CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.1 Về thực tiễn áp dụng các quy định về mơ hình pháp lý của Tập đoàn
3.1.6.3 Nội dung của cơng tác kiểm tốn giám sát
Như nội dung của tên gọi, cơng tác kiểm tốn giám sát của EVN sẽ được chia làm ba (03) nội dung chính là cơng tác kiểm tốn nội bộ, cơng tác giám sát tài chính, cơng tác kiểm sốt tn thủ. Cụ thể:
- Cơng tác kiểm tốn nội bộ: Hoạt động này bao gồm việc (i) Kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy trình, quy định nội bộ trong các mặt hoạt động của đối tượng được kiểm toán; (ii) Kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực và kết quả thực hiện trong các hoạt động để đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động của đối tượng được kiểm toán; (iii) Thẩm tra báo cáo tài chính; (iv) Giám sát đánh giá chất lượng kiểm toán độc lập. Ban Kiểm tốn giám sát cơng ty mẹ EVN và Đơn vị cấp II chủ trì cơng tác kiểm toán nội bộ tại cấp đơn vị tương ứng. Hiện nay, Tập đồn đang tổ chức hoạt động kiểm tốn nội bộ theo định hướng tuân thủ
các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và hướng tới chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế. - Công tác giám sát tài chính được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc thực
hiện trong một số điều kiện đặc biệt như sau:
+ Giám sát thường xuyên: Giám sát các mặt hoạt động của doanh nghiệp thông qua các phần mềm quản lý, theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận các báo cáo, hồ sơ, tài liệu để phát hiện các biến động, nguy cơ rủi ro.
+ Giám sát định kỳ: Công tác giám sát định kỳ được thực hiện định kỳ 6 tháng/1 lần với các nội dung chia theo đối tượng giám sát. Đối với công ty mẹ, công ty con, thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính; việc cơ cấu lại vốn của EVN/Đơn vị cấp II đầu tư tại công ty con, công ty liên kết; việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý, người đại diện phần vốn theo quy định. Đối với công ty liên kết, thực hiện giám sát tình hình sản xuất kinh doanh; hiệu quả đầu tư vốn; khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư.
+ Giám sát đặc biệt: Được áp dụng đối với các đơn vị có dấu hiệu mất an tồn tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, chủ thể giám sát cần giám sát, đánh giá các chỉ tiêu có dấu hiệu mất an tồn tài chính; đánh giá các ngun nhân chính dẫn tới khả năng mất an tồn tài chính; giám sát việc xây dựng và thực hiện phương án khắc phục các khó khăn tài chính; đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, cơng tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với đơn vị, hoặc báo cáo xử lý trong trường hợp không cải thiện; đánh giá, quyết định đưa ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi đơn vị đã phục hồi.
- Cơng tác kiểm sốt tn thủ: Bao gồm việc (i) Kiểm sốt mức độ hồn thiện và phù hợp của các QCQLNB, quy trình thực hiện cơng việc (phù hợp với các quy định của
pháp luật và được cập nhật kịp thời các quy định pháp luật mới, phù hợp với nội dung các QCQLNB cấp trên đã ban hành liên quan, các cơng việc có tính chất thường xun phải có quy trình hướng dẫn thực hiện); (ii) Kiểm soát việc tuân thủ các chỉ đạo của HĐTV EVN,
kiến nghị của các cơ quan thanh kiểm tra; (iii) Kiểm soát việc tuân thủ các QCQLNB và quy trình thực hiện cơng việc.