2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại tỉnh Phú Yên
2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ
2.2.2.1. Những thuận lợi từ thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở tỉnh Phú Yên
Tỉnh Phú Yên là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế trong việc thu hút đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực hạ tầng, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo. Phú Yên đã và đang trở thành điểm đến tin cậy và thân thiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
doanh, đầu tư, hỗ trợ giúp đỡ các tổ chức, phái đoàn, các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào tỉnh nhà, từ đó tăng cường và phát triển nguồn vốn đầu tư tại Phú Yên. Từ năm 2016, sau khi công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chỉ số PCI, chỉ số PAPI, UBND tỉnh Phú Yên đều quan tâm phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân của những điểm yếu, hạn chế của từng nội dung trong kết quả các chỉ số cũng như trong hoạt động lãnh đạo, điều hành và từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
Đáng chú ý trong năm 2018, UBND tỉnh Phú Yên đã tiến hành tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút sự tham dự của rất nhiều các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp và đặc biệt có sự góp mặt của Thủ tướng Chính phủ. Cũng chính tại Hội nghị lần này, UBND Tỉnh Phú Yên đã ban hành các quyết định đầu tư, trao các giấy chứng nhận đầu tư, cho phép nhiều nhà đầu tư được phép nghiên cứu, tiếp cận và từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, cụ thể với tổng vốn đầu tư lên tới 130 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh Phú n cũng đã có nhiều hình thức kêu gọi và huy động các nguồn lực nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu Nam Phú Yên với nhiều dự án phải kể tên đến như Hạ Tầng khu đơ thị mới Nam Tuy Hồ (giai đoạn 1), hạ tầng cho khu dân cư phía Nam hoặc hạ tầng cho khu tái định cư Hoà Tâm. Trong 5 năm, Khu Kinh tế Nam Phú Yên đã thu hút được 59 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 8.970 tỷ đồng và gần 10 triệu USD; tính lũy kế từ giai đoạn trước đến năm 2020 tỉnh đã thu hút được khoảng 107 dự án đầu tư vào Nam Phú Yên, chiếm tổng vốn đăng ký 11.101 tỷ đồng; trong số 107 dự án này, có tới 78 dự án đang được tiến hành thực hiện và tạo ra công ăn việc làm cho hơn 7.000 lao động trong tỉnh.
Cũng trong thời gian vừa qua, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đầu đầu tư trong và ngồi nước đã được tỉnh Phú n tích cực triển khai, và đứng ra tổ chức, có thể kể đến một vài sự kiện như Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Apec; gặp gỡ nhà đầu tư Nhật Bản, gặp gỡ nhà đầu tư Hoa Kỳ, hội thảo xúc tiến thương mại Hàn
nước ngồi có nguồn gốc từ các nước phương Tây, Châu Á, Châu Âu ví dụ như Mỹ, Thái Lan, Lào, Italy…..Với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn tỉnh, cơ hội xúc tiến đầu tư đã tăng lên khá nhiều cụ thể xúc tiến đầu tư với xã hội tăng khá, bình quân năm tăng 16,5%; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cơng bình qn 86,3%/năm (năm 2016: 91,3%; năm 2017: 81%; năm 2018: 78%; năm 2019: 81%; năm 2020 khoảng 100%) (nguồn: Niên giám thống kê tài chính, Bộ tài chính 2019).
Nhìn nhận và đánh giá cơ hội, thuận lợi cũng như các thách thức về đầu tư, tỉnh Phú Yên cũng đang đặt cho mình một mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời tỉnh nghiêm túc thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư đang và đã thực hiện tại tỉnh nhà, đẩy nhanh tiến độ thực thi dự án, hỗ trợ nếu các dự án có nhiều khó khăn vướng mắc, nếu các dự án tồn đọng quá nhiều, chậm triển khai và liên tục vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định về đầu tư…..thì sẽ thẳng tay dừng dự án hay thoả thuận đầu tư với những nhà đầu tư này.
2.2.2.2. Những khó khăn từ thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở tỉnh Phú Yên
Trong giai đoạn 2015 – 2020, có 1 trong 4 chỉ tiêu thiết yếu, nổi trội và vô cùng quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra, tuy nhiên khơng đạt được, trong đó có chỉ tiêu về Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (chỉ tiêu cần đạt được theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là 120.000 tỷ đồng, ước thực hiện được đến năm 2020 là 81.000 tỷ đồng).
Việc thay đổi, làm mới một môi trường phát triển kinh doanh, đầu tư tại tỉnh Phú Yên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển (chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây đã cải thiện nhưng cịn ở vị trí khiêm tốn: năm 2018 xếp thứ 51/63, năm 2019 xếp thứ 43/63, năm 2020 xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố). Thu hút đầu tư còn hạn chế so với các địa phương khác, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Phú n cịn hạn chế trong công tác đánh giá, thẩm định và lựa chọn các nhà đầu tư từ đó dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư khi triển khai dự án có năng lực kém hoặc gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung của tồ
tháng, từ đó gây ảnh hưởng vơ cùng lớn tới tình hình phát triển kinh tế, xã hội chung của tồn tỉnh, những dự án ngồi ngân sách thì tình hình càng nặng nề hơn, ví dụ như Nhà máy lọc dầu Vũng Rơ với tổng vốn đầu tư là 3.2 tỷ USD, cơng suất khồng 8.4 triệu tấn, là một trong số nhữung dự án đã bị chấm dứt đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư năm 2018 chỉ vì lý do giải phóng mặt bằng chậm trễ.
Trong q trình áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại tỉnh Phú Yên nhiều thủ tục còn rườm rà gây mất thời gian cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư khơng tiếp cận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đầu tư vì thiếu thơng tin. Một số khác phản ánh việc phải đi sân sau, hay nói cách khác là phải chi phí thêm tiền cho các cán bộ quản lý để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư không rõ ràng, minh bạch khiến cho nhà đầu tư lúng túng trong thực tế áp dụng, hoặc có những doanh nghiệp, nhà đầu tư cịn áp dụng sai hoặc bị vi phạm các chế tài. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp khi đưa xuống áp dụng không quy định nghiêm ngặt về thời gian áp dụng hay hưởng hỗ trợ, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp ỉ lại dẫn tới chậm tiến độ dự án hoặc dự án kéo dài gây thiệt hại về nguồn vốn cho chính doanh nghiệp đó, và đống thời gây ảnh hưởng lớn cho toàn bộ nền kinh tế chung của tỉnh.
Nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế vẫn chưa được ưu tiên hay khơng được tiếp cận các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khi đó tỉnh Phú Yên như được biết cần phải chú trọng phát triển nhiều khu vực kinh tế, nhiều vùng kinh tế trọng điểm để giúp thúc đẩy chung toàn bộ kinh tế của tỉnh. Thêm nữa, nhiều vùng trong tỉnh có cơ sở hạ tầng phù hợp, có nguồn nhân lực sẵn có, có cảng biển, có thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng, có thế mạnh về kết nối giao thơng tồn tỉnh, sang các khu vực Tây Nguyên, có thế mạnh về vận tải, vận chuyển…..nhưng vẫn chưa được tiếp xúc với các chương trình ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
pháp đi kèm trong quá trình áp dụng và thực thi những chính sách này và lo lắng mình sẽ tn thủ chưa đúng hoặc thiếu sót ở đâu đó. Đây chính là điểm bất lợi hay khó khăn trong thực hiện áp dụng các chính sách, pháp luật ưu đãi, hỗ trợ về đầu tư tại vì chúng được quy định rải rác trong nhiều chính sách, quy định, nghị định, thông tư khác nhau và được nhiều cơ quan ban ngành khác nhau quản lý và phân cấp, phân tầng. Nhà đầu tư và doanh nghiệp luôn lo sợ và dè chừng mình sẽ áp dụng sai, dẫn tới vi phạm và sẽ bị phạt hành chính, phạt dân sự hay thậm chí phạt hình sự. Đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý của nhà nước còn mỏng, thiếu nhân sự, một số thì khơng có chun mơn hay kỹ năng về ngơn ngữ nước ngồi nên q trình làm việc, tiếp xúc, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư tại Tỉnh còn bất cập và gặp nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ làm việc thiếu nguyên tắc, có thoả thuận với các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp nên gây ra nhiều vi phạm về nguyên tắc đầu tư khơng đáng có.
Hệ thống quản trị pháp luật, chính sách của tỉnh vẫn trên cơ sở quản trị bằng thủ công chứ chưa ứng dụng nhiều cơng nghệ kỹ thuật vào, dù chỉ có một thao tác nhưng các doanh nghiệp nhà đầu tư phải đi đến rất nhiều cơ quan ban ngành đề làm việc, xin phép và điều này gây tốn kém nhiều thời gian, chi phí cho họ. Nhân viên một cửa thì cơng quyền, khơng lịch sự thái độ hống hách cửa quyền khiến cho doanh nghiệp bất mãn, khó chịu và nản chí. Nhiều hồ sơ, thủ tục giấy tờ cần phải hoàn thành từ bước xin tiếp cận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho đến khi họ tiến hành thực hiện dự án hay hoàn thiện dự án.
Các cơ quan ban ngành quản lý cịn chồng chéo khơng rõ ràng về cơ chế, cùng một sự việc nhưng phải làm việc với rất nhiều phịng ban, cơ quan quản lý khác nhau. Đơi khi nảy sinh các vấn đề dây dưa từ cơ quan này dẫn tới các cơ quan khác không dám, hoặc không đồng ý. Xử lý các sự vụ cho nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư khơng dứt khốt, mất thời gian và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, khiến cho họ phải đi lại làm việc về hành chính, thủ tục q nhiều.
chương trình ưu đãi hỗ trợ, đầu tư của tỉnh. Những khó khăn này có thể bắt nguồn từ chính thực tế hệ thống pháp luật, chính sách về ưu đãi, về đầu tư của nhà nước ta, cũng có thể bắt buồn từ các cơ quan quản lý công quyền, hay các cán bộ chuyên ngành đang nắm vai trị triển khai chính sách pháp luật này do doanh nghiệp.