Đặt câu hỏi cho thính giả

Một phần của tài liệu kỹ năng thuyết trình hiệu quả đại học tài chính marketing (Trang 112)

IV. CÁC KỸ NĂNG TRONG THUYẾT TRÌNH

4.4.3.Đặt câu hỏi cho thính giả

Khi thuyết trình thì chúng ta đang tương tác với khán giả, nên nhớ đó là một quá trình hai chiều và người thuyết trình cần phải sử dụng câu hỏi một cách khéo léo và nghệ thuật. Thông thường người trình bày đặt câu hỏi cho khán giả nhằm mục đích sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý và cá nhân khán giả khi thuyết trình: Người thuyết trình thường bắt đầu buổi thuyết trình của mình bằng cách làm quen và đặt câu hỏi để tìm hiểu thông tin về khán giả nếu người trình bày chưa có thông tin. Những câu hỏi giúp sự thấu hiểu lẫn nhau giữa người nói và người nghe.

- Phát triển tư duy cho người nghe đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người nghe có hiểu được điều mà người trình bày muốn nói.

- Đặt câu hỏi hiệu quả là kích thích tư duy phê phán của người nguời nghe giúp họ mở rộng suy nghĩ của mình

- Đặt câu hỏi nhằm dẫn đắt một vấn đề và bày tỏ các góc nhìn khác nhau. Những câu hỏi giúp cho người thuyết trình dẫn dắt khán giả vào những nội dung mà người thuyết trình đã định sẵn.

109

Có hai loại câu hỏi mà người thuyết trình có thể đặt cho khán giả là câu hỏi mở và câu hỏi đóng.

+ Câu hỏi đóng: là những câu trả lời đúng sai. Câu hỏi này được sử dụng để

xác nhận thông tin khi thuyết trình. Và người thuyết trình thường dùng loại câu hỏi này bằng cách yêu cầu khán giả giơ tay để chọn đáp án đúng.

+ Câu hỏi mở: những câu hỏi mà người thuyết trình yêu cầu khán giả bày tỏ

quan điểm của mình trong cách giải quyết hay suy nghĩ về vấn đề. Tuy nhiên trường hợp này cũng cần hạn chế vì mất thời gian nhiều trong buổi thuyết trình.

Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng mà người thuyết trình cần nắm vững để có thể tạo ra những bài thuyết trình xuất sắc.

Sau đây là một số kỹ thuật đặt câu hỏi trong bài thuyết trình:

- Khi mở đầu bài thuyết trình người trình bày có thể sử dụng các câu hỏi đóng và yêu cầu khán giả hồi đáp bằng cách giơ tay để gây sự tập trung.

+ “Ai đã từng tham dự một buổi học về tư duy sáng tạo? Yêu cầu mọi người giơ tay lên”

+ “Ai đã có gia đình? Yêu cầu giơ tay”.

+ “Chúng ta có hai lựa chọn A và B, nếu bạn trong tình huống này bạn chọn A hay B? Ai chọn A giơ tay”

+ “Trong tình huống này nếu chúng ta không phản ứng thì kết quả sẽ như thế nào

+ “Sáng nay các bạn kì vọng gì khi bước vào khán phòng + “Tôi có một câu hỏi cho các bạn để kiểm tra”

110

+ “Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?”

Bên cạnh đó khi bạn bắt đầu thuyết trình mà bạn chưa có nhiều thông tin về khán giả đặt câu hỏi cũng là cách để người thuyết trình tìm hiểu thông tin về thính giả. Người thuyết trình có thể dụng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn từ trước:

+ “Ai trong các bạn đã có bằng đại học làm ơn giơ tay lên?” + “Các bạn đa phần làm trong lĩnh vực truyền thông phải không?” + “Có ai trong khán phòng mình là một bác sỹ không?”

Kỹ thuật này có thể sử dụng trong khi bạn thuyết trình, nếu như bạn thấy khán giả bắt đầu mất tập trung với bài thuyết trình bạn có thể hỏi các câu hỏi nhằm tương tác giúp họ tập trung hơn. Thông thường sử dụng câu hỏi trong phần mở đầu là một kỹ thuật mà các người thuyết trình thường sử dụng để gây sự chú ý để bài mở đầu thật ấn tượng. Mọi người đều thường có tâm lý tò mò và thích khám phá. Vì vậy, việc bạn mở đầu bài bài thuyết trình của mình bằng những câu hỏi bất ngờ sẽ có thể kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Đồng thời phương pháp này còn có thể thu hút sự quan tâm của người nghe đối với vấn đề bạn đang muốn trình bày. Những câu hỏi không nên đánh đố mà phải đơn giản, hài hước và tập trung hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt.

Khi kết thúc một nội dung chính, người thuyết trình thường sử dụng những câu hỏi tu từ nhằm kiểm tra hoặc gây sự chú ý với khán giả. Câu hỏi tư từ là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả. Tất nhiên đây là những câu hỏi đóng và không cần sự trả lời.

+ “Các bạn có đồng tình với quan điểm của tôi đã trình bày không?” + “Các bạn có rõ những ý mà tôi chia sẻ không?”

+ “Có điều gì các bạn băn khoăn về vấn đề này không?”

+ “Quan điểm vừa trình bày đã giải quyết được những thắc mắc của bạn chưa?”

Thông thường với những câu hỏi tu từ thì người thuyết trình không cần phải cho khán giả trả lời mà họ có thể tự khẳng định câu trả lời

111

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kỹ năng thuyết trình hiệu quả đại học tài chính marketing (Trang 112)