Đèn sân quay đầu đường CHC

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN SÂN BAY CÁC PHƯƠNG TIỆN PHÙ TRỢ DẪN ĐƯỜNG TRONG SÂN BAY (Trang 93)

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG ĐÈN TRONG SÂN BAY

2.6. HỆ THỐNG ĐÈN ĐƯỜNG CẤT HẠ CÁNH (CHC)

2.6.7. Đèn sân quay đầu đường CHC

- Các đèn sân quay đầu đường CHC được lắp đặt trên sân quay đầu đường CHC cho điều kiện tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 350 m, cho phép người lái tàu bay quay đầu tàu bay 180o trở về tim đường CHC.

- Lắp đặt đèn sân quay đầu đường CHC cho sân quay đầu đường CHC sử dụng vào ban đêm.

- Lắp đặt các đèn sân quay đầu đường CHC trên dấu hiệu sân quay đầu đường CHC, trường hợp khơng lắp được thì có thể dịch chúng đi khơng q 30 cm.

- Các đèn sân quay đầu đường CHC trên phần đoạn thẳng của dấu hiệu sân quay đầu đường CHC cách nhau không quá 15 m.

- Các đèn sân quay đầu đường CHC trên đường cong của dấu hiệu sân quay đầu đường CHC cách nhau không quá 7,5 m.

- Các đèn sân quay đầu đường CHC là đèn cố định một hướng, ánh sáng màu xanh lục với kích thước chùm tia sao cho các đèn chỉ được nhìn thấy từ các tàu bay đang lăn trên sân quay đầu đường CHC hoặc đang tiếp cận nó.

2.6.8. Đèn bảo vệ đường cất hạ cánh (Runway guard lights)

2.6.8.1. Mục đích lắp đặt đèn bảo vệ đường CHC:

- Nhằm cảnh báo cho phi công và các lái xe khi hoạt động trên đường lăn không đi vào đường CHC đang hoạt đợng. Có hai dạng chuẩn của đèn bảo vệ đường CHC.

2.6.8.2. Yêu cầu áp dụng:

- Phải có đèn bảo vệ đường CHC, dạng A cho từng giao điểm đường lăn/đường CHC khi đường CHC được sử dụng trong điều kiện:

+ Tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 550 m khi khơng có vạch đèn dừng; + Tầm nhìn trên đường CHC từ 550 m đến 1200 m khi mật đợ giao thơng cao.

Hình 73 - Sân cạnh đường CHC

Hình 74 - Đèn bảo vệ đường CHC 2.6.9. Đèn dải hãm phanh đầu (Stopway light)

- Phải lắp đặt đèn cho dải hãm phanh đầu sử dụng về ban đêm.

- Các đèn dừng được đặt trên suốt chiều dài của đoạn dừng gồm hai dãy song song cách đều ở hai bên tim đường CHC và trùng với những dãy đèn cạnh của đường CHC.

- Các đèn này được đặt gần nhất mép ngang cuối của đoạn dừng, vng góc với trục đoạn dừng, nhưng khơng được cách mép ngồi q 3 m. Các đèn dãy hãm phanh đầu là những đèn cố định một hướng, màu sáng đỏ, theo hướng đường CHC.

2.6.10. Đèn vạch dừng (Stop bars)

- Lắp đặt đèn vạch dừng ở từng vị trí chờ đường CHC khi tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 350 m hoặc từ 350m đến 550m, trừ những nơi:

+ Có chỉ dẫn và qui trình riêng trợ giúp ngăn chặn tàu bay và phương tiện giao thông xâm nhập vào đường CHC;

+ Có qui trình khai thác hạn chế khi tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 550 m và khống chế:

 Số lượng tàu bay trên khu CHC hoạt động tại một thời điểm; và

 Phương tiện tham gia giao thông trên khu cất hạ cánh giảm đến tối thiểu. - Đèn vạch dựng nên được lắp đặt tại vị trí dừng chờ trung gian khi cần thiết để tăng cường cho vạch sơn tín hiệu, để cung cấp điều khiển giao thông bằng phương tiện trực quan.

2.7. HỆ THỐNG ĐÈN ĐƯỜNG LĂN:

2.7.1. Đèn tim đường lăn (Taxiway centre line lights):

- Phải lắp đặt các đèn tim trên các đường lăn ra, đường lăn, sân đỗ sử dụng trong những điều kiện tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 350 m nhằm bảo đảm chỉ dẫn liên tục cho tàu bay di chuyển từ tim đường CHC đến vị trí đỗ tàu bay, trừ trường hợp khi mật đợ giao thơng thấp thì khơng nhất thiết phải lắp đặt các đèn đó nếu các đèn biên đường lăn và sơn tín hiệu đường tim của nó đủ đảm bảo dẫn đường.

- Trong điều kiện tầm nhìn trên đường CHC dưới 350 m, bố trí đèn trên đường lăn với khoảng cách như sau: Ở những đoạn cong, cách nhau khơng q 15m; Trên đường cong bán kính nhỏ hơn 400 m, cách nhau khơng q 7,5m. Khoảng cách này có thể tăng đến 60 m trước và sau đoạn cong.

- Trong điều kiện tầm nhìn trên đường CHC bằng hoặc lớn hơn 350 m, bố trí đèn tim ĐL trên đường lăn ở những đoạn cong với khoảng cách như sau:

Bảng 10 - Khoảng cách bố trí đèn tim đường lăn

Bán kính đường cong Khoảng cách đèn

Dưới 400m 7,5m

Từ 401m tới 899m 15m

Lớn hơn hoặc bằng 900m 30m

2.7.2. Đèn tim đường lăn trên đường lăn thoát nhanh

- Đèn tim trên đoạn cong của đường lăn thoát nhanh được lắp đặt bắt đầu từ một điểm trước tiếp đầu của tim đoạn cong ít nhất 60 m và tiếp tục vượt quá tiếp cuối của đoạn cong đến điểm trên tim đường lăn mà tàu bay có thể đạt tốc đợ lăn bình thường. Các đèn trên đoạn song song với tim đường CHC luôn cách hàng đèn tim của đường CHC ít nhất 60 cm.

- Đèn tim đường lăn cách nhau theo chiều dọc khơng q 15 m, trừ nơi khơng có đèn tim đường CHC thì khoảng cách này có thể lớn hơn nhưng khơng q 30 m.

2.7.3. Đèn tim đường lăn trên đường CHC

Hình 77 - Đèn tim bổ sung đường lăn và đường CHC 2.7.4. Đèn lề đường lăn (Taxiway edge lights).

2.7.4.1.Yêu cầu áp dụng

- Lắp đặt đèn lề đường lăn trên cạnh của sân quay đầu đường CHC, sân chờ, sân đỗ v.v. và trên đường lăn khơng có đèn tim dùng ban đêm, trừ khi không cần đèn lề đường lăn do tính chất hoạt đợng của tàu bay, thì có thể dùng bề mặt phản quang hoặc các phương tiện khác để dẫn đường.

- Đèn lề đường lăn trên đoạn thẳng của đường lăn và đường CHC có mợt phần là đường lăn tiêu chuẩn có khoảng cách dọc khơng q 60 m. Đèn trên đường cong có thể có khoảng cách dưới 60 m để nhìn rõ đường cong.

- Đèn lề đường lăn được lắp đặt thật sát mép đường lăn, sân chờ, sân cạnh đường CHC, sân đỗ, hoặc đường CHC, v.v. hoặc ở ngồi nhưng khơng xa mép quá 3 m.

2.7.5. Đèn báo hiệu đường lăn thoát nhanh (RETILS)

2.7.5.1. Yêu cầu áp dụng

- Mục đích của đèn báo hiệu đường lăn thốt nhanh (RETILS) là dùng RETILS để thông báo cho phi cơng về khoảng cách tới đường lăn thốt nhanh gần nhất trên đường

CHC và tăng khả năng nhận biết vị trí đường lăn thốt nhanh ở tầm nhìn kém và giúp cho phi công phanh hợp lý để đảm bảo tốc đợ thốt ra khỏi đường CHC.

2.7.5.2. Vị trí lắp đặt

- Đèn nhận biết đường lăn thoát nhanh được lắp đặt trên đường CHC sử dụng trong điều kiện tầm nhìn trên đường CHC nhỏ hơn 350m hoặc nơi có lưu lượng giao thông cao - Đèn nhận biết đường lăn thốt nhanh khơng được bật trong trường hợp có đèn hỏng hoặc có hỏng hóc làm cho các đèn khơng hiển thị đầy đủ như bình thường .

- Mợt bợ đèn nhận biết đường lăn thốt nhanh được đặt trên đường CHC cùng phía của tim đường lăn thốt nhanh, mỗi đèn đặt cách nhau 2m và đèn gần tim đường CHC nhất cách đường tim.

2.7.6. Đèn vị trí chờ đường lăn

- Đèn vị trí chờ đường lăn được trang bị ở từng vị trí chờ đường lăn vào đường CHC khi đường CHC được thiết kế sử dụng trong điều kiện tầm nhìn từ 350 m đến 550m.

- Đèn vị trí chờ đường lăn được bố trí bên cạnh dấu hiệu vị trí chờ lăn, cách mép đường lăn 1,5 m (± 0,5 m).

- Đèn vị trí chờ đường lăn bao gồm:

+ Đèn hướng dẫn di chuyển mầu đỏ báo tín hiệu dừng, đèn màu xanh lục cho phép đi;

+ Đèn nháy (Xung) màu đỏ.

- Chùm sáng phải định hướng và sắp xếp sao cho người lái phương tiện đang lăn đến vị trí chờ lăn nhìn thấy.

- Cường đợ ánh sáng phải thích hợp với điều kiện tầm nhìn và mơi trường chiếu sáng theo điều kiện sử dụng vị trí chờ lăn nhưng khơng được làm lóa mắt người lái.

2.7.7. Đèn vị trí chờ lăn trung gian (Intermediate holding lights).

2.7.7.1. Yêu cầu áp dụng:

- Trừ nơi đã lắp đặt đèn vạch dừng, đèn vị trí chờ lăn trung gian được bố trí tại vị trí chờ lăn trung gian để sử dụng khi tầm nhìn trên đường CHC dưới 350 m.

- Có thể lắp đặt đèn chờ lăn trung gian tại vị trí chờ lăn trung gian ở nơi khơng có biển báo chỉ dẫn dừng-và-đi như đèn vạch dừng.

2.7.7.2. Vị trí

- Lắp đặt đèn chờ lăn trung gian dọc theo phía trước sơn tính hiệu vị trí chờ lăn trung gian 0,3 m.

2.8. HỆ THỐNG ĐÈN SÂN ĐỖ

2.8.1. Đèn chỉ dẫn di chuyển ở vị trí đỗ tàu bay (Aircraft stand manoeuvringguidance lights) guidance lights)

- Đèn chỉ dẫn tàu bay di chuyển vào vị trí đỗ được lắp đặt cho từng vị trí đỗ tàu bay trên sân đỗ và sân cạnh đường CHC trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, trừ trường hợp có chỉ dẫn bằng phương tiện khác.

- Đèn chỉ dẫn tàu bay di chuyển vào vị trí đỗ được đặt thống nhất với các dấu hiệu vị trí đỗ tàu bay.

- Những đèn chỉ dẫn di chuyển, khơng phải đèn chỉ vị trí dừng, là đèn cố định màu vàng, nhìn thấy được qua khe nhìn chỉ dẫn di chuyển.

- Các đèn dùng để chỉ rõ các đường vào, ra và quay có khoảng cách không quá 7,5 m trên đoạn cong và không quá 15 m trên đoạn thẳng.

- Các đèn chỉ vị trí dừng là đèn cố định, mợt hướng, màu đỏ.

- Thiết kế mạch điện đáp ứng u cầu: Khi đèn bật sáng thì vị trí đỗ tàu bay được sử dụng và tắt thì vị trí đỗ tàu bay khơng được sử dụng.

2.8.2. Đèn chiếu sáng sân đỗ

- Có thể trang bị đèn chiếu sáng trên sân đỗ tàu bay, khu xử lý khử băng/chống đóng băng và trên vị trí đỗ tàu bay biệt lập được khai thác, sử dụng vào ban đêm.

- Có thể lắp đặt đèn chiếu sáng sân đỗ tàu bay nhằm chiếu sáng đều cả sân đỗ, với độ sáng tối thiểu phục vụ phi công đang bay và ở trên mặt đất, nhân viên kiểm soát tại sân bay và sân đỗ tàu bay và các nhân viên phục vụ trên sân đỗ. Nên chọn vị trí và hướng đèn sao cho mợt vị trí đỗ tàu bay có thể nhận được ánh sáng từ hai hoặc nhiều hướng để giảm bóng xuống tối thiểu.

2.8.3. Hệ thống dẫn đỗ tàu bay bằng mắt (Visual docking guidance system)

- Hệ thống dẫn đỗ tàu bay bằng mắt được trang bị khi các phương thức đánh dấu khác không dùng được bao gồm đèn chỉ dẫn phương vị và đèn báo vị trí dừng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong mọi thời tiết, tầm nhìn và trạng thái mặt đường khi hệ thống dự kiến sử dụng cả ban ngày và ban đêm, nhưng khơng làm lóa mắt người lái.

2.8.3.1. Đèn chỉ dẫn phương vị

- Vị trí:

+ Đèn chỉ phương vị được đặt phía trên hoặc gần đường tim đỗ tàu bay kéo dài phía trước đầu tàu bay để từ cabin tàu bay trong suốt thời gian lăn vào vị trí đỗ phi cơng đều nhìn thấy các tín hiệu và khi vào vị trí đỗ ít nhất phi cơng bên trái nhìn thấy chúng.

- Đặc tính:

+ Đèn chỉ phương vị cần chỉ rõ hướng trái/phải giúp cho phi công xử lý và giữ được hướng vào mà không phải nhờ đến chỉ lệnh.

+ Khi dùng màu sắc thay đổi để chỉ phương vị thì màu xanh lục được sử dụng để nhận biết đường tim và màu đỏ dùng để chỉ độ lệch khỏi đường tim.

2.8.3.2. Đèn chỉ vị trí dừng tàu bay

- Vị trí:

+ Đèn chỉ vị trí dừng tàu bay cần được lắp đặt ở vị trí nút giao hoặc ở gần nút giao, đèn chỉ phương vị được lắp đặt sao cho phi cơng có thể quan sát thấy cả góc phương vị và sơn tín hiệu dừng mà khơng cần quay đầu.

+ Nên lắp đặt đèn chỉ vị trí dừng tàu bay sao cho cả phi cơng ngồi bên trái và bên phải đều nhìn thấy (ít nhất cũng phải đảm bảo cho phi cơng ngồi bên trái nhìn thấy.)

- Đặc tính:

+ Đèn báo vị trí dừng phải chỉ rõ vị trí dừng cho tàu bay, cho biết thơng tin về tốc độ cuối cùng để phi công hãm dần tàu bay cho đến khi dừng hoàn toàn ở vị trí dừng.

+ Đèn báo vị trí dừng tàu bay cho biết thơng tin về tốc đợ ở trước khoảng cách ít nhất là 10 m.

+ Đèn báo vị trí dừng tàu bay thay đổi màu sắc như sau: màu xanh lục thì tàu bay được tiếp tục lăn, màu đỏ cho biết đến đúng vị trí dừng, trừ khi khoảng cách trước điểm dừng ngắn, có thể dùng màu thứ ba để thông báo cho biết đã ở cạnh điểm dừng.

2.9. KIỂM SOÁT CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG ĐÈN TIẾP CẬN VÀ ĐÈN ĐƯỜNGCẤT HẠ CÁNH CẤT HẠ CÁNH

- Việc nhận biết đèn phụ thuộc vào cảm giác về độ tương phản giữa đèn và nền của nó. Nếu bay ban ngày, trên đường tiếp cận cần cường độ chiếu sáng tối thiểu 2000 hoặc 3000 cd, đèn tiếp cận phải có cường đợ chiếu sáng khoảng 20.000 cd. Trong điều kiện sương mù ban ngày rất sáng, có thể khơng có đèn đủ cường đợ chiếu sáng hiệu quả.

- Mặt khác, khi thời tiết quang trong đêm tối có thể cần cường đợ chiếu sáng khoảng 100 cd cho đèn tiếp cận và 50 cd cho đèn mép đường CHC. Tuy nhiên ngay cả khi đèn

gần hơn miền chiếu sáng nhìn thấy được thì phi cơng đơi khi vẫn cho rằng các đèn mép đường CHC không đủ sáng.

- Trong sương mù ánh sáng bị tán xạ rất cao. Ban đêm ánh sáng tán xạ này làm tăng độ sáng của sương mù trên khu vực tiếp cận và đường CHC cho nên, để tăng tầm nhìn của đèn thì phải tăng cường đợ của chúng lên trên 2000 hay 3000 cd. Khi cố gắng tăng tầm xa chiếu sáng để các đèn có thể được nhìn thấy chủ yếu vào ban đêm thì cường đợ của chúng khơng được tăng quá mức làm cho phi cơng bị chói ở khoảng cách gần.

- Từ những điều nói trên cho thấy việc điều chỉnh cường độ các đèn trong hệ thống đến tiếp cận của sân bay cho phù hợp với các điều kiện dự kiến là rất quan trọng nhằm đạt.

2.10. SÂN BAY ĐÀ NẴNG VỀ ĐÊM

Hình 79 - Sân bay Đà Nẵng về đêm 2.10.1. Hệ thống đèn tín hiệu Cảng HKQT Đà Nẵng

- Được thiết kế dựa trên các yêu cầu kỹ thuật trong Annex 14 của ICAO để trợ giúp cho phi cơng xác định vị trí đường CHC và sân bay bằng mắt trong các điều kiện khác

chuyển trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ đồng thời phát hiện các phương tiện xâm nhập bất ngờ vào đường CHC. Để đạt được u cầu đó thì hệ thống đèn phải tn thủ các yêu cầu kỹ thuật về vị trí lắp đặt, màu sắc ánh sáng, kiểu ánh sáng, cường độ sáng, hướng phát sáng và quan trọng nhất phải đồng bộ với các hệ thống dẫn đường khác có trong sân bay.

2.10.2. Màu sắc ánh sáng đèn

- Theo tiêu chuẩn của ICAO, gồm các màu trắng, đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh da trời.

+ Màu trắng được sử dụng cho đường băng chính, đèn tiếp cận. + Màu đỏ được sử dụng dùng làm đèn giới hạn, đèn chướng ngại. + Màu vàng được sử dụng ở điểm chờ tại đường lăn.

+ Màu xanh lá cây sử dụng cho đèn thềm đường băng và đèn tim đường lăn. + Màu xanh da trời sử dụng cho đèn lề đường lăn và đèn sân đỗ.

2.10.3. Hệ thống đèn tiếp cận

- Được đặt ở đầu đường cất hạ cánh, cung cấp thông tin về tim đường băng, độ thăng bằng của máy bay nơi khơng có ánh sáng nền, các thơng tin về địa hình và dựa vào

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN SÂN BAY CÁC PHƯƠNG TIỆN PHÙ TRỢ DẪN ĐƯỜNG TRONG SÂN BAY (Trang 93)