.Về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 90 - 100)

Từ kinh nghiệm của các quốc gia có thể thấy, khi chưa có các quy định về phịng chống rửa tiền liên quan đến tiền mã hóa, các nước cần tuân thủ quy định của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế về phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Thực hiện yêu cầu các tổ chức tài chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng và đặc biệt là đại lý dịch vụ bên thứ ba, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán áp dụng nguyên tắc nhận diện khách hàng KYC và chương trình nhận diện khách hàng nâng cao CIP (Customer Identification Program), thẩm định chi tiết khách hàng (CDD). Đồng thời bắt buộc lưu trữ thông tin khách hàng và thông tin giao dịch dưới dạng cơ sở dữ liệu (database) một cách an toàn và thường xuyên báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho các

cơ quan quản lý. Thực hiện tốt việc áp dụng các công nghệ tự động, nâng cao năng lực công nghệ thông tin và năng lực của cán bộ quản lý trong việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đặc biệt với loại tài sản có tính phức tạp cao như tiền mã hóa. Đồng thời, Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, rà sốt và hồn thiện pháp

luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực tài chính

ngân hàng và các hoạt động khác, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính và cơng nghệ tài chính (Fintech). Rà sốt lại các quy định của luật phòng chống rửa tiền hiện nay. Luật phòng chống rửa tiền đã được ban hành từ năm 2012, và được chính thức có hiệu lực từ năm 2013, tuy nhiên, qua gần 10 năm triển khai thi hành, Luật Phòng, chống rửa tiền đã bộc lộ một số hạn chế, chưa cập nhật và đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế mới cũng như yêu cầu quản lý trước sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn, đặt ra yêu cầu cần thiết phải rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ các tổ chức tội phạm đã có các biện pháp tinh vi hơn để thực hiện rửa tiền và tài trợ khủng bố, chúng áp dụng các công nghệ hiện đại, phức tạp để thực hiện các hành vi phạm tội của mình. Do đó, việc rà soát pháp luật và ban hành các quy định mới về phòng chống rửa tiền là hết sức cần thiết, Nhà nước cần bổ sung thêm các biện pháp về phịng chống rửa tiền liên quan đến cơng nghệ cao, phức tạp như cơng nghệ tài chính và tiền mã hóa và áp dụng các khuyến nghị về phòng chống rửa tiền theo khuyến nghị của FATF. Về chế tài, hình phạt đối với các tội phạm về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cũng cần được xem xét và bổ sung.

Việt Nam xây dựng, thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để để quản lý thông tin khách hàng và thông tin giao dịch, đồng thời dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên và định kỳ đồng bộ từ cơ sở dữ liệu của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của FATF để trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ. Trong tương lai, để đảm bảo công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố có hiệu quả, Việt Nam cần nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các cơng nghệ về tài chính mới vào cơng tác phịng, chống rửa tiền, như: tự động phát hiện hoặc nhận diện tự động các giao dịch đáng ngờ theo thời gian thực. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt công tác chuyển đổi

số ở các cơ quan Nhà nước về quản lý phòng chống rửa tiền, tại các Ngân hàng thương mại, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng và vận hành hệ thống.

Để thực hiện phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố một các hiệu quả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, các trung gian giao dịch, chuyển đổi giữa tiền mã hóa sang tiền pháp định và ngược lại. Do đó, nhà nước cần ban hành các quy định và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức để việc phối hợp, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện rửa tiền và tài trợ khủng bố. Thành lập các cơ quan chuyên trách để quản lý các vấn đề liên quan đến phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và thực hiện liên kết chặt chẽ với các tổ chức, với các cơ quan của các nước về phòng chống rửa tiền.

Nhận thức của các tổ chức tài chính và các ngân hàng thương mại về việc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực tiền mã hóa cũng hết sức quan trọng. Do đó, cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo cán bộ thực hiện cơng tác rửa tiền và tài trợ khủng bố nhằm cập nhật các kiến thức mới, các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng của các cán bộ chuyên môn về lĩnh vực này. Cử các cán bộ chuyên trách để thực hiện các công tác báo cáo, cập nhật thông tin đến rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Kết luận chương 3

Hiện nay, khi Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, việc tiếp cận với công nghệ tài chính (Fintech) cũng như các loại hình thanh tốn mới và loại hình tài sản mới như tiền mã hóa và các tài sản, cơng nghệ được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain là xu hướng tất yếu. Việc tiếp cận với những công nghệ mới và các loại hình thanh tốn cũng như các tài sản mới sẽ phát sinh nhiều vấn đề mới trong công tác quản lý và xử lý các tình huống, vụ việc liên quan. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về tiền mã hóa khơng chỉ giúp các cơ quan chức năng có các các biện pháp quản lý và xử lý với các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa mà cịn giúp các doanh nghiệp, cá nhân có định hướng cụ thể trong việc áp dụng các quy định này để

tập trung phát triển kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ổn định, xã hội an toàn, tạo điều kiện cho Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng trong sân chơi của khu vực và thế giới.

Trong chương này, luận văn đã nêu ra sự một số khuyến nghị với cơ quan chức năng về việc ban hành các quy định pháp luật về tiền mã hóa như: Cần khẩn trương ban hành các quy định về bản chất pháp lý của tiền mã hóa để từ đó là cơ sở xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến tiền mã hóa. Sau khi xác định bản chất pháp lý của tiền mã hóa: là một loại tài sản đặc biệt, là một loại tài sản mang bản chất chứng khoán, Nhà nước cần ban hành các quy định về quản lý loại tài sản này như: Các quy định về quản lý phát hành, giao dịch, lưu thơng, lưu trữ tiền mã hóa, quy định về quản lý thuế và các biện pháp về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố để nâng cao công tác quản lý của các cơ quan chức năng và có các biện pháp xử lý đối với những vụ việc phát sinh liên quan đến tiền mã hóa, đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Nhà nước trong các công tác quản lý.

Từ những quy định pháp lý của một số quốc gia được phân tích tại Chương 2 của Luận văn, tác giả đã vận dụng và đưa ra một số giải pháp khuyến nghị cơ quan chức năng học tập và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý tiền mã hóa. Các giải pháp hồn thiện là cơ sở để Nhà nước xây dựng và ban hành các quy định pháp luật trong nước một các phù hợp nhằm quản lý hiệu quả cũng như khuyến khích phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với xu hướng chung của toàn thế giới.

KẾT LUẬN

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra, tùy từng trường hợp cụ thể, dựa trên các đặc tính kỹ thuật, cơng nghệ, bản chất và khả năng lưu thông, sử dụng của từng loại tài sản, tiền ảo, hay tài sản mã hóa, tiền mã hóa nhất định, về nguyên tắc, có thể vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan để áp dụng. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và các “ứng dụng không giới hạn” của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khung pháp lý “truyền thống” hiện nay không chỉ không đáp ứng được việc hạn chế các tác động tiêu cực của các ứng dụng này mà cịn chưa tạo mơi trường thuận lợi cho việc khuyến khích sự phát triển của việc ứng dụng sự sáng tạo các thành tựu này. Sự ra đời, tồn tại và sự phát triển của tài sản ảo, tiền ảo nói chung và cụ thể là tài sản mã hóa nói riêng cũng như việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội của chúng là một thực tế khách quan, không thể phủ nhận, không chỉ ở Việt Nam mà cịn trên phạm vi tồn cầu. Các hoạt động liên quan đến loại “tài sản” đặc biệt này đang diễn ra một cách sôi động, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do chưa có các quy định pháp lý chưa thống nhất, rõ ràng điều chỉnh nên đã tạo ra rất nhiều rủi ro trong các hoạt động đầu tư, giao dịch (nhất là với các nhà đầu tư nhỏ lẻ) cũng như trong quản lý nhà nước, tạo ra mảnh đất “màu mỡ” cho các hoạt động lừa đảo, lạm dụng trong khi đó lại có nguy cơ làm nản lịng các doanh nghiệp, nhất là các doanh khởi nghiệp sáng tạo (startup) làm ăn chân chính do các hoạt động này vẫn bị xem là “nằm ngồi vịng pháp luật”. Vì vậy cần sớm xây dựng, hồn thiện pháp luật để quản lý, xử lý các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân, vừa khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ.

Với nhận thức như nêu trên, hoàn thiện Đề tài “Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam” sẽ góp phần nhất định vào việc phân tích, đánh giá những quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến tiền mã hóa để từ dựa trên những thực tế của Việt Nam và vận dụng các kinh nghiệm của các nước để đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong việc rà soát, đánh giá và xây dựng các quy định pháp luật để tăng cường hiệu công tác quản lý các

vấn đề liên quan đến “tiền mã hóa”. Có thể đánh giá chung kết quả nghiên cứu của Đề tài trên một số mặt sau:

Một là, về phương diện lý luận: Từ việc phân tích những đặc điểm đặc trưng

và khác biệt của tiền mã hóa để cho thấy đây là một loại tài sản mới với những đặc trưng riêng biệt nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ nên việc xây dựng các quy định pháp luật để quản lý lại tài sản này là rất cần thiết. Đặc biệt, Luận văn làm rõ sự cần thiết phải có những quy định định pháp lý cụ thể làm cơ sở cho việc hợp pháp việc chấp nhận lưu thông tiền mã hóa, hợp pháp hóa việc coi tiền mã hóa như một loại tài sản đặc biệt, hợp pháp hóa các quy định pháp luật tạo điều kiện lưu thông, lưu trữ và giao dịch tiền mã hóa và trên cơ sở đó nhà nước xây dựng các biện pháp quản lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh, thực hiện các biện pháp về quản hoạt động, thuế, hay xây dựng các biện pháp liên quan về chống rửa tiền liên quan đến tiền mã hóa. Cũng như xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích đầu tư, phát triển cơng nghệ liên quan đến tiền mã hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn, mở rộng kinh doanh và đầu tư công nghệ liên quan.

Hai là, quá trình nghiên cứu, Đề tài đã nghiên cứu về việc ban hành và áp dụng các quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để từ đó so sánh, đánh giá với pháp luật Việt Nam hiện tại; nêu lên sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật về “tiền mã hóa” ở Việt Nam làm tiền đề cho Việt Nam trong việc nghiên cứu và xây dựng các quy định pháp lý về tiền mã hóa.

Ba là, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của quốc tế và thực tế tại Việt Nam

để đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến “tiền mã hóa”.

Trong q trình thực hiện Đề tài, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, bám sát mục tiêu nghiên cứu của Đề tài nhưng do điều kiện về thời gian, năng lực cũng như vấn đề tiếp cận này còn khá mới và bao quát nên Đề tài không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các chun gia, đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện và đưa Đề tài vào ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015; 2. Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005;

3. Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật số 07/2012/QH13) ngày 18/6/2012; 4. Luật Thuế Thu nhập cá nhân (Luật số 04/2007/QH12) ngày 21/11/2007; 5. Luật Thuế giá trị gia tăng (Luật số 13/2008/QH12) ngày 03/6/2008

6. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật số 14/2008/QH12) ngày 03/6/2008. 7. Luật chứng khoán năm 2019 ( Luật số 54/2019/QH14) ngày 26/11/2019

8. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 (Luật số: 46/2010/QH12) ngày 16/06/2010

9. Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)

10. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh khoán không

dùng tiền mặt

11. Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

12. Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 11/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng

cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác;

13. Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 13/4/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo;

B. Sách, tài liệu tham khảo

14. Đỗ Giang Nam, Đào Trọng Khôi , Bàn thêm về bản chất pháp lý của “tiền

ảo” dưới góc nhìn của luật tài sản so sánh, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà

Nội, Số 3, 2021;

15. Lê Hồng Thái , Nhận diện tiền mã hóa, pháp luật Việt Nam về tiền mã hóa,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (432), tháng 4/2021;

16. Lê Vĩnh Danh (2009) , Tiền và hoạt động Ngân hàng, Nxb. Giao thông vận tải

17. Mishkin, F. S. (2001). Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. In F. S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (tr. 46). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

18. Nguyễn Huy Hoàng Nam (2018), Chào bán tiền ảo lần đầu ra công chúng

ở Nhật Bản và vấn đề xây dựng pháp luật về quản lý tiền ảo ở Việt Nam, Tạp chí Dân

chủ và Pháp luật, Số 4 (313);

19. Nguyễn Minh Oanh (2019), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền

ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Nhà xuất bản tư pháp.

20. Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú (2019), Một số vấn đề pháp lý về tài

sản mã hóa, tiền mã hóa, NXB Chính trị quốc gia sự thật. tr.31.

21. Trần Xuân Anh, Ngô Thị Hằng (2020), Thực trạng và xu hướng phát triển

tiền mã hóa tại Việt Nam – Một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Quản lý kinh tế

quốc tế, số 131(09/2020).

22. Văn phòng quốc hội (Thư viện quốc hội), Tổng quan về tiền ảo và các đồng tiền ảo phổ biến trên thế giới, tháng 5/2017.

Một phần của tài liệu Đồng Thị Hồng Nhung_ LKT4B_820330 _ 8.2022 (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)