Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Một phần của tài liệu kỹ năng thuyết trình hiệu quả đại học tài chính marketing (Trang 92)

IV. CÁC KỸ NĂNG TRONG THUYẾT TRÌNH

4.2.2 Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trong thuyết trình, chúng ta phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. Nhiều khi, phương tiện ngôn ngữ được sử dụng đi kèm với các phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, nụ cười,…), nhưng phương tiện ngôn ngữ vẫn là chủ yếu. Khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ, chúng ta cần chú ý một số yếu tố sau:

Trước hết là phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ nóingôn ngữ viết.

Xét theo tiến trình lịch sử của loài người cũng như sự phát triển của mỗi cá nhân, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ ra đời trước ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói được biểu hiện ra bên ngoài bằng âm thanh và được người khác tiếp nhận bằng cơ quan thính

89

giác. Có hai loại ngôn ngữ nói: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu, chữ viết và được người khác tiếp nhận bằng thị giác.

Thực tế cho thấy, một người nói hay chưa chắc đã là một người viết giỏi, và ngược lại. Khi viết, chúng ta luôn hy vọng người đọc sẽ dành nhiều thời gian để đọc kỹ những gì mà mình đã viết ra. Thế nhưng, trong khi nói, thì kỳ vọng của chúng ta đối với người nghe lại hoàn toàn khác. Khi nói cho người khác nghe, chúng ta chỉ muốn trình bày nội dung thông điệp của mình sao cho rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, để người nghe có thể dễ dàng hiểu được.

Tuy nhiên, cả nói và viết đều là những kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ và đều cần được rèn luyện, sao cho khi giao tiếp mỗi chúng ta có thể chuyển tải thông điệp của mình một cách hiệu quả nhất đến người khác.

Một phần của tài liệu kỹ năng thuyết trình hiệu quả đại học tài chính marketing (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)