Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và dấu kì vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 34 - 41)

Stt Biến Dấu kì vọng của

hệ số ước lượng Giải thích I Nhóm yếu tố nhân khẩu học

01 Giới tính (-) Nếu chủ hộ là Nữ thì hộ được kì vọng sẽ có khả năng trả nợ cao hơn khi chủ hộ là Nam. Độ tuổi của

chủ hộ

(+) Khi chủ hộ càng lớn tuổi thì khả năng trả nợ càng cao.

02

(Độ tuổi của chủ hộ)2

(-) Tuy nhiên, khi qua một ngưỡng tuổi nào đó, thu nhập của chủ hộ giảm đi, chi tiêu chăm sóc sức khỏe/ y tế có thể tăng lên nên khả năng trả nợ có thể giảm đi do thu nhập dành cho việc trả nợ bị giảm.

03 Trình độ học vấn của chủ hộ

(+) Được kì vọng là khi chủ hộ có số năm đi học càng nhiều thì khả năng trả nợ càng cao. 04 Nghề nghiệp Chủ hộ có khả năng trả nợ cao khi làm việc

của chủ hộ trong các ngành địi hỏi chun mơn kỹ thuật bậc cao và trung. 05 Tình trạng hơn nhân của chủ hộ Chủ hộ đang có vợ/ chồng sẽ có khả năng trả nợ cao hơn so với chủ hộ trong các tình trạng hơn nhân khác.

06 Quy mô hộ (-) Quy mơ hộ càng lớn thì khả năng trả nợ của hộ càng giảm.

07 Sức khỏe của thành viên hộ

(-) Nếu hộ có thành viên có bị ốm/ bệnh thì khả năng trả nợ của hộ có thể bị giảm đi

II Nhóm yếu tố kinh tế và địa lý

08 Thu nhập (+) Thu nhập càng cao thì khả năng trả được nợ của hộ càng cao.

09 Chi tiêu (-) Chi tiêu càng cao thì có thể khả năng trả nợ của hộ càng giảm

10 Mức độ sở hữu nhà ở

(+) Hộ càng sở hữu nhiều căn nhà thì khả năng trả được nợ càng cao do hộ có thể có thêm nguồn thu từ việc kinh doanh các căn hộ đó.

11 Vùng địa lý Khi hộ ở tại các tỉnh thành thuộc vùng cao hoặc kinh tế chưa phát triển (như vùng Tây Bắc) thì khả năng trả nợ của hộ có thể kém hơn.

III Nhóm yếu tố đặc điểm khoản vay

12 Tổng số dư nợ gốc

(-) Dư nợ gốc càng cao thì có thể khả năng trả nợ của hộ càng giảm, do dư nợ lớn làm tăng số nợ gốc và lãi vay của hộ.

13 Lãi vay (-) Lãi vay càng cao thì hộ có khả năng trả nợ càng giảm.

14 Nguồn cho vay

Nếu hộ vay từ những người cho vay bên ngoài hoặc các ngân hàng thương mại thì có thể phải chịu mức lãi suất cao, khi đó khả năng trả nợ của hộ cũng giảm.

15 Mục đích vay Khi hộ sử dụng tín dụng tiêu dùng hoặc vay mua xe máy thì khả năng trả nợ có thể kém hơn.

2.3.3. Mơ hình kinh tế lượng đề nghị

Trên cơ sở mơ hình thực nghiệm của Odeh và cộng sự (2010), tác giả đề nghị sử dụng mơ hình hồi quy logistic định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng trả nợ của hộ gia đình như sau:

ln (Pi/(1 – Pi) = o + 1T + 2T2 + iXi + ui (2.17) Trong đó:

ln (Pi/(1 – Pi) là logarit cơ số e của tỷ lệ xác suất hộ có khả năng trả nợ trên xác suất hộ khơng có khả năng trả nợ.

 là các hệ số hồi quy tương ứng.

T và T2 là các biến liên quan đến độ tuổi của chủ hộ Xi là các biến độc lập.

2.3.4. Phát triển giả thuyết

Dựa trên tổng quan lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết Hi: Có sự khác biệt trong khả năng trả nợ do tác động của yếu tố i đối với hộ gia đình Việt Nam.

Với: i = 1 ÷ 15, tương ứng với các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, quy mô hộ gia đình, tình trạng sức khỏe thành viên hộ, thu nhập hộ, chi tiêu hộ, mức độ sở hữu nhà ở, tỷ trọng nợ, nguồn

cho vay, lãi suất vay, vùng địa lý và mục đích vay. Kì vọng ảnh hưởng của mỗi yếu tố được giả thuyết như ở mục 2.1.2.

2.4. Tóm tắt

Bằng việc phân tích cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề nghị khả năng trả nợ của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi ba nhóm yếu tố sau:

Nhóm yếu tố về nhân khẩu học gồm:

Giới tính của chủ hộ (kết quả nghiên cứu của Hira, 1992; Jacobson và Roszbach, 2001; Ji, 2006; De Vaney và Lytton, 1995 cũng đồng thuận với giả thuyết này);

Độ tuổi của chủ hộ (giả thuyết này được hỗ trợ bởi các kết quả nghiên cứu của Thurow, 1969; Durkin & Elliehausen, 1977; Peterson và Peterson, 1981; Lindley, Rudolph & Selby, 1989; Canner và Luckett, 1990; Duca & Rosenthal, 1990; Hira, 1992; Muttilainen và Reijo, 2005);

Trình độ học vấn của chủ hộ (Sullivan và Fisher, 1988; Canner và Luckett, 1990; De Vaney và Hanna, 1994; Hartarska và cộng sự, 2002 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);

Nghề nghiệp của chủ hộ (giả thuyết này tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Michigan và Utah, 1960; Peterson và Peterson, 1981; Sullivan và cộng sự, 1989; Canner và Luckett, 1991; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008);

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ (kết quả nghiên cứu của Shepard, 1984; Canner và Luckett, 1991; De Vaney và Hanna, 1994; Muttilainen và Reijo, 2005 cũng tương đồng với giả thuyết này);

Quy mô hộ (giả thuyết này dựa trên nghiên cứu của Sullivan và cộng sự, 1989; Muttilainen và Reijo, 2005);

Tình trạng sức khỏe thành viên hộ (nghiên cứu của Canner và Luckett, 1991 cũng có kết quả tương tự).

Nhóm yếu tố về kinh tế và địa lý gồm:

Thu nhập của hộ (giả thuyết này dựa trên các kết quả nghiên cứu của Sullivan và Fisher, 1988; De Vaney và Hanna, 1994; Hartarska và cộng sự, 2002; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008);

Chi tiêu của hộ (theo nghiên cứu của Ramsay và Sim, 2008);

Mức độ sở hữu nhà ở (Shepard, 1984; Sullivan và Fisher, 1988; Muttilainen và Reijo, 2005; Ramsay và Sim, 2008 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);

Vùng địa lý (tương đồng với kết quả nghiên cứu của De Vaney và Hanna, 1994).

Nhóm yếu tố đặc điểm liên quan đến khoản vay gồm:

Tổng số dư nợ (Bloom & Steen, 1987; Sullivan và Fisher, 1988; Canner & Luckett, 1990; Kennickell và Shack-Marquez, 1992 cũng có các nghiên cứu cho kết quả tương tự);

Lãi suất vay (giả thuyết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Scheld, 1993; Hartarska và cộng sự, 2002);

Nguồn cho vay (theo nghiên cứu của Sullivan và Fisher, 1988);

Mục đích vay (tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Shepard, 1984; Livingstone và Lunt, 1992; Sullivan và Fisher, 1988).

Các yếu tố trên được ước lượng mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ bằng mơ hình hồi quy logistic (Odeh, 2010) với giả thuyết nghiên cứu là có sự khác biệt trong khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2008 do sự tác động của ba nhóm yếu tố trên.

Từ kết quả ước lượng và kiểm định giả thuyết, tác giả xác định những yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ để đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp.

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Chương 3 sẽ đưa ra những đánh giá tổng quan về thực trạng nợ của các hộ gia đình Việt Nam trong năm 2008 thơng qua việc phân tích các số liệu thống kê về các đặc tính nhân khẩu học, điều kiện kinh tế và địa lý.

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 do Tổng cục Thống kê thực hiện. Trên cơ sở các đặc tính của đối tượng nghiên cứu, việc chọn mẫu được thực hiện như sau: (i) Đối tượng quan sát thuộc bộ số liệu gồm 9.189 hộ được điều tra về thu nhập và chi tiêu; (ii) Hộ có vay nợ và vẫn cịn tiếp tục trả nợ trong năm 2008.

Sau khi loại bỏ các quan sát không phù hợp, số quan sát được sử dụng để phân tích là 3.714 hộ gia đình.

3.2. Cơ sở đánh giá và hiện trạng khả năng trả nợ

Để hình dung rõ hơn diễn biến tình trạng nợ của hộ gia đình Việt Nam, tác giả xin đưa ra số liệu thống kê nợ của hộ gia đình Việt Nam trong năm 2006. Theo số liệu KSMS 2006, trong 9.189 hộ gia đình được khảo sát thì có 3.883 hộ gia đình có vay nợ. Hình 3.1a cho ta thấy tỉ trọng của số hộ gia đình có thể trả được nợ chiếm 21% tổng số hộ vay, 75% số hộ có thể khơng có khả năng trả nợ (khi hộ có nợ phải trả cao gấp từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập4). Số hộ cịn lại có khả năng trả nợ tốt hơn, chỉ chiếm 4% trong tổng số hộ vay. Vậy có thể thấy tỷ trọng hộ có khả năng trả được nợ: hộ có thể khơng trả được nợ cho năm 2006 là 25% : 75%.

Chất lượng nợ còn trở nên tồi tệ hơn trong năm 2008 khi KSMS 2008 cho thấy các con số tương ứng với tỷ lệ trên là 15% : 85% trên 3.714 hộ gia đình có vay nợ (Hình 3.1b).

KNTN <0,65 75% 0,65 ≤ KNTN <1,25 4% KNTN ≥ 1,25 21% KNTN ≥ 1,25 10% 0,65 ≤ KNTN <1,25 5% KNTN <0,65 85% a) Năm 2006 b) Năm 2008

Hình 3.1. Tỷ lệ khả năng trả nợ của hộ gia đình Việt Nam

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu KSMS 2006, 2008

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong năm 2008 khiến cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ngưng trệ, số người thất nghiệp nhiều hơn, thu nhập giảm đi, chi tiêu đắt đỏ hơn nên các hộ gia đình khó khăn hơn trong việc trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.

3.3. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ

Tác giả thực hiện thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ dựa trên số liệu KSMS 2008 theo ba nhóm yếu tố ảnh hưởng chính.

3.3.1. Nhóm yếu tố nhân khẩu học

Gồm các biến như giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, quy mô hộ, sức khỏe của thành viên thuộc hộ gia đình.

Giới tính

Bảng 3.1 cho thấy năm 2008, trong số các hộ gia đình có thể trả được nợ, tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 11%, trong khi chủ hộ nam chiếm 10%, sự chênh lệch này là không đáng kể. Điều này cho thấy khả năng trả nợ gần như khơng có phân hóa theo khác biệt về mặt giới tính. Chủ hộ là Nam hoặc Nữ đều có tỷ lệ trả được nợ/ không trả được nợ tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng thanh toán nợ của hộ gia đình việt nam, phân tích bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)