Nhóm giải pháp về tạo việc là mở thành thị

Một phần của tài liệu Việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội (Trang 30 - 32)

2 .Những giải pháp để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm 1 Nhóm giải pháp về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.3.Nhóm giải pháp về tạo việc là mở thành thị

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm tạo ra được việc làm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đối với thành thị, từ khi có luật doanh nghiệp ra đời, việc phát triển các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,… đã phát triển nhanh và giải quyết được số lao động thất nghiệp. Trong thời gian tới cần:

+Tiếp tục đơn giản hoá cơ chế thành lập và quản lí nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực trong dân.

+ Có những ưu tiên về chính sách thuê mặt bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, vay vốn,… đối với những doanh nghiệp có khả năng tạo được nhiều việc làm.

- Tạo môi trường thuận lợi hấp dấn với cơ chế thông thoáng nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong những năm vừa qua, xu hướng đầu tư trực tiếp vào nước ta đang giảm dần nguyên nhân là do các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc có có cơ chế hấp dẫn hơn về thủ tục, về cơ sở hạ tầng, …Vì vậy trong những năm tới để cạnh tranh trong vấn đề kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài chúng ta cần:

+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy nhằm tạo ra thủ tục đơn giản trong việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

+ Có những chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam như các chính sách về thuê đất, chính sách về thuế, chính sách về hỗ trợ xuất khẩu,…

+ Tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống cung cấp điện, nước, … nhằm tạo cơ sở ban đầu cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam đồng thời phải tạo ra được an toàn về vốn cho các nhà đầu tư khẳng định là sẽ có lãi khi đầu tư vào Việt Nam.

- Giải pháp về nâng cao chất lượng lao động, thông qua các hoạt động về đào tạo nghề nhằm đảm bảo đòi hỏi về yêu cầu lao động có chất lượng đáp ứng cho nền kinh tế. Việc đào tạo nghề cho lao động trong thời gian tới là yêu cầu cấp thiết và bức xúc của nền kinh tế, để đào tạo nghề cho lao động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung và thường xuyên của nhà nước, của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, nhà nước phải đóng vai trò là chủ đạo trong việc đề ra các chiến lược, kế hoạch đồng bộ, phù hợp với từng thời kì của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, việc đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của nền kinh tế, số lao động lành nghề mà các ngành kinh tế yêu cầu vẫn chưa được đáp ứng đặc biệt đối với những ngành nghề chưa có lao động được đào tạo. Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng các đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu về phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2005 là nâng tỉ lệ lao động lên 30% cần tập trung giải quyết và thực hiện một số biện pháp: + Tiếp tục mở rộng các trường đào tạo nghề nhằm thu hút các lao động có nhu cầu học tập và đưa nơi đây trở thành những nơi tạo điều kiện cho mọi người học tập thường xuyên và suốt đời.

+ Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, tạo điều kiện ưu tiên, giải quyết đối với các thành phần kinh tế này khi gặp khó khăn.

+ Cần hình thành quy hoạch và kế hoạch đào tạo nghề đặc biệt đối với một số lĩnh vực mới mà chúng ta chưa đào tạo, các hình thức đào tạo phải đồng bộ, phù hợp, tránh việc đào tạo ồ ạt mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của lao động sau khi đào tạo.

+ Đào tạo nghề phải gắn với việc giải quyết việc làm sau khi lao động đã qua đào tạo. Đây là một công việc khó khăn nhưng là trách nhiệm của nhà nước mà các ngành kinh tế phải giải quyết, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh khi có nhu cầu sử dụng và đào tạo lao động cần thực hiện việc kí kết các hợp đồng lao động đối với từng lao động hoặc các trung tâm dạy nghề

nhằm tránh tình trạng sa thải lao động và khi lao động được đào tạo xong lại không có việc làm.

- Hình thành các trung tâm dịch vụ việc làm do nhà nước và các trung tâm chức năng quản lí, biến nơi đây thành trung tâm trao đổi giữa người có nhu cầu lao động và người sử dụng lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm này là rất cần thiết nhưng cần phải có sự quản lí chặt chẽ, sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan chức năng, phải tạo nơi đây thành nơi có môi trường thuận lợi đối với người sử dụng lao động cũng như người lao động. Đó còn là nơi thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin đối với người lao động và người sử dụng lao động, ngoài ra cần tăng cường vai trò trách nhiệm của các trung tâm dịch vụ việc làm khi là trung gian trao đổi thông tin, kí kết hợp đồng lao động.

- Tiếp tục hình thành và tổ chức thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia về giải quyết việc làm ở thành thị, đây là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài và có thể coi là tổng thể của các giải pháp giải quyết việc làm. Vì vậy để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp nhỏ, nhưng lại là rất quan trọng vì giải pháp này vạch ra những hướng đi cụ thể dựa trên những kinh nghiệm từ việc phân tích và đánh giá các kết quả của các bước đi trước.

Một phần của tài liệu Việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội (Trang 30 - 32)