Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 39)

1.1 .Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất

2.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp QSDĐ đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng khơng thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp QSDĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết38;

- Tranh chấp QSDĐ mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (ngồi hình thức nộp đơn u cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền)39.

- Nếu đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp QSDĐ được thực hiện như sau:

(a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định

38 Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 39Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)40;

(b) Trường hợp tranh chấp mà một bên đương sự là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu khơng đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)41.

Vậy theo Luật Đất đai năm 2013, khi các đương sự lựa chọn khởi kiện tại Tòa án u cầu giải quyết, dù có hay khơng có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khơng có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì Tịa án đều có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, tranh chấp QSDĐ là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TAND các cấp và cùng cấp được phân chia như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của Tịa án cùng cấp

- Các quy định mang tính ngun tắc phân định thẩm quyền giữa các tịa án sơ thẩm cùng cấp

+ Thẩm quyền của Tịa án nơi có bất động sản: theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Quy định này được xây dựng bởi mỗi QSDĐ đều có các hồ sơ, giấy tờ có ghi thơng tin, đặc điểm, nguồn gốc… và tình trạng của đất, quyền sử dụng đất đó do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ. Do đó, tịa án nơi có đất sẽ có lợi thế hơn các tịa án khác về việc thu thập nhanh chóng các thơng tin, có điều kiện kiểm tra thực địa nắm bắt thực tế đối tượng tranh chấp. Tịa án cần xác minh đúng vị trí của đất tranh chấp có cùng nằm trong địa phận hành chính với tịa án hay khơng, nếu khơng tịa án phải chuyển đơn và hướng

40 Điểm a khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 41Điểm b khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

dẫn cho đương sự đến tòa án cùng nằm trong địa phận hành chính với bất động sản.42

+ Thẩm quyền của tịa án nơi bị đơn cứ trú, nơi làm việc hoặc nơi đặt trụ sở: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điểu 39 BLTTDS năm 2015 “Tòa án nơi bị đơn

cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”. Vậy thẩm quyền của tòa án sẽ khác phụ

thuộc vào bị đơn là các cá nhân hay cơ quan, tổ chức.

- Các quy định khác về phân định thẩm quyền giữa các tòa án sơ thẩm cùng cấp

+ Theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 “Các đương sự có quyền

tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”. Quy định này thể hiện sự linh hoạt của pháp luật khi để các

đương sự có quyền lựa chọn tịa án giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động hơn cho các bên đương sự (thẩm quyền của tòa án phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên đương sự).

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLTTDS năm 2015, nguyên đơn có quyền lựa chọn tịa án sơ thẩm giải quyết tranh chấp QSDĐ (thẩm quyền của tòa án phụ thuộc sự lựa chọn của nguyên đơn) trong các trường hợp:

(a) Nếu nguyên đơn không biết nơi cứ trú, nơi làm việc hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn thì có thể u cầu tịa án nơi bị đơn cú trú, làm việc, đặt trụ sở lần cuối cùng hoặc nơi có tài sản của bị đơn giải quyết43;

42 Nguyễn Thị Hải Thanh, Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận Hải Châu, thành

phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội năm

(b) Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của bị đơn, ngun đơn có quyền u cầu tịa án nơi bị đơn đặt chi nhánh hoặc tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở giải quyết tranh chấp44;

(c) Nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết45;

(d) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết46;

(e) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể u cầu Tịa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết47;

(f) Nếu tranh chấp QSDĐ mà QSDĐ có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các Quyền sử dụng đất giải quyết48.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ của các cấp Tòa án

Theo Điều 35, Điều 36, Điều 37 và Điều 38 BLTTDS năm 2015, TAND cấp huyện (TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và TAND cấp tỉnh (TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ theo thủ tục sơ thẩm.

- Đối với các tranh chấp nói chung (trong đó có tranh chấp QSDĐ), theo Điều 35 BLTTDS năm 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp QSDĐ theo thủ tục sơ thẩm.

- Theo Điều 37 BLTTDS năm 2015, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ theo thủ tục sơ thẩm các trường hợp:

+ Tranh chấp QSDĐ có yếu tố nước ngồi: Tranh chấp QSDĐ giữa người sử dụng đất (cá nhân, tổ chức, hộ gia đình) trong nước với tổ chức nước ngồi có chức 44 Điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2013

45 Điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2013

46 Điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2013

47 Điểm h khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2013

năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam; Tranh chấp QSDĐ giữa tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam với nhau49.

+ Tranh chấp QSDĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 35 - 39)