Đặc trưng của nguyên tắc cân bằng hợp lý

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ

1.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc cân bằng hợp lý trong pháp luật WTO

1.2.2. Đặc trưng của nguyên tắc cân bằng hợp lý

1.2.2.1. Tính linh hoạt

Trên thực tế, nguyên tắc cân bằng hợp lý được áp dụng tương đối linh hoạt, tùy thuộc vào cách các thuật ngữ trong từng hiệp định cụ thể được áp dụng. Cơ quan giải quyết tranh chấp không nhất thiết lúc nào cũng phải sử dụng đồng thời ba bước kiểm tra trên, trong trường hợp biện pháp không vượt qua bước kiểm tra về biện pháp ít hạn chế thương mại nhất thì khơng cần thực hiện các bước kiểm tra còn lại. Ngược lại, nếu biện pháp đáp ứng được yêu cầu về biện pháp ít hạn chế thương mại nhất, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ tiếp tục xem xét đến yêu cầu về việc đáp ứng Phần mở đầu Điều XX GATT và việc cân bằng các lợi ích các yếu tố để xác định biện pháp của thực sự cần thiết hay không.

Liên quan đến yêu cầu về cân bằng và so sánh, Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO cũng để phạm vi đánh giá tương đối rộng, chủ yếu phụ thuộc vào nội dung tranh chấp và cách nhìn nhận tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Điển hình, liên quan đến việc đánh giá “mức độ rủi ro” phát sinh từ hành động của một Thành viên được đề cập đến trong Hiệp định SPS, Cơ quan giải quyết đã công nhận quyền của các Thành viên được đề ra một mức độ bảo vệ hợp lý của quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe và đời sống của con người, động, thực vật.

Vượt ra khỏi phạm vi của đánh giá các biện pháp nhằm đảm bảo mục tiêu phi thương mại, nguyên tắc cân bằng hợp lý cũng được sử dụng linh hoạt trong việc đánh giá các biện pháp đáp trả, chỉ cần trong nội dung của các biện pháp có hàm chứa thuật ngữ ám chỉ nguyên tắc cân bằng hợp lý. Trên thực tế, chính vì chưa được cụ thể hóa thành một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật WTO nên nguyên tắc cân bằng hợp lý được áp dụng trong phạm vi tương đối rộng, đặc biệt là yêu cầu về cân bằng và so sánh thường được được dùng để đánh giá các biện pháp đáp trả của một quốc gia.

1.2.2.2. Tính tồn vẹn

Nguyên tắc cân bằng hợp lý đã có một chiều dài phát triển từ khi mới manh nha về mặt ý nghĩa, cho đến khi dần dần được EJC thông qua các án lệ thiết lập các tiêu chí dựa trên cơ sở bốn dự do di chuyển: hàng hóa, dịch vụ, lao động và thiết lập doanh nghiệp, vốn. Mặc dù việc áp dụng và giải thích nguyên tắc cân bằng hợp lý khác nhau tùy từng cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời việc xác định ranh giới của nguyên tắc này là tương đối khó khăn, nhưng trong cả pháp luật châu Âu lẫn pháp luật WTO đều coi nguyên tắc này là một công cụ hiệu quả để xem xét lại và kiểm tra quyền tự do ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản thực thi của chính phủ trong mối tương quan với các cam kết tự do hóa thương mại và các cam kết khác có liên quan đến tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường.

Cho dù khơng có tính hệ thống và tương đối mơ hồ, nguyên tắc cân bằng hợp lý lại được sử dụng tương đối nhiều trong các tranh chấp và đều được xem xét dựa trên những tiêu chí cơ bản đã được thiết lập trong quá trình áp dụng lâu dài vào các án lệ điển hình. Đồng thời, nguyên tắc này cũng được coi là một công cụ hiệu quả để xây dựng mội trường thương mại tồn cầu lành mạnh, nơi “tự do hóa” được diễn giải

đúng với bản chất và khơng có sự bất bình đẳng giữa các nền kinh tế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w