NỘI DUNG 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
3.3. Định hướng cấu trúc kế hoạch dạy học chủ đề/bài học
Cấu trúc của KHDH chủ đề/bài học có thể khác nhau, phù hợp với từng nội dung và đối tượng dạy học. KHDH bài học theo hướng phát triển PC và NL HS nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển PC và NL (thành phần NL), đến các hoạt động học tập của HS, đến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá các mục tiêu đã đặt ra. Do đó, KHDH bài học có thể trình bày theo cấu trúc sau:
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
(Thời gian: … tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực vật lí (cụ thể hóa u cầu cần đạt) 2. Góp phần phát triển PC và NL chung
83
- Tên phẩm chất (bài học góp phần phát triển PC nào?). - Tên năng lực (bài học góp phần phát triển NL chung nào?).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học chính phù hợp với đặc điểm bài học (căn cứ lựa chọn đề nghị tham khảo ở mô đun 2).
III. CHUẨN BỊ
+ GV: chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, hố chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết (thông tin về nội dung chủ đề/bài học), các phiếu học tập, công cụ đánh giá.
+ HS: chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến
Gồm chuỗi các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập – củng cố, vận dụng - mở rộng.
Bảng 3.1. Chuỗi các hoạt động dạy học chủ đề
TT Hoạt động (thời gian) Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức (kể tên) Phương án đánh giá (tên công cụ đánh giá/kiểu đánh giá) 1. Hoạt động 1. Khởi động (… phút) 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Hình thành kiến thức 1 (…phút) Hoạt động 2.2. Hình thành kiến thức 2 (…phút) … 3. Hoạt động 3. Luyện tập, củng cố (…phút)
84
4. Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
(….phút)
- Giải bài tập tổng hợp - Vận dụng vào thực tiễn
(Ghi chú: Việc đặt tên các hoạt động phần “hình thành kiến thức” cần dựa vào các nội dung dạy học cụ thể)
2. Các hoạt động dạy học cụ thể
Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
Tên hoạt động
(thời gian dự kiến)
- Mục tiêu hoạt động: Cụ thể hóa mục tiêu về PC và NL cụ thể (là sự bóc tách từ mục tiêu chung của chủ đề).
- Nội dung: HS nói/viết/làm gì?
- Cách thức tổ chức: Thường gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Dự kiến sản phẩm của HS.
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY HỌC