Từ những đặc điểm về phát hành, lưu thông, giao dịch của tiền mã hóa, có thể thấy tiền mã hóa mang một số ưu điểm như sau:
Số hóa: tiền mã hóa là sản phẩm của hoạt động kỹ thuật số, được hình thành
từ cơng nghệ blockchain kết hợp cơng nghệ mật mã. Do đó, tất cả các giao dịch, phát hành, lưu giữ tiền mã hóa đều diễn ra trên máy tính và khơng đươc thực hiện dưới dạng vật chất. Để thực hiện giao dịch, trao đổi, cất trữ tiền mã hóa, người dùng cũng phải sử dụng hệ thống máy tính và các cơng cụ bảo mật.
Phi tập trung và loại bỏ các trung gian: Khác với các loại tiền pháp định hiện
nay được quản lý và giao dịch tập trung (CeFi – Centralized Finance) thông qua các ngân hàng và trung gian tài chính và các giao dịch này thường phải mất phí cho các tổ chức trung gian, bị kiểm sốt bởi các Ngân hàng và Chính phủ các nước. Tiền mã hóa có đặc điểm giao dịch là phi tập trung (DeFi - Decentralised Finance), tiền mã hóa được chuyển giao trực tiếp từ người này sang người kia thông qua mạng lưới Blockchain và không bị kiểm soát bởi bất cứ tổ chức trung gian nào, các chủ thể tham gia giao dịch sẽ chịu trách nhiệm bảo mật và trách nhiệm với từng quyết định của
mình.
Tốc độ giao dịch nhanh chóng: Do loại bỏ các khâu trung gian giao dịch mà
thực hiện kết nối, xử lý trực tiếp giữa các bên liên quan (P2P - Peer to Peer), giao dịch tiền mã hóa có thể giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch so với các hệ thống giao dịch tập trung truyền thống.
Tính khơng đảo ngược: Do cơ chế đồng thuận giao dịch của tiền mã hóa, do
đó tiền mã hóa được bảo đảm tính bảo mật, khi giao dịch được xác lập thì thì sẽ được xác nhận trên mạng lưới blockchain và tạo ra một lịch sử rõ ràng từ khi thiết lập giao dịch đến khi kết thúc giao dịch. Do đó các giao dịch này không thể làm giả, sao chép hay đảo ngược hay bị chiếm quyền kiểm quyền sốt.
Tính ẩn danh: Do khơng qua đơn vị trung gian, việc chuyển tiền dễ dàng, chỉ
cần biết địa chỉ ví của người nhận là có thể thực hiện giao dịch các giao dịch tiền mã hóa được thực hiện và hồn thành mà khơng cần bất kỳ thơng tin nào về cá nhân, danh tính của người giao dịch được bảo mật.
Tiết kiệm chi phí: Do loại bỏ các trung gian trong giao dịch, nên giao dịch bằng
tiền mã hóa có thể thực hiện một các miễn phí, giúp tiết kiệm tiền cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong trường hợp gửi tiền quốc tế, sử dụng tiền mã hóa thường ít tốn kém hơn so với các dịch vụ truyền thống.
Tuy nhiên tiền mã hóa cũng có một số nhược điểm như sau:
Thiếu tính riêng tư: Xuất phát từ tính minh bạch của công nghệ blockchain,
khi một giao dịch hồn thành thì số dư tài khoản và các giao dịch đều có thể bị mọi người trên mạng lưới xem xét. Nếu một ai đó biết được địa chỉ ví tiền mã hóa của người khác, họ có thể xem tồn bộ thông tin về số dư và lịch sử giao dịch của người đó trên hệ thống.
Khơng có hệ điều hành tập trung: Đối với các tài khoản thơng thường, ví dụ
như tài khoản ngân hàng, khi bạn mất thẻ hoặc mật khẩu bạn có thể đến ngân hàng, xuất trình các giấy tờ chứng minh để lấy lại mật khẩu. Tuy nhiên do hệ thống blockchain khơng có quyền quản lý tập trung, nên khi người sử dụng gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng tài khoản của mình sẽ khó nhận được sự hỗ trợ vì bất
cứ ai trong hệ thống cũng có quyền ngang nhau.
Chi phí giao dịch ngày càng tăng: Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI) do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge tổng hợp, tổng năng lượng tiêu thụ bởi quá trình khai thác Bitcoin có thể đạt 128 terawatt/giờ (TWh) trong năm 2021, tương đương 0,6% tổng sản lượng điện của thế giới, thậm chí nhiều hơn tồn bộ mức tiêu thụ điện của Na Uy (CBEC, 2021). Hệ thống xử lý giao dịch cần tiêu thụ lượng điện năng cực lớn để vận hành, do đó chi phí cho mỗi giao dịch tiền mã hóa cũng sẽ tăng lên trong tương lai.
Tốc độ xử lý giao dịch chậm: Tốc độ xử lý các giao dịch trên mạng lưới Blockchain hiện tại vẫn thấp hơn tốc độ xử lý giao dịch của các hệ thống thanh tốn hiện tại. Mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý khoảng 07 giao dịch một giây trong khi mạng lưới Visa có thể xử lý trên 65.000 giao dịch một giây. (https://www.paycec.com/, 2021).
Giá trị biến động lớn: Giá trị của tiền mã hóa do cộng đồng người sử dụng
quyết định dựa trên quá trình sử dụng và phát triển của chúng, ngồi ra cịn dựa trên lịng tin của người sử dụng chứ khơng được bảo đảm bởi bất cứ hàng hóa hay đơn vị tiền tệ nào khác. Do đó giá trị của tiền mã hóa sẽ có sự tăng giảm thất thường tùy theo sự quan tâm và đánh giá của các nhà đầu tư về khả năng của nó trong tương lai. Mặt khác, khi các nhà đầu tư đã có sự quan tâm nhất định đến tiền nhưng các nhà quản lý và Chính phủ vẫn chưa có động thái gì để quản lý và kiểm sốt cũng là một trong những lý do khiến tiền mã hóa có sự biến động lớn.
1.2. Lý luận về các quy định pháp lý về tiền mã hóa
1.2.1. Các vấn đề pháp lý về tiền mã hóa
Mặc dù tiền mã hóa là một đoạn mã được tạo ra bởi các thuật tốn máy tính kết hợp giữa cơng nghệ blockchain và công nghệ mật mã học, tuy nhiên, tiền mã hóa được cộng đồng đón nhận coi đây là một loại “tài sản” dể thực hiện đầu tư, kinh doanh, giao dịch. Do đó, khi nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của tiền mã hóa luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ về bản chất pháp lý của tiền mã hóa, xác định tính chất “tài sản” của tiền mã hóa để làm rõ tiền mã hóa có phải là một loại tài sản hay
khơng? Và nếu được coi là một loại tài sản thì tiền mã hóa được coi là loại tài sản gì? Tiền mã hóa có được coi là một hàng hóa, dịch vụ hay một loại chứng khốn, cơng cụ tài chính hay khơng. Khi xác định được bản chất pháp lý của tiền mã hóa tiếp đó cần nghiên cứu đến các quy định pháp luật, các điều khoản, chính sách của Nhà nước điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các hoạt động đầu tư kinh doanh, giao dịch loại “tài sản” này như: quy định về phát hành tiền mã hóa để xác định tiền mã; quy định về kinh doanh, giao dịch, trao đổi tiền mã hóa và các quy định về thuế, phịng chống rửa tiền của tiền mã hóa.
1.2.2. Lý luận về tiền mã hố dưới góc độ các quy định pháp luật của Việt
Nam
1.2.2.1. Quy định về bản chất pháp lý của tiền mã hóa
• Tiền mã hóa dưới góc độ là một loại tài sản
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có các quy định tiền mã hóa là một loại tiền hay tài sản.
Theo định nghĩa về tài sản quy định tại Điều 105, Bộ Luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy, tài sản được tồn tại dưới dạng sau:
-Vật: Bộ luật dân sự năm 2015 khơng có định nghĩa về Vật mà chỉ liệt kê về Vật, bao gồm vật chính và vật phụ; vật chia được và không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ và vật khơng đồng bộ….Như vậy, Vật thơng thường sẽ có các đặc tính vật lý cụ thể, tiền mã hóa là các đoạn mã máy tính được hình thành thơng qua các thuật tốn của máy tính, do đó tiền mã hóa khơng được là Vật theo quy định tại BLDS 2015.
-Tiền, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về tiền. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có nêu rõ “ Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam”. Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Ngân hàng Nhà nước có nêu: “Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực”. Do không phải là Đồng Việt Nam và cũng không phải là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác
và không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành hay Ngân hàng nước ngoài phát hành nên tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định. Và tiền mã hóa cũng khơng phải khơng phải là phương tiện thanh toán theo pháp luật Việt Nam. Do tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2012/NĐ-CP đã liệt kê ra 07 phương tiện thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (loại trả trước) và ví điện tử. Tiền mã hóa khơng thuộc 07 loại trên, nên tiền mã hóa khơng phải là phương tiện thanh tốn.
- Giấy tờ có giá: pháp luật Việt Nam có một số khái niệm về giấy tờ có giá như sau:
+ Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
+ Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
+ Ngoài các giấy tờ được nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ- CP thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
Từ đó, có thể nhận thấy tiền mã hóa khơng phải là một loại giấy tờ có giá theo pháp luật Việt Nam do khơng mang đặc điểm của một loại giấy tờ có giá.
- Quyền tài sản: Theo quy định tài điều 115 Bộ luật dân sự 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Quyền tài sản ngồi các loại quyền như quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng đất đã được quy định một cách rõ ràng thì bao gồm các quyền khác có trị giá bằng tiền như quyền địi nợ,…. Có thể thấy quyền tài sản là một tài sản có xác định được chủ thể sở hữu thông qua các giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ xác nhận quyền khác. Tiền mã hóa có đặc điểm là ẩn danh nên khơng có các chứng nhận hay giấy tờ xác nhận quyền, do đó khơng được
coi là quyền tài sản.
Từ những phân tích trên, có thể thấy tiền mã hóa khơng được coi là tài sản theo quy định của BLDS 2015. Do không phải là một loại tài sản nên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các quy phạm pháp luật liên quan đến tiền mã hóa như: pháp luật dân sự, thuế, thương mại. Do tiền mã hóa khơng phải là một loại tài sản nên các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa sẽ không được điều chỉnh bởi luật dân sự và giá trị pháp lý
của các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa sẽ khó có thể xác định được do không
xác định được loại khách thể trong các giao dịch này và khi có tranh chấp xảy ra thì cơ quan Nhà nước sẽ khơng có quy định để áp dụng.
• Quy đinh pháp luật về tiền mã hố dưới góc độ một loại hàng hoá, dịch vụ
Theo quy định tại điều khoản 2, điều 3 Luật thương mại năm 2005, hàng hóa là “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai”. Như vậy, hàng hóa để đưa vào lưu thơng thì phải được ghi nhận là một loại tài sản. Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa chỉ là một đoạn mã được hình thành bới thuật tốn máy tính và khơng phải là một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam, do đó, xét theo quy định tại Luật thương mại, tiền mã hóa cũng khơng phải là một loại hàng hóa.
Luật thương mại khơng định nghĩa về dịch vụ, tuy nhiên, khoản 9 Điều 3 quy định, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Điều 513 và Điều 514 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” và đối tượng của hợp đồng dịch vụ là “cơng việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Do đó, dịch vụ được hiểu là một dạng “công việc” mà một bên cung ứng cho bên kia. Đối chiếu với các quy định này thì tiền mã hóa khơng phải là một loại dịch vụ. Tiền mã hóa cũng có một dạng tương tự dịch vụ
là utility token, tuy nhiên đây chỉ được coi là quyền tiếp cận/ sử dụng dịch vụ trong tương lai của người phát hành chứ bản chất tiền mã hóa dạng này chưa được coi là một loại dịch vụ.
• Quy định pháp luật về tiền mã hố dưới góc độ là một loại chứng khoán Theo quy định tại khoản 1, điều 4, Luật chứng khoán năm 2019, “ Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; c) Chứng khoán phái sinh; d) Các loại chứng khốn khác do Chính phủ quy định”. Tiền mã hóa rõ ràng khơng phải là một loại chứng khốn theo pháp luật Việt Nam, do không thuộc các trường hợp được liệt kê trong quy định tại Luật chứng khoán. Mặc dù một số loại tiền mã hóa mang bản chất của chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành như securities token.
• Quy định pháp luật về tiền mà hóa dưới góc độ là một cơng cụ tài chính Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và theo Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, như dịch vụ ví điện tử. Tiền mã hóa khơng phải là tiền giấy, tiền kim loại hay tiền điện tử theo pháp luật Việt Nam và tiền mã hóa cũng khơng phải là
một loại phương tiện thanh toán theo quy đinh tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, tiền mã hóa khơng phải là phương tiện thanh tốn. Việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính.
Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013), ngoại hối bao gồm: “a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung
châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ