CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
NHÂN TẠI NCB – PGD TÂN ĐỊNH
3.4.1 Kết quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng Quốc Dân- NCB có những chuyển biến tốt và rõ rệt. Ngân hàng đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với những thay đổi của thị trường, tập trung đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực, mở rộng thị trường cho vay nhất là cho vay thế chấp có được những kết quả khả quan trong công tác cho vay trong những năm qua.
Song song với việc tăng cường dư nợ cho vay tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cũng rất quan tâm tới cơng tác xử lý nợ tồn đọng, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà sốt và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Điều này chứng tỏ ngân hàng Quốc Dân-NCB đã làm tốt công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án vay vốn, lựa chọn được những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Trong khâu phân tích, thẩm định trước khi cho vay ngân hàng đã nghiên cứu và đề ra thời hạn cho vay, thời hạn giải ngân hợp lý, kiểm soát khách hàng trong khi vay làm các khoản nợ quá hạn giảm xuống.
Ngân hàng đã thường xuyên kiểm sốt gia tăng tín dụng trên cơ sở cân đối nguồn vốn gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc tn thủ quy trình tín dụng ở từng khâu. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng khơng thu được nợ.
Ngân hàng đã nâng cao chất lượng báo cáo cho vay, cho vay đảm bảo báo cáo trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện lập báo cáo hàng tháng, hàng quý phục vụ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại ngân hàng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền cho vay.
3.4.2 Những hạn chế trong quy trình tín dụng của NCB – PGD Tân Định Định
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay tại ngân hàng Quốc Dân (NCB) – PGD Tân Định còn một số những hạn chế sau:
Thứ nhất: Dư nợ cho vay vẫn còn tập trung chủ yếu ở hộ sản xuất, cá nhân trong khi các doanh nghiệp vẫn là một thị trường lớn, đầy tiềm năng trên địa bàn bởi hiện nay có rất nhiều các cơng ty đang được mở ra và cần có nhu cầu về vốn không hề nhỏ.
Thứ hai: Có sự mất cân đối giữa kỳ huy động và kỳ cho vay, sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ vốn dài hạn. Doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng.
Thứ ba: Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nhất là nợ nhóm 2, nợ nhóm 4 đang có xu hướng tăng dần lên. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của phịng giao dịch nói riêng và ngân hàng nói chung. Thứ tư: Tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng tăng lên, nhất là năm 2019.Đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động cho vay của ngân hàng bởi nợ xấu cao lên cho thấy khả năng mất vốn ngày càng cao.
Thứ sáu: Hệ thống thơng tin của ngân hàng cịn chưa cập nhật, thiếu sự trao đổi thông tin với các ngân hàng. Ngân hàng vẫn chưa có phịng thơng tin nên chưa thể cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật thơng tin thường xun về tình hình của khách hàng.
3.4.3. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế
3.4.3.1 Nguyên nhân khách quan
Ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng, cịn có nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng dẫn đến khó khăn như:
+ Do sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ: nhiều khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng đã kí kết, khơng có trách nhiệm hồn trả gốc và lãi đúng thời hạn mặc dù đã được cán bộ tín dụng của ngân hàng đôn đốc thực hiện.
+ Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém Nhất là đối với các doanh nghiệp, quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm của hầu hết các doanh nghiệp. Với năng lực tài chính như vậy nên để hoạt động được thì họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Ngồi ra, do thói quen ghi chép đầy đủ và rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng khi đề nghị vay vốn chủ yếu mang tính hình thức hơn vật chất.
3.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Ngân hàng vẫn còn chưa tập trung đúng mức vào cho vay với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh bởi tính thận trọng trong khi cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập khi cho vay có thể gặp rủi ro cao.
- Việc nhận định và điều hành về lãi suất không lường trước đuợc, khiến cho ngân hàng bị ảnh hưởng, khó khăn trong cân đối chênh lệch lãi suất hai phía là lãi suất huy động và lãi suất cho vay khiến cho việc tài trợ cho vay bị ảnh hưởng.
- Nợ ngắn hạn quá hạn, nợ xấu của ngân hàng còn chiếm tỷ lệ cao như vậy là do sự hoạt động khó khăn của một số doanh nghiệp trên địa bàn, việc kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc không trả được lãi và gốc.
- Ngân hàng còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đúng mức tới tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, đơi khi chưa đánh giá chính xác về tài sản đảm bảo dẫn tới việc khó xử lý khi phát mại tài sản.
-Vấn đề kiểm tra sau khi cho vay, thu hồi nợ cịn gặp khó khăn do chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề. Thời gian đi cơ sở để kiểm tra hoạt động tín dụng đối với các đơn vị, phịng giao dịch chưa nhiều, cơng tác tập huấn nghiệp vụ cịn hạn chế.
cán bộ tuy dằn dặn nhưng số lượng nhân viên ít, cịn cán bộ trẻ được đào tạo có bài bản, kiến thức chun mơn tốt song vẫn cịn thiếu kinh nghiệm thực tế.
3.4.3.3 Hạn chế rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại ngân hàng Quốc Dân chủ yếu áp dụng các phương thức cho vay truyền thống như: cho vay hạn mức tín dụng và cho vay theo món, việc cho vay đồng tài trợ cịn hạn chế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức cho vay đồng tài trợ lại tỏ ra rất an tồn, khơng có nợ q hạn, nợ xấu. Vì vậy, ngồi hình thức tín dụng truyền thống, chi nhánh nên áp dụng hình thức cho vay mới, liên kết các ngân hàng khác để cấp tín dụng đối với các dự án cần nhiều vốn, đồng thời cán bộ tín dụng phải có trình độ cao.
Ngồi ra Thực hiện bảo hiểm tín dụng à trong những phương thức rủi ro trong ngân hàng. Bởi lẽ, mặc dù ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của các khoản vay, nhưng đối với tai nạn do thiên tai thì ngài khả năng của con người. Chỉ cần khác hàng tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro trong ngân hàng rất lớn. Nếu bảo hiểm trả tiền kịp thời, doanh nghiệp có thể sản xuất ngay, khi đó ngân hàng có thể chậm thu hồi chứ không mất vốn.
Hiện tại việc thực hiện bảo hiểm tín dụng tại ngân hàng đã được ban giám đốc quan tâm và đi vào thực hiện. Trong thời gian tới cần chú trọng để phát triển hơn nữa, thậm chí một số lĩnh vực tài trợ cần bắt buộc có khoản mục bảo hiểm mới cấp tín dụng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở các bảng và sơ đồ quy trình chương 3 đã đưa ra những phân tích về quy trình cho vay và đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân. Qua việc phân tích quy trình vay với những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế. Đó cũng là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao được chất lượng của TDCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – PGD Tân Định.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG QUỐC DÂN – PGD
TÂN ĐỊNH