.Cần ban hành quy định về thuế đối với tiềnmã hóa

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 81 - 83)

Khi đã cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, thì việc cá nhân hoặc chủ thể thực hiện kinh doanh và thu lợi nhuận từ việc chênh lệch giá của tiền mã hóa là hoạt động hợp pháp và phải chịu thuế dựa trên lợi nhuận mà mình thu được. Trên thực tế lượng tiền giao dịch hằng ngày tại Việt nam lên đến hàng trăm tỷ đồng và nhiều cá nhân, tổ chức thu được lợi nhuận lớn từ việc giao dịch, mua bán tiền mã hóa và cũng có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang thiết lập hệ thống “đào” tiền mã hóa và thu lợi từ số tiền mã hóa được đào ra nhưng cơ bản đều khơng khai báo và đóng thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước…. Việc xây dựng cơ chế và các quy định thuế đối với tiền mã hóa là hết sức cần thiết để đảm bảo không làm thất thu thuế của nhà nước và đảm bảo cơng bằng cho các hình thức kinh doanh khác trên thị trường. Tuy nhiên, việc đặt lợi nhuận của tiền mã hóa vào loại thuế nào và mức thu ra sao phụ thuộc vào chính sách của nhà nước trong việc muốn khuyến khích hay hạn chế các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa và điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Đa số các nước miễn thuế giá trị gia tăng cho tiền mã hóa, chỉ phải chịu thuế doanh thu hay cịn gọi là thuế thu nhập. Ngồi ra, tùy theo loại hình dịch vụ kinh doanh đối với tiền mã hóa mà nhà lập pháp cũng phải thiết lập và cân nhắc các mức thu thuế khác nhau.

3.1.4. Cần ban hành quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

đối với tiền mã hóa

Việc các tổ chức tội phạm lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện các hành vi nhằm rửa tiền và tài trợ khủng bố là rất phổ biến tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Ở Việt Nam hiện nay chưa có thống kê cụ thể nào về các vụ việc rửa tiền bằng tiền mã hóa hay chưa có vụ án được xét xử nào liên quan đến việc rửa tiền và tài trợ khủng bố thơng qua tiền mã hóa. Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều vụ việc lợi dụng tiền

mã hóa làm cơng cụ để thực hiện các hành vi rửa tiền như điển hình là vụ việc tổ chức tội phạm Silk Road lợi dụng tiền mã hóa để rửa tiền. Theo như thông tin từ một số tờ báo, FBI đã tịch thu được 2 ví chứa khóa 174.000 đồng Bitcoin, và với giá trị Bitcoin vào thời điểm đỉnh là 69.000 USD một đồng vào tháng 11 năm 2021 thì giá trị Bitcoin nêu trên trị giá khoảng 12 tỷ USD. Trong khi đó, chính quyền Bulgaria cũng từng tịch thu được hơn 210.000 Bitcoin thông qua việc triệt phá các tổ chức tội phạm. Và

số Bitcoin này nằm ở nhiều ví điện tử khác nhau (https://laodong.vn/, 2021). Như

vậy, có thể thấy, các tổ chức tội phạm đã lợi dụng tính ẩn danh và phi tập trung của tiền mã hóa để thực hiện các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố . Các cơ quan quản lý của nước ngoài và của Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề các tổ chức tội phạm lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện các hành vi phạm tội như thơng cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước ngày 27/02/2014 cũng khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp. Ngày 16/5/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện pháp luật về phịng chống rửa tiền thơng qua tài sản ảo” để đưa ra các hướng về rà sốt, hồn thiện pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước vẫn chưa ban hành bất cứ quy định pháp luật nào về phịng chống rửa tiền. Khi chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thì các cơ quan chức năng sẽ khơng có cơ chế để xử lý các vụ việc liên quan, các tổ chức tài chính, ngân hàng cũng không thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi trên. Hơn nữa, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 34 của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) vào tháng 5/2007. Với tư cách là thành viên của APG, Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy định tại “Điều khoản tham chiếu của APG”, bao gồm: Thực hiện các hành động cần thiết nhằm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; Thực hiện các hành động, các bước tích cực, chủ động nhằm phát triển, thông qua và thực thi luật pháp và các biện pháp khác về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố dựa trên chuẩn mực quốc tế đã được thừa nhận.

yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của mục tiêu phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam và để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về chống rửa tiền.

3.2. Giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia về ban

hành quy định pháp lý đối với tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)