Kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 71 - 75)

2.2 .Quy định pháp lý của của một số quốc gia về tiềnmã hóa

2.2.5 .Quy định của Australia

2.3. Nhận xét và kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.3.2. Kinh nghiệm đối với Việt Nam

Mặc dù các quy định pháp luật và cách tiếp cận về tiền mã hóa của các quốc gia là khác nhau và chỉ mới ở giai đoạn sơ khai ban đầu, tuy nhiên, từ cách tiếp cận của các quốc gia có thể rút ra một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Mặc dù Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn

pháp, tuy nhiên, Nhà nước cần đánh giá, xem xét lại các quan điểm, ý kiến trên cơ sở tham khảo quốc tế. Cần thận trọng xem xét việc cấm tuyệt đối các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa với lý do: (i) Do tiền mã hóa được giao dịch ẩn danh và xuyên biên giới và phi tập trung do đó việc cấm các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa là khơng khả thi, (vì nếu cấm trường hợp thì sẽ khơng thể thực hiện các biện pháp quản lý như: Các yêu cầu về xác định khách hàng đối với các giao dịch có liên quan, hoặc quản lý giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung có hoạt động tại Việt Nam); (ii) Việc cấm một cách cứng nhắc sẽ hạn chế thúc đẩy các hoạt động sáng tạo công nghệ, có thể dẫn đến việc thất thu thuế đồng thời khó xử lý các vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân liên quan);

Thứ hai, cần thiết phải xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa để từ đó xây dựng các quy định pháp luật để nhằm thực hiện các biện pháp quản lý giúp ngăn chặn các rủi ro liên quan, đặc biệt là rủi ro trốn lậu thuế và rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các quy định pháp lý này cần nghiên cứu và từng bước xây dựng, hồn thiện trên cơ sở rà sốt các quy định pháp luật hiện hành, có tính đến các đặc thù của tiền mã hóa. Các quy định pháp luật cần đảm bảo công tác quản lý để hạn chế tối đa các hoạt động vi phạm liên quan và đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo, phát triển khoa học, công nghệ mới trong bối cảnh quốc gia đang tập trung vào các chương trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và phát triển những lợi ích của cơng nghệ sổ cái phân tán như cơng nghệ blockchain nói riêng, và phải bảo đảm phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng;

Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý, giám

sát đối với tiền mã hóa, trong đó có hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng và quản lý chặt chẽ hoạt động của các sàn giao dịch tiền mã hóa; khuyến cáo người dân, nhà đầu tư về các rủi ro liên quan đến tiền mã hóa; hợp tác với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh các liên quan tiền mã hóa như: các doanh nghiệp phát triển tiền mã hóa, các sàn giao dịch hay các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi từ tiền pháp định sang tiền mã hóa để có các hướng dẫn, cảnh báo và xử lý kịp thời, qua đó có thể ngăn chặn các rủi ro liên quan. Việc quản lý tiền mã hóa cần tập trung vào các định

chế trung gian, nhất là nhà cung cấp sàn giao dịch và ví lưu trữ tài sản mã hóa, tiền mã hóa, nhà phát triển công nghệ;

Thứ tư, Song song với việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật để

quản lý, xử lý tiền mã hóa, các quốc gia đã và đang tập trung nghiên cứu đánh giá tiềm năng và ứng dụng của công nghệ blockchain; Nhà nước nên thực hiện đầu tư và thử nghiệm một số sản phẩm, dịch vụ được phát triển dựa trên nền tảng cơng nghệ blockchain nhằm nâng cao tính hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của mình. Do đó, việc xây dựng các quy định pháp luật để phát triển các ứng dụng của cơng nghệ blockchain nói chung là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi cả các cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân trong hiện tại và tương lai gần.

Kết luận chương 2

Chương 2 của Luận văn nghiên cứu các quy định pháp lý về tiền mã hóa của 05 quốc gia tại các khu vực khác nhau trên thế giới như tại châu Mỹ, châu Âu, châu

Á và châu Australia. Trong Chương này của luận văn, tác giả đã nghiên cứu quan

điểm của các quốc gia về tiền mã hóa, đồng thời nghiên cứu các quy định pháp lý nhằm xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa, quy định pháp lý nhằm quản lý các hoạt động phát hành, giao dịch, lưu thông tiền mã hóa, quy định pháp lý về quản lý thuế và các quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các quốc gia nêu trên. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đã rút ra được một số nhận xét chung về việc ban hành quy định pháp lý về tiền mã hóa của các quốc gia như sau: Mỗi quốc gia khác nhau lại có quan điểm khác nhau về tiền mã hóa, tuy nhiên: (i) Hầu hết các quốc gia đều không coi tiền mã hóa là một loại tiền tệ mà coi tiền mã hóa là một loại tài sản, hàng hóa hoặc một loại chứng khốn (ii) Các quốc gia đều chưa ban hành các quy định riêng biệt về quản lý tiền mã hóa mà từ bản chất pháp lý của tiền mã hóa, các quốc gia sẽ áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các vấn đề liên quan như quản lý các hoạt động phát hành, quản lý kinh doanh, giao dịch tiền mã hóa và quản lý thuế và phịng chống rửa tiền đối với tiền mã hóa.

Việc nghiên cứu pháp lý của các quốc gia nêu trên là cơ sở và quan điểm pháp lý khác nhau cung cấp cơ sở cũng như quan điểm khác nhau và là kinh nghiệm để

Việt Nam xây dựng và ban hành các quy định về tiền mã hóa phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Việc phân tích những khía cạnh pháp lý khác nhau của tiền mã hóa như phân tích các quy định về bản chất pháp lý của tiền mã hóa, các quy định về phát hành, quản lý giao dịch tiền mã hóa và các quy định về thu thuế, chống rửa tiền đối với tiền mã hóa giúp Việt Nam học hỏi được cách thức các quốc gia xây dựng các quy định pháp luật liên quan. Theo kinh nghiệm của các quốc gia, Việt Nam cần phải có cơ chế pháp lý rõ ràng về tiễn mã hóa, trong đó có thể nghiên cứu áp dụng các quy định hiện hành để áp dụng đối với tiền mã hóa hoặc xây dựng các quy định pháp luật mới để quản lý phát hành, lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa, quản lý thuế, quản lý và thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố …. đối với tiền mã hóa. Đồng thời, Việt Nam cần phải có các chính sách quản lý, phân cấp cơ quan quản lý phù hợp đi kèm với các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng, nhà đầu, các định chế tài chính và tồn xã hội; tương thích, hài hịa với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia khác trên thế giới.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)