Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG HỢP LÝ

3.1. Đánh giá về thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ

3.1.1. Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trong khuôn khổ

những bài học kinh nghiệm và dự đoán về khả năng áp dụng biện pháp này của Việt trong thời gian tới, đồng thời có những kiến nghị đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng nguyên tắc vào thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

3.1. Đánh giá về thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trongkhuôn khổ của WTO và những lưu ý đối với Việt Nam trong q trình áp dụng khn khổ của WTO và những lưu ý đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý

Những án lệ đã phân tích tại Chương 2 cho thấy khả năng áp dụng tương đối rộng của nguyên tắc cân bằng hợp lý trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Trong q trình được giải thích và áp dụng, ngun tắc này cũng bộc lộ những ưu và nhược điểm như sau:

3.1.1. Đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc cân bằng hợp lý trongkhuôn khổ WTO khuôn khổ WTO

3.1.1.1. Ưu điểm

a. Vận dụng linh hoạt trong quá trình áp dụng

Tùy vào từng Hiệp định, Cơ quan giải quyết tranh chấp lại có cách giải thích và áp dụng ngun ngun tắc cân bằng hợp lý khác nhau. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp càng chứng minh tính linh hoạt của nguyên tắc cân bằng hợp lý trong q trình giải thích và áp dụng khi tùy thuộc vào thuật ngữ của điều khoản liên quan và bối cảnh của tranh chấp, Cơ quan giải quyết tranh chấp lại xác định những yêu cầu cần thiết để đánh giá biện pháp được áp dụng dựa trên ba yêu cầu cơ bản được phân tích tại Chương 1. Thực trạng vận dụng một cách linh hoạt của nguyên tắc này càng được thể hiện rõ trong quá trình áp dụng nhằm đánh giá các biện pháp đáp trả, một số khía cạnh của nguyên tắc này sẽ được xem xét dựa trên bản chất của các biện pháp đáp

trả, mà không cần phải trải qua một bài kiểm tra ba bước như đã phân tích. Do đó, việc đưa ra một khung tiêu chuẩn cho nguyên tắc này là nền tảng để sốt xét biện pháp một cách tồn diện đến cùng, và trên thực tế, nếu chỉ cần một trong các tiêu chí khơng được thỏa mãn, biện pháp áp dụng sẽ thất bại trong bài kiểm tra cân bằng hợp lý.

b. Trao quyền cho các bên tranh chấp

Liên quan đến việc xác định mức độ bảo vệ của các Thành viên, ưu điểm này

được thể hiện rõ ràng trong quan điểm của Cơ quan tranh chấp trong các tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định SPS khi Cơ quan giải quyết tranh chấp công nhận đặc quyền của các Thành viên được xác định mức độ bảo vệ phù hợp nhằm mục tiêu đảm bảo đời sống, sức khỏe của con người, động, thực vật, hay nói cách khác là trao cho các Thành viên một nghĩa vụ chủ động. Việc xác định mức độ bảo vệ phù hợp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các Thành viên. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ quan tâm đến tính “phù hợp” của mức độ bảo vệ có hay khơng tương xứng với những rủi ro mà thành viên xuất khẩu gây ra cho Thành viên đó.

Liên quan đến nghĩa vụ chứng minh, một trong những đặc trưng trong việc áp

dụng nguyên tắc này vào thực tiễn giải quyết tranh chấp chính là việc Cơ quan giải quyết tranh chấp khơng có nghĩa vụ phải chứng minh một biện pháp được viện dẫn có phù hợp với các quy định của WTO, thay vì đó, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên tranh chấp. Trong hầu hết các vụ tranh chấp được phân tích, các quốc gia bị khởi kiện ngay từ đầu đều bác bỏ các yêu cầu khởi kiện của bên khiếu nại bằng việc chứng minh khơng có một biện pháp thay thế có sẵn hợp lý hoặc ít mâu thuẫn với WTO nhằm đạt được mục tiêu mà quốc gia theo đuổi. Tuy nhiên, tác giả cho rằng quan điểm của Cơ quan phúc thẩm trong vụ US – Gambling liên quan đến nghĩa vụ chứng minh tương đối hợp lý khi cho rằng bên bị khởi kiện khơng cần phải chứng minh khơng có một biện pháp thay thế có sẵn hợp lý ngay từ ban đầu để đạt được mục tiêu mà nó theo đuổi, thay vì đó, khi quốc gia khởi kiện đưa ra một biện pháp thay thế hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đó, bên bị khởi kiện mới phát sinh nghĩa vụ phải chứng minh biện pháp được đề xuất khơng thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra. Lập

luận này của Cơ quan phúc thẩm dường như đã giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ chứng minh cho các bên tranh chấp, đồng thời tăng tính logic trong phần trình bày của các bên tranh chấp.

3.1.1.2. Nhược điểm

Liên quan đến đối tượng bị khiếu kiện, trong hầu hết các tranh chấp được phân

tích, bên bị kiện thường là những quốc gia phát triển và bên đi kiện thường là những quốc gia đang phát triển, điển hình là Việt Nam. Các quốc gia phát triển thường có chế độ bảo hộ nền kinh tế nội địa tương đối mạnh, cụ thể là Hoa Kỳ thường xuyên áp dụng những biện pháp cấm nhập khẩu hoặc áp mức thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập khẩu có nguy cơ gây phương hại cho nền kinh tế quốc dân, nhưng được biện minh là một ngoại lệ theo Điều XX GATT. Giải thích của Cơ quan giải quyết tranh chấp khi đề cập đến một biện pháp được áp dụng phải nhằm đạt được những mục tiêu được quy định tại các điều khoản riêng lẻ của Điều XX GATT đã nhấn mạnh rằng các biện pháp được viện dẫn theo Điều XX khơng nhằm tạo nên một hạn chế thương mại trá hình, nghĩa là biện pháp mà quốc gia áp dụng vì mục đích thương mại là đi ngược lại với mục tiêu của Điều XX GATT. Do đó, các quốc gia đang phát triển cần phải hiểu được bản chất của nguyên tắc cân bằng hợp lý khi tham gia vào hệ thống thương mại đa phương để có thể nhận biết được những biện pháp mà đối phương áp dụng liệu có hay khơng vi phạm các cam kết quốc tế.

Liên quan đến phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp, do nguyên tắc

cân bằng hợp lý chưa được văn bản hóa thành một ngun tắc căn bản, do đó việc giải thích hay áp dụng nguyên tắc phụ thuộc phần lớn vào diễn giải của cơ quan giải quyết tranh chấp dựa trên nội dung tranh chấp và các thuật ngữ trong các hiệp định liên quan. Vì vậy, trong thực tế, việc áp dụng nguyên tắc này của Cơ quan giải quyết tranh chấp trong q trình xét xử vẫn có những sai sót, điển hình là sự viện dẫn một cách thiếu chặt chẽ trong vụ kiện US – Cotton Yarn, và hậu quả là làm sai lệch đi bản chất của biện pháp tự vệ.

Những đánh giá trên đây đã phần nào thể hiện lý do vì sao nguyên tắc cân bằng hợp lý vẫn chưa được văn bản hóa trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật WTO. Đặc trưng của nguyên tắc cân bằng hợp lý là được áp dụng một cách

linh hoạt theo từng vụ tranh chấp, do đó, để cụ thể hóa thành một nguyên tắc như nguyên tắc đối xử quốc gia hay nguyên tắc tối huệ quốc sẽ tương đối khương kiễn, bởi về bản chất, nguyên tắc cơ bản phải được áp dụng một cách phổ quát trong tất cả các hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, trên thực tế, các tranh chấp hiện tại trong khuôn khổ WTO đều thường không nhắc đến việc vi phạm nguyên tắc cân bằng hợp lý, mà chỉ xét đến việc đánh giá một biện pháp dựa trên những yếu tố cấu thành nguyên tắc. Việc một yếu tố có hay khơng được xem xét phụ thuộc chủ yếu vào nội dung của tranh chấp, và thường sẽ được cân nhắc và xem xét bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc cân bằng hợp lý: Phân tích từ góc độ các vụ tranh chấp WTO và những lưu ý đối với Việt Nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w