Lư uý cho Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ

3.1. Đánh giá về thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ

3.1.2. Lư uý cho Việt Nam về việc áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đứng trước nhiều rào cản thương mại từ nước ngoài, điển hình như vụ US – Shrimp khi Hoa Kỳ áp dụng phương pháp “quy về không” khi xác định biên độ bán phá giá, việc rút kinh nghiệm, hiểu và áp dụng được được nguyên tắc cân bằng hợp lý là vô cùng cần thiết. Việc nắm rõ được cơ chế nguyên tắc này sẽ giúp Việt Nam tranh khỏi được những vụ kiện không mong muốn khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời thể hiện phong cách hoạt động thương mại của Việt Nam luôn dựa trên những nguyên tắc chính đáng được pháp luật quốc tế công nhận. Một số lưu ý đối với Việt Nam khi áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý như sau:

3.1.2.1. Nhận thức được nguyên tắc cân bằng hợp lý

Trong nền kinh tế hội nhập, việc nhận thức được nguyên tắc cân bằng hợp lý trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi tham gia vào mối quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới, điển hình là một quốc gia chú trọng vào xuất khẩu, lấy xuất khẩu là một trong những bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế như Việt Nam.

Điển hình, vào tháng 10/2014, sau một cuộc điều tra và Đài Loan phát hiện sản phẩm dầu ăn của quốc gia này có nguồn gốc từ tái chế rác thải và vật liệu nhiễm độc. Sau đó, Đài Loan đã điều tra và tìm ra các cơng ty có liên quan đến dầu ăn bẩn, và kết luận một công ty trong số các công ty Đài Loan này đã nhập khẩu dầu, mỡ ngun liệu từ một cơng ty của Việt Nam. Vì vậy, Đài Loan đã ban hành lệnh tạm dừng nhập

khẩu mỡ động vật, mỡ lợn và margarine (oleo) dùng làm thực phẩm từ Việt Nam150. Việc áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm này của Việt Nam của Đài Loan không thể phủ nhận rằng là nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên biện pháp này được áp đặt quá mức cần thiết do chỉ căn cứ vào vi phạm của một công ty đơn lẻ để áp dụng biện quản lý tăng cường đối với toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu dầu mỡ của Việt Nam sang Đài Loan là khơng phù hợp. Để giải trình cho điều này, Việt Nam cần hiểu và vận dụng quy định tại Điều 2.2 Hiệp định SPS, không phủ định mục tiêu hợp pháp của Đài Loan nhưng phủ nhận việc biện pháp này được “áp dụng ở mức độ cần thiết”, đồng thời chỉ ra rằng Đài Loan có thể áp dụng những biện pháp khác ít hạn chế hơn nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của mình và phù hợp với những quy định của WTO như yêu cầu Việt Nam kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu đi Đài Loan hoặc áp dụng các tiêu chuẩn nhất định và phù hợp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam vào Đài Loan, thay vì cấm nhập khẩu tồn bộ các sản phẩm có liên quan. Mục đích của việc đưa ra những giải pháp thay thế như vậy nhằm chứng minh biện pháp áp dụng của Đài Loan là không đảm bảo nguyên tắc cân bằng hợp lý của pháp luật WTO.

Tương tự vào năm 2016, Malaysia đã đưa ra thông báo tạm ngừng nhập khẩu sản phẩm ớt của Việt Nam với lý do dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL) vượt quá ngưỡng cho phép của nước này. Lý do đằng sau lệnh cấm nhập khẩu có thể khơng nằm ở dư lượng thuốc trừ sâu quá ngưỡng mà do Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước của Malaysia, cũng như việc Malaysia nhận ra rằng giá ớt nhập khẩu rẻ đã gây áp lực nên các sản phẩm trong nước.151 Do đó, Việt Nam cho rằng lệnh cấm của Malaysia là không rõ ràng và yêu cầu Malaysia làm rõ tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu cho phép để làm cơ sở cho các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu sản phẩm của Malaysia. Sau đó, vào tháng 4/2021, lệnh cấm tạm ngừng nhập khẩu ớt của Việt Nam đã được Malaysia gỡ bỏ, tuy nhiên muốn nhập

150 Ngọc Tuyên, Đài Loan ngừng nhập khẩu mỡ động vật từ Việt Nam, Báo điện tử VnExpress, 2014, xem tại: https://vnexpress.net/dai-loan-ngung-nhap-khau-mo-dong-vat-tu-viet-nam-3110441.html (truy cập ngày 08/06/2022).

151 Hoàng Nhương, Nguyên nhân đằng sau việc Malaysia ngừng nhaaph khẩu ớt từ Việt Nam, Báo điện tử Vietnam+, 2018, xem tại: https:// www.vietnamplus.vn/nguyen-nhan-dang-sau-viec-malaysia-ngung-

khẩu ớt vào Malaysia thì trái ớt của Việt Nam phải được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn xác nhận và có các khu canh tác ớt riêng, đủ đáp ứng yêu cầu.

3.1.2.2. Tơn trọng tinh thần, mục đích của ngun tắc cân bằng hợp lý trong thương mại quốc tế

Nguyên tắc cân bằng hợp lý cũng như các nguyên tắc pháp lý khác đều nhằm mục đích tự do hố thương mại được diễn ra lành mạnh, trên tinh thần hợp tác song phương, đa phương. Do đó, các sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, chất lượng là yếu tố cần được quan tâm sàng đầu, đảm bảo chất lượng đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sản phẩm của quốc gia nhập khẩu, nhằm tránh bị áp đặt những biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm tại vụ thế cạnh tranh. Cụ thể, tính trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhận được 36 thông báo từ Hệ thống thơng báo an tồn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu đối với hàng nông, thủy sản và thực phẩm xuất khẩu Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU, cụ thể: Thủy sản: 07 thông báo, quả tươi: 05 thông báo, gạo: 4 thông báo, thảo mộc: 2 thông báo, mỳ ăn liền: 10 thông báo và 08 thông báo đối với các sản phẩm khác152. Đặc biệt, Cơ quan chức năng của một số quốc gia Châu Âu đã ra thông báo thu hồi các lô sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam do có chứa 2- chloroethanol (2- CE, chất chuyển hoá từ ethylene oxide - EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU153. Từ đó, có thể thấy rằng việc hiểu được quy định là một phần, nhưng đứng từ góc độ nước xuất khẩu, Việt Nam cũng cần phải có chính sách năng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tôn trọng những tiêu chuẩn sức khỏe cơ bản của nước nhập khẩu sản phẩm để đáp ứng được những quy chuẩn về an toàn thực phẩm, tránh tình trạng bị áp dụng những biện pháp hạn chế lên tồn bộ ngành thực phẩm chỉ vì những cá nhân đơn lẻ. Đồng thời, những trường hợp như vậy sẽ tạo thành những tiền lệ xấu của quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế.

152 Văn phịng SPS Việt Nam, Thơng báo từ Hệ thống thơng báo an tồn thực phẩm và thức ăn chăn

nuôi của Liên minh châu Âu đối với hàng nông, thủy sản và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022, 2022, xem tại: http://www.spsvietnam.gov.vn/thong-bao-tu-he-thong-thong-bao-an-toan-thuc-

pham-va-thuc-an-chan-nuoi-cua-lien-minh-chau-au-doi-voi-hang-nong-thuy-san-va-thuc-pham-xuat-khau- cua-viet-nam-trong-5-thang-dau-nam- 2022#:~:text=T%E1%BB%AB%20ng%C3%A0y

%2001%2F01%20%2D%2031,qu%E1%BA%A3%20t%C

3.1.2.3. Áp dụng các biện pháp hợp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế nội địa

Từ thực tiễn các án lệ, có thể thấy rằng, các biện pháp của các quốc gia đều nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng hoặc bảo vệ nền sản xuất trong nước, tùy từng trường hợp mà biện pháp đó được đánh giá là phù hợp hay khơng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mục tiêu này dường như vẫn bị bỏ ngỏ, tuy tằng việc đặt mục tiêu sức khỏe con người là tùy thuộc vào những quốc gia. Nhưng do cơ chế kiểm sốt cịn tồn đọng nhiều hạn chế nên việc nhập khẩu những mặt hàng kém chất lượng vẫn trơi nổi vào thị trường Việt Nam. Điển hình như những sản phẩm hoa quả từ Trung Quốc qua biên giới không rõ nguồn gốc, dư lượng thuốc trừ sâu vẫn được nhập khẩu tự do vào Việt Nam mà không cần trải qua một bước kiểm tra mang tính khoa học áp dụng nào. Tuy rằng Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thiết lập mối quan hệ xuất nhập khẩu tốt đẹp là yêu cầu thiết yếu, tuy nhiên việc đặt ra những tiêu chuẩn cho hàng nhập khẩu phù hợp để bảo vệ sức khỏe con người và nền sản xuất trong nước là cần thiết. Song song với đó, khi Việt Nam áp dụng các biện pháp cũng cần xem xét trên cơ sở nguyên tắc cân bằng hợp lý, để tìm ra được một biện pháp vừa đạt được mục tiêu theo đuổi, vừa nhất quán với các quy định trong nước và quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w