.Quy định của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 53 - 58)

2.2 .Quy định pháp lý của của một số quốc gia về tiềnmã hóa

2.2.2 .Quy định của Hoa Kỳ

Ở cấp độ liên bang, Chính phủ Hoa Kỳ chưa chính thức thừa nhận tiền mã hóa là một cơng cụ thanh tốn, tuy nhiên Hoa Kỳ cũng có nhiều động thái ghi nhận về tiền mã hóa như: Thừa nhận sự tồn tại của tiền mã hóa, bước đầu có những quy định ở cấp độ liên bang nhằm điều chỉnh các giao dịch về tiền mã hóa, thừa nhận tiền mã hóa là một loại tài sản và buộc các chủ thể tiến hành giao dịch tiền mã hóa phải đóng thuế khi rơi vào các trường hợp đã được pháp luật quy định.

2.2.2.1. Bản chất pháp lý của tiền mã hóa

Tại Hoa kỳ hiện nay vẫn chưa có các quy định pháp lý thống nhất giữa cấp độ liên bang và cấp độ bang về tiền mã hóa. Tuy nhiên, căn cứ vào từng trường hợp cụ cụ thể và từng hoạt động có liên quan (khai thác, phát hành, giao dịch, mua bán, chuyển nhượng…) các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ sẽ xác định bản chất pháp lý của

loại tài sản này là: Chứng khốn, cơng cụ thanh tốn hay hàng hóa, tiện ích. Đồng

thời áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa phát sinh trong đời sống.

Việc xác định bản chất pháp lý, áp dụng các quy định pháp lý để xử lý các vụ việc cụ thể cũng như đề xuất xây dựng các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến

tiền mã hóa được thực hiện bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity

Futures Trading Commission - CFTC), Ủy ban chứng khoán (Securities and

Exchange Commission - SEC), Bộ Tài chính, Bộ tư pháp cũng như các Ủy ban thuộc quốc hội Hoa Kỳ. Cụ thể:

(i) Mạng lưới chống tội phạm tài chính thuộc Bộ tài chính Hoa Kỳ (Financial

Crimes Enforcement Network - FINCEN): Theo hướng dẫn số FIN-2013-G001 ngày 18/03/2013 về áp dụng các quy định của FINCEN đối với việc quản lý, giao dịch và trao đổi và sử dụng tiền mã hóa, FINCEN định nghĩa tiền là tiền xu hoặc tiền giấy do Hoa Kỳ hoặc các quốc gia khác phát hành nhằm mục đích định rõ là tiền pháp định được lưu hành, đươc chấp nhận và sử dụng như phương tiện trao đổi. Không giống như tiền pháp định, tiền mã hóa là một phương tiện trao đổi và hoạt động như tiền tệ trong một số mơi trường nhưng khơng có đầy đủ các thuộc tính của tiền pháp định. Cụ thể, tiền mã hóa khơng có địa vị pháp lý của tiền pháp định ở bất cứ quốc gia nào (FINCEN, 2013). Tiền mã hóa chỉ là loại tiền ảo có khả năng chuyển đổi, là loại tiền mã hóa có giá trị tương đương tiền thật, hoặc có thể thay thế tiền thật.

(ii) Theo Sở thuế vụ Hoa Kỳ (The Internal Revenue Service - IRS): theo hướng dẫn về việc áp dụng các quy định về thuế hiện hành đối với các giao dịch sử dụng tiền mã hóa số IR-2014-21, IRS thừa nhận tiền mã hóa có thể sử dụng để thanh tốn cho hàng hóa, dịch vụ hoặc nắm giữ nhằm mục đích đầu tư (IRS, 2014).

(iii) Theo Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC): CFTC coi tiền mã hóa

giống như nhiều loại hàng hóa vơ hình khác mà CFTC cơng nhận trong q trình hoạt động của mình. Dưới góc độ hàng hóa, tiền mã hóa bao gồm bất cứ biểu hiện số của giá trị có chức năng như phương tiện trao đổi, và bất cứ biểu hiện số của đơn vị kế toán được sử dụng như một dạng tiền tệ. Tiền mã hóa có thể thể hiện dưới dạng đơn vị (unit), xu hoặc đồng kỹ thuật số (token hoặc coin); có thể phân phối bởi các hợp đồng thông minh hoặc theo cách thức khác (CFTC, 2020). Tuy nhiên, CFTC cũng thừa nhận là chưa có một định nghĩa rõ ràng về tiền mã hóa vào thời điểm này.

(iv) Theo Ủy ban Chứng khốn Hoa Kỳ (SEC): SEC khơng đưa ra bất cứ định

đối với từng loại tài sản mã hóa cụ thể. Nếu đáp ứng với tiêu chí phân loại là chứng khốn thì tất cả các hoạt động liên quan đến loại tài sản mã hóa này (từ phát hành, chào bán hoặc lập sàn giao dịch) đều phải tuân thủ theo quy định về chứng khoán. (SEC, 2018)

2.2.2.2. Quy định về quản lý hoạt động phát hành, lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa

• Về quản lý phát hành tiền mã hóa

Các phương thức tiến hành ICO tương đối đa dạng. Vì vậy, người tham gia hoạt động ICO có thể chịu sự quản lý của SEC với tư cách là người môi giới hoặc người kinh doanh chứng khốn, hoặc là người mơi giới/người bán hàng hóa theo quy định của CFTC. Để cung cấp dịch vụ này các chủ thể phải được cấp phép và đáp ứng các điều kiện nhất định về vốn, các biện pháp đảm bảo an toàn, các quy định về định danh khách hàng, đáp ứng các yêu cầu về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (FINCEN, Letter to Senator Ron Wyden, 2018).

• Về quản lý hoạt động khai thác tiền mã hóa

Khai thác tiền mã hóa nói chung là hợp pháp theo luật liên bang và tiểu bang của Hoa Kỳ. Hiện tại chưa có cơ chế quản lý nào của Hoa Kỳ dành riêng cho hoạt động khai thác tiền mã hóa.

• Về quản lý kinh doanh, giao dịch tiền mã hóa

Việc quản lý các hoạt động kinh doanh, giao dịch tiền mã hóa sẽ được áp dụng theo các nguyên tắc pháp luật chuyên ngành.

Luật mẫu về kinh doanh tiền mã hóa đưa ra một số yêu cầu cơ bản để thực hiện kinh doanh tiền mã hóa như sau:

Về yêu cầu giấy phép: Phải có giấy phép đối với hoạt động kinh doanh tiền mã

hóa (Luật mẫu về kinh doanh tiền ảo, Section 202). Trong một số trường hợp sẽ không

phải đăng ký giấy phép: đã được cấp phép ở một bang thì khơng cần phải được cấp phép ở một bang khác hoặc các trường hợp kinh doanh tiền mã hóa dưới 35.000 USD/năm.

Về các hoạt động cần cấp phép: trao đổi, chuyển nhượng, lưu trữ tiền mã hóa trong đó quản trị tiền mã hóa là phát hành tiền mã hóa với quyền mua lại bằng tiền pháp định, tín dụng ngân hàng hoặc tiền mã hóa khác (Luật mẫu về kinh doanh tiền ảo, Section 104).

Về biện pháp đảm bảo an toàn: các quy định này tương tự với quy định về chuyển tiền, theo đó, yêu cầu người nộp đơn phải ký quỹ với bang (Luật mẫu về kinh doanh tiền ảo, Section 204). Tài sản ký quỹ bao gồm nhiều loại có thể bao gồm tài sản đầu tư, thư tín dụng, trái phiếu có đảm bảo hoặc các tài sản thỏa mãn yêu cầu ký quỹ của bang.

Những đối tượng thực hiện kinh doanh tiền mã hóa cũng phải đáp ứng các yêu cầu về hệ thống sổ sách, kế toán đối với hoạt động kinh doanh tiền mã hóa tương tự như quy định của Luật chuyển tiền nhằm đảm bảo có các chính sách và thủ tục phù hợp để thực hiện chương trình tuân thủ của FINCEN. Các đối tượng kinh doanh tiền mã hóa cũng phải cung cấp các thông tin cụ thể trước khi xác lập mối quan hệ kinh doanh như: phí, các khoản thu, cách tính các khoản thu, thời điểm tính các khoản thu, bảo hiểm có liên quan, quyền và nghĩa vụ của khách hàng.

2.2.2.3. Quy định về quản lý thuế

Vào tháng 3 năm 2014, IRS tuyên bố tiền mã hóa như Bitcoin hoặc các loại tiền mã hóa khác sẽ bị IRS đánh thuế là tài sản chứ không phải là tiền tệ. Do đó, mọi cá nhân hoặc hoặc doanh sở hữu tiền mã hóa sẽ phải: (i) lưu trữ các hồ sơ chi tiết về các giao dịch mua bán tiền mã hóa. (ii) nộp thuế với bất cứ khoản lợi nhuận nào từ hoạt động bán tiền mã hóa. (iii) nộp thuế trên giá trị thị trường hợp lý của bất cứ loại tiền mã hóa nào được khai thác, kể từ ngày nhận.

Đối với cá nhân nộp tờ khai thuế thu nhập Liên bang, lãi hoặc lỗ từ việc bán tiền mã hóa được coi là “tài sản vốn”. Bất kỳ khoản thu nhập thực hiện nào từ tiền mã hóa được một cá nhân nắm giữ trong hơn một năm dưới dạng tài sản vốn đều phải chịu thuế thu nhập vốn. Bất kỳ khoản thu nhập thực hiện nào từ tiền mã hóa được một cá nhân nắm giữ dưới một năm đều phải chịu thuế thu nhập thông thường.

cho rằng các tài sản phát sinh từ những hoạt động như vậy có thể tạo ra cho người nộp thuế, tuy nhiên nếu người làm hardfork khơng nhận được mã hóa mới thì sẽ khơng phát sinh thu nhập và khơng phải đóng thuế.

Thuế liên bang của Hoa Kỳ đối với hoạt động khai thác tiền mã hóa cũng tương

đối phức tạp và khơng rõ ràng.

Nếu người nộp thuế không thực hiện khai báo thu nhập có được từ các giao dịch tiền mã hóa có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, với mức hình phạt đối với tội trốn thuế là 05 năm tù và 250.000 USD, với tội khai báo gian dối có thể bị phạt tới 03 năm tù và 250.000 USD (IRS, Notice IR-2018-71, 2018)

2.2.2.4. Quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

Khi một doanh nghiệp kinh doanh tiền mã hóa hoạt động như một tổ chức tài

chính, thì doanh nghiệp đó phải đăng ký với FINCEN và thực hiện và duy trì một

chương trình về phịng chống rửa tiền dựa trên việc đánh giá rủi ro, xây dựng các chương trình hợp lý để ngăn các tổ chức tài chính bị sử dụng để rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động khủng bố (FINCEN, Letter to Senator Ron Wyden, 2018). Các tổ chức tài chính phải thực hiện các cơng tác như sau:

- Thiết lập các chính sách, thủ tục và kiểm sốt nội bộ để xác minh danh tính

khách hàng (KYC);

- Lập báo cáo, tạo và lưu giữ hồ sơ và phản hồi các yêu cầu thực thi pháp luật;

- Tích hợp các quy trình tuân thủ AML với hệ thống xử lý dữ liệu tự động trong

phạm vi áp dụng;

- Duy trì danh sách các đại lý;

- Chỉ định cán bộ giám sát việc tuân thủ các quy định về AML;

- Thường xyên đào tạo cho cán bộ nhân viên về các biện pháp AML và các rủi ro liên quan;

- Đánh giá và giám sát định kỳ độc lập và thực hiện báo cáo thường xuyên với các cơ quan quản lý;

- Các tổ chức tài chính cũng có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ và báo cáo liên quan đến các hoạt động AML của họ, bao gồm nghĩa vụ nộp các báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)