên 96 (triệu đồng/năm)
Hình 3.9. Khả năng trả nợ theo chi tiêu hộ
Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2008
Tuy nhiên, đường xu hướng cho thấy khả năng trả nợ của hộ có mối quan hệ khơng rõ ràng với chi tiêu. Khi chi tiêu hộ trong khoảng 48 đến 96 triệu đồng thì hộ
lại có khả năng trả nợ cao hơn so với các mức chi tiêu khác. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cách hiểu khi hộ gia đình có mức chi tiêu từ 48 đến 96 triệu/năm thì hộ cũng có tỷ lệ mức thu nhập tương ứng cao hơn so với với các hộ cịn lại. Ngoải ra, cũng có thể giải thích là do tỷ lệ nợ/ thu nhập thấp hơn so với các hộ thuộc nhóm khác. Do đó, khả năng trả nợ của hộ gia đình trong khoản chi tiêu này cao hơn.
Mức độ sở hữu nhà ở của hộ gia đình
Thống kê mơ tả số căn hộ của hộ gia đình cho thấy số hộ gia đình sở hữu 1 căn hộ là 3.622 hộ, chiếm 97,52% tổng số hộ có vay nợ được khảo sát. Trong khi đó, khả năng trả nợ trung bình của các hộ trên là 0,55. Vì vậy, có thể xem như mức độ sở hữu nhà ở khơng có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình.
Tác giả cho rằng hiện tượng trên là phù hợp với thực tế Việt Nam, số hộ gia đình có từ bất động sản thứ hai trở lên chiếm tỷ lệ rất ít (khoảng 2,3%). Các hộ chỉ có từ một ngơi nhà trở xuống khơng có thêm nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà hoặc kinh doanh trên bất động sản nên khả năng trả nợ khơng có sự cải thiện đáng kể.