CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG SƠN KẺ TÍN HIỆU TRONG SÂN BAY
1.3 SƠN TÍN HIỆU TRÊN SÂN ĐỖ
1.3.9. Sơn tín hiệu khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách
- Mục đích: Sơn tín hiệu khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách để đảm bảo khu vực dưới cầu hành khách khơng có các phương tiện, thiết bị hoạt đợng nhằm đảm bảo an tồn cho cầu hành khách khi vận hành.
- Vị trí: Sơn tín hiệu khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách được sơn dưới cầu hành khách.
- Màu sắc: Sơn tín hiệu khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách có màu đỏ. - Đặc tính:
+ Khu vực cấm các phương tiện hoạt động, cấm đỗ phương tiện và trang thiết bị: Khu vực này được sơn các vạch màu đỏ song song và đường viền có chiều rợng tối thiểu là 0,10 m, khoảng cách giữa các vạch từ 0,5 m đến 1 m, được thể hiện trên Hình 44.
+ Sơn tín hiệu đánh dấu vị trí an tồn cho bánh xe cầu hành khách dừng khi khơng hoạt đợng: Có dạng hình trịn hoặc hình chữ nhật, kích thước được thể hiện trên Hình 48.
Hình 48 - Sơn tín hiệu khu vực giới hạn di chuyển cầu hành khách 1.3.10. Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất
- Mục đích: Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất được dùng để chỉ khu vực tập kết của các phương tiện, trang thiết bị mặt đất.
- Vị trí: Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất được sơn trên sân đỗ tàu bay để phân định ranh giới khu vực tập kết cho các trang thiết bị mặt đất đảm bảo khoảng cách an toàn đối với tàu bay và các hoạt động mặt đất khác. Khu vực tập kết khơng được đặt tại cửa thốt hiểm các tòa nhà, tại các nơi chứa thiết bị phòng cháy chữa cháy, nơi tra nạp xăng dầu.
- Màu sắc: Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất có màu trắng.
- Đặc tính: Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất là đường nét liền khép kín có chiều rợng tối thiểu là 0,10 m, bao quanh khu vực dự định tập kết trang thiết bị mặt đất, được thể hiện trên Hình 49.
Hình 49 - Sơn tín hiệu khu vực tập kết trang thiết bị mặt đất
1.3.11. Sơn tín hiệu đường cơng vụ cho các phương tiện mặt đất và sơn tín hiệudừng chờ tàu bay. dừng chờ tàu bay.
- Mục đích: Sơn tín hiệu đường cơng vụ để xác định khu vực mặt sân, đường được dùng làm đường cho các phương tiện, trang thiết bị mặt đất di chuyển nhằm đảm bảo an tồn cho các hoạt đợng khai thác tàu bay trên sân đỗ.
- Vị trí: Sơn tín hiệu đường cơng vụ được sơn trên mặt sân, đường.
+ Sơn tín hiệu đường cơng vụ cho các phương tiện mặt đất bao gồm đường biên để phân định mỗi cạnh của tuyến đường công vụ và một đường để tách làn đường công vụ. Đường cạnh biên và đường tách làn của đường cơng vụ có chiều rợng tối thiểu là 0,10 m. Đường cạnh biên của đường cơng vụ có thể là đường nét liền hoặc đường nét đứt (để cho phép phương tiện mặt đất có thể cắt ngang qua đường cơng vụ nhằm ra, vào khu vực vị trí đỗ tàu bay để phục vụ khai thác tàu bay). Đường tách làn của đường cơng vụ là đường nét đứt. Kích thước của các đường nét đứt, được thể hiện trên Hình 50. Mỗi mợt làn đường có chiều rợng tối thiểu phải đáp ứng khai thác được các phương tiện, trang thiết bị có chiều rợng lớn nhất đang khai thác tại sân đỗ tàu bay.
+ Trường hợp đường công vụ cắt ngang qua đường lăn, vệt lăn của tàu bay lăn vào vị trí đỗ hoặc những đoạn đường cơng vụ khơng đảm bảo khoảng cách an tồn đến tim đường lăn, vệt lăn. Tại khu vực đó đường cạnh biên đường cơng vụ được thay thế bằng mợt đường có dạng dây kéo khóa (zipper) để phân định các cạnh của đường cơng vụ. Sơn tín hiệu dạng dây kéo khóa gồm hai đường nét đứt nối xen kẽ nhau. Mỗi dấu gạch ngang của đường nét đứt có chiều rợng tối thiểu là 0,10 m và chiều dài là 1m, được thể hiện trên Hình 51.
+ Trường hợp tim đường lăn, vệt lăn giao cắt đường cơng vụ thì mợt vạch dừng sẽ được sơn trên làn xe chạy hướng về tim đường lăn, vệt lăn với một khoảng cách không nhỏ hơn giá trị ghi trong Bảng 8. Sơn tín hiệu dừng chờ có chiều rợng tối thiểu 0,4 m, được thể hiện trên Hình 51.
Bảng 8 - Khoảng cách giữa vạch dừng chờ trên đường công vụ và tim đường lăn
Mã chữ Khoảng cách (m) A 16,25 B 21,5 C 26 D 40,5 E 47,5 F 57,5
+ Ở nơi đường công vụ song song với đường lăn và có cạnh ngồi trùng với cạnh ngoài của đường lăn (vừa đủ khoảng cách an toàn theo quy định đối với việc khai thác
tàu bay), thì sơn tín hiệu cạnh ngồi của đường cơng vụ này là đường kép màu trắng, các phương tiện hoạt động trên đường công vụ không được phép đi lấn sang vạch sơn kép này. Chiều rộng của mỗi vệt sơn tối thiểu là 0,10 m và khoảng cách giữa hai vệt sơn tối thiểu là 0,10 m, như thể hiện trong Hình 51 và Hình 52.
Hình 50 - Sơn tín hiệu đường cơng vụ cho các phương tiện mặt đất
Hình 51 - Sơn tín hiệu đường cơng vụ cho các phương tiện mặt đất cắt ngang qua đường lăn hoặc vệt lăn của tàu bay
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐÈN TRONG SÂN BAY TỔNG QUAN: TỔNG QUAN:
- Hệ thống đèn trong sân bay bao gồm các loại sau:
Bảng 9 - Các loại đèn hiệu hàng không trong sân bay:
Hệ thống đèn dự phịng Đèn tín hiệu hàng khơng
Hệ thống đèn tiếp cận Hệ thống chỉ dẫn độ dốc tiếp cận bằng mắt
(VASIS)
Đèn hướng dẫn bay vòng Hệ thống đèn cửa vào đường CHC
Đèn đánh dấu ngưỡng đường CHC Đèn lề đường CHC
Đèn ngưỡng đường CHC và đèn cánh ngang Đèn cuối đường CHC
Đèn tim đường CHC
(Runway centre line lights) Đèn vùng chạm bánh đường CHC
Đèn báo hiệu đường lăn thoát nhanh Đèn dải hãm phanh đầu (Stopway light)
Đèn tim đường lăn Đèn lề đường lăn
Đèn sân quay đầu đường CHC Đèn vạch dừng
Đèn vị trí chờ lăn trung gian Đèn thốt các sân cạnh đường CHC
Đèn bảo vệ đường CHC Đèn chiếu sáng sân đỗ
Hệ thống chỉ dẫn đỗ máy bay bằng mắt Hệ thống chỉ dẫn đỗ máy bay bằng mắt tự đợng Đèn chỉ dẫn di chuyển ở vị trí đỗ máy bay Đèn vị trí chờ trên đường lăn
Hình 53 - Hệ thống đèn chiếu sáng ban
đêm Hình 54 - Đèn lề đường lăn
Hình 55 - Đèn cuối đường CHC Hình 56 - Hệ thống đèn đường CHC
2.1. HỆ THỐNG TIẾP CẬN (APPROACH LINGTING SYSTEMS): 2.1.1. Hệ thống đèn tiếp cận giản đơn:
- Mợt dãy đèn bố trí trên phần kéo dài của tim đường CHC trên cự ly không nhỏ hơn 420 m tính từ ngưỡng đường CHC và mợt hàng đèn tạo thành một đường ánh sáng ngang dài 18 m hoặc 30 m cách ngưỡng đường CHC 300m.
- Cần bố trí các đèn tạo thành đường ánh sáng ngang thẳng vng góc với các dải đèn tim đường CHC và cách đều đèn đường tim. Các đèn tạo thành đường ánh sáng ngang có khoảng cách sao cho chúng tạo thành đường sáng thẳng, trừ các trường hợp khi chiều dài đường ánh sáng ngang là 30m cho phép có các khoảng trống ở hai phía của tim đường CHC. Các khoảng trống đó phụ tḥc vào yêu cầu tại chỗ và mỗi khoảng khơng vượt q 6m.
Hình 58 - Hệ thống đèn tiếp cận giản đơn
- Phi cơng phải nhìn thấy các đèn trên đường CHC tiếp cận giản đơn từ mọi hướng trong giai đoạn tiếp cận chót và hạ cánh khi mà tàu bay khơng vượt ra ngồi giới hạn đợ lệch bình thường của quỹ đạo hạ cánh theo thiết bị khơng nhìn bằng mắt. Hệ thống đèn được tính để bảo đảm đủ sáng cho việc định hướng chính xác cả ban ngày lẫn ban đêm ở điều kiện tầm nhìn bất lợi nhất mà hệ thống dự kiến phục vụ.
- Tại những vị trí khó phân biệt hệ thống đèn tiếp cận giản đơn về ban đêm do các đèn xung quanh làm nhiễu thì có thể trang bị thêm các đèn nháy ngoài hệ thống.
2.2. HỆ THỐNG ĐÈN TIẾP CẬN CHÍNH XÁC CAT I:2.2.1. Vị trí: 2.2.1. Vị trí:
- Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I bao gồm dãy đèn tạo thành những dải sáng ngang dài 30m, được bố trí trên phần tim đường CHC kéo dài cách ngưỡng đường CHC từ 300m đến 900m. (Việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiếp cận có chiều dài dưới 900m có thể dẫn đến những hạn chế trong giới hạn khai thác đường CHC).
- Cần bố trí các đèn tạo nên dải sáng ngang theo mợt đường thẳng nằm ngang vng góc với tuyến đèn tim cách đều tim về hai phía. Các đèn của dải sáng ngang được bố trí với khoảng cách giữa các đèn sao cho tạo được đường thẳng sáng liên tục, trừ trường hợp
- Các đèn tim được bố trí với khoảng cách dọc 30 m, trong đó đèn đầu tiên được đặt cách ngưỡng đường CHC 30 m.
- Hệ thống đèn được lắp thật sát với mặt phẳng nằm ngang đi qua ngưỡng đường CHC để bảo đảm sao cho:
+ Khơng mợt vật thể nào ngồi ăngten định hướng ILS và MLS được nhơ ra ngồi mặt phẳng đèn tiếp cận trong phạm vi 60m tính từ đường tim của hệ thống, và
+ Khơng đèn nào ngồi đèn ở phần trung tâm của đèn ngang và đèn barret (không phải là đèn biên) được nhìn thấy từ tàu bay đang tiếp cận.
2.2.2. Đặc tính
- Các đèn tim đường và các đèn đường ngang trong hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I là đèn sáng liên tục có màu trắng thay đổi. Mỗi vị trí đèn tim đường phải bao gồm: + Một nguồn ánh sáng trong 300m trong cùng của đường tim, hai nguồn ánh sáng ở trung tâm 300m của đường tim, và ba nguồn ánh sáng ở ngồi 300m của đường tim để thơng báo khoảng cách,
+ Đèn barret.
2.2.3. Cấu hình tiêu chuẩn
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I. - Không yêu cầu dải đèn 150m crossbar.
- Được tùy chọn sử dụng đèn chớp tuần tự.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn chỉ dẫn đường tiếp cận chính xác (PAPI), đèn ngưỡng đường CHC, đèn cạnh đường CHC.
- Được tùy chọn sử dụng đèn tim đường CHC.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn cuối đường CHC. - Không yêu cầu đèn vùng chạm bánh.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn cạnh đường lăn.
- Được tùy chọn sử dụng đèn tim đường lăn, đèn dừng chờ (stop bars). Trường hợp hệ thống đường lăn đồng bộ hoặc mật đợ bay cao, u cầu bắt ḅc phải có đèn tim đường lăn.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn báo vào vùng nguy hiểm (Runway guard lights) khi mật độ bay cao.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống biển báo hiệu.
Hình 59 - Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT I
2.3. HỆ THỐNG ĐÈN TIẾP CẬN CHÍNH XÁC CAT II VÀ III:2.3.1. Vị trí 2.3.1. Vị trí
- Hệ thống đèn tiếp cận bao gồm một dãy đèn trên phần kéo dài tim đường CHC ở nơi có thể trên chiều dài 900m cách ngưỡng đường CHC. Ngồi ra hệ thống đó cịn có hai dãy đèn cách ngưỡng đường CHC 270m và hai hàng đèn ngang, một cách ngưỡng đường CHC 150m và một cách ngưỡng 300m, chúng được thể hiện trên Hình 9-14. Ở nơi có thể dùng đèn tiếp cận như đối tượng khai thác trong 9.5.7 có thể có hai dãy đèn biên kéo dài cách ngưỡng đường CHC 240m và 2 dãy đèn ngang, một cách ngưỡng 150m và một cách ngưỡng 300m.
- Các đèn tim được bố trí với khoảng cách dọc 30m, trong đó đèn gần nhất được bố trí cách ngưỡng đường CHC 30m.
- Thanh sáng ngang đặt cách ngưỡng 300m sẽ được kéo dài về hai bên của các đèn tim mợt khoảng là 15m tính từ tim đường CHC kéo dài.
- Nếu đường tim ở ngồi phạm vi 300m tính từ ngưỡng đường CHC bao gồm những đèn như đèn barret sử dụng trong khoảng cách ngưỡng đường CHC 300 m hoặc hai nguồn sáng ở khoảng 300 m giữa và ba nguồn sáng ở 300 m cuối của đường tim thì đặt bổ sung các thanh sáng ngang cách ngưỡng đường CHC 450 m, 600m và 750m.
2.3.2. Đặc tính
- Các đèn tim của hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT II và III cho 300 m đầu tiên kể từ ngưỡng đường CHC là các đèn barret có màu trắng biến đổi, trừ trường hợp ngưỡng đường CHC dịch chuyển đi 300 m hoặc lớn hơn, đèn tim có thể bao gồm các nguồn sáng đơn phát ánh sáng màu trắng biến đổi. Ở nơi có thể cho phép dùng đèn tiếp cận như đối tượng khai thác theo quy định thì đèn tim của hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT II và III trong 300 m đầu tiên tính từ ngưỡng đường CHC gồm các nguồn phát ánh sáng màu trắng biến đổi như sau:
+ Đèn barret, ở đường tim nằm ngoài ngưỡng đường CHC 300 m bao gồm các đèn barret; hoặc
+ Xen kẽ nguồn sáng đơn và đèn barret, trên đường tim nằm ngoài ngưỡng đường CHC 300 m với nguồn sáng đơn và nguồn sáng đơn trong cùng được đặt cách ngưỡng đường CHC 30 m và các đèn barret trong cùng được đặt cách ngưỡng đường CHC 60 m; hoặc
+ Các nguồn sáng đơn khi ngưỡng đường CHC dịch chuyển đi 300 m hoặc lớn hơn;
2.3.3. Cấu hình tiêu chuẩn:
2.3.3.1. Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT II:
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn tiếp cận và dải đèn 150m crossbar.
- Được tùy chọn sử dụng đèn chớp tuần tự. Có thể được tắt các đèn chớp nằm trong khoảng giữa ngưỡng và hàng đèn cách ngưỡng 30m.
- Yêu cầu sử dụng hệ thống đèn chỉ dẫn đường tiếp cận chính xác (PAPI).
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn ngưỡng đường CHC, đèn cạnh và đèn tim đường CHC.
- Yêu cầu sử dụng đèn cuối đường CHC.
- Yêu cầu bắt ḅc phải có đèn đường lăn tại những đoạn đường cong và đường vòng, đèn tim đường lăn, đèn dừng chờ (stop bars), đèn báo vào vùng nguy hiểm (Runway guard lights) và biển báo hiệu phụ trợ dẫn đường hàng không.
2.3.3.2. Hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT III:
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn tiếp cận và dải đèn 150m crossbar.
- Được tùy chọn sử dụng đèn chớp tuần tự. Có thể được tắt các đèn chớp nằm trong khoảng giữa thềm và hàng đèn cách thềm 30m.
- Yêu cầu sử dụng hệ thống đèn chỉ dẫn đường tiếp cận chính xác (PAPI). Có thể được tắt các đèn PAPI.
- u cầu bắt ḅc phải có hệ thống đèn thềm đường CHC, đèn cạnh đường CHC, đèn tim đường CHC.
- Yêu cầu sử dụng đèn kết thúc đường CHC. - u cầu bắt ḅc phải có đèn vùng chạm bánh. - Yêu cầu sử dụng hệ thống đèn cạnh đường lăn.
- Yêu cầu bắt ḅc phải có đèn đường lăn tại những đoạn đường cong và đường vòng, đèn tim đường lăn, đèn dừng chờ (stop bars), đèn báo vào vùng nguy hiểm (Runway guard lights) và biển báo hiệu phụ trợ dẫn đường.
Hình 63 - Hệ thống đèn tiếp cận chính xác
CAT II Hình 64 - Hệ thống đèn tiếp cận chính xácCAT III