Về bồi dưỡng kiến thức, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 68)

1.1 .Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất

3.5. Về bồi dưỡng kiến thức, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về

về đất đai cho người dân

Những tranh chấp đất đai kéo dài trong thực tế một phần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai của người dân. Nhiều trường hợp khi nhà nước thu hồi đất cho các cơng trình cơng cộng, vì mục đích an ninh quốc phịng hoặc cho các nhà đầu tư nhưng người dân cố tình khơng chịu bàn giao mặt bằng, địi bố trí tái định cư tại chỗ,... làm chậm tiến độ thi cơng các dự án, cơng trình; hay các khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết việc đòi lại đất mà nhà nước đã lấy trong thời kỳ thực hiện các chính sách đất đai; hoặc trường hợp do không hiểu biết pháp luật đất đai nên tự đặt mình vào hồn cảnh bất lợi khi tham gia vào những quan hệ đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, cho ở nhờ,...61 Với những tranh chấp QSDĐ này tòa án đã tiến hành giải quyết hoặc trả lại đơn khởi kiện do không thuộc thẩm quyền những người dân vẫn tiếp tục nộp đơn khởi kiện hoặc khiếu kiện kéo dài. Vì vậy, để giải quyết tình trạng trên thì trong thời gian tới TAND cần phối hợp với UBND Thị xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật đất đai một cách sâu rộng, bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt dễ nắm bắt.

3.6. Một số giải pháp cụ thể đối với Tịa án Nhân dân Thị xã Đơng Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại tại tòa

Chỉ đạo triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải, đối thoại và thành lập đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Luật; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, đặc biệt là trong quá trình nhận và xử lý đơn khởi kiện; nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo việc chuyển kịp thời tất cả các đơn khởi 61Nguyễn Thị Hải Thanh, Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án từ thực tiễn quận Hải Châu, thành

kiện, đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo đủ điều kiện sang hòa giải, đối thoại trước khi tòa án thụ lý vụ việc với tinh thần giảm các vụ việc phải hòa giải, đối thoại trong tố tụng đến mức thấp nhất. Cần chú trọng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và bổ nhiệm hịa giải viên, đảm bảo đúng quy trình và đáp ứng được tình hình thực tiễn. Hịa giải viên phải là người có năng lực, uy tín, kinh nghiệm đời sống phong phú và nhiệt tình với cơng việc của một hịa giải viên.62

Đối với các tranh chấp QSDĐ liên quan đến thừa kế, tranh chấp về đòi lại đất cho mượn hoặc cho ở nhờ, khuyến khích và hướng tới giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Trong các loại tranh chấp QSDĐ này, chủ thể thường là những người thân trong gia đình, có quan hệ huyết thống với nhau, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án sẽ gặp hạn chế khi vừa phải tuân thủ pháp luật vừa phải tránh gây mất hịa khí gia đình. Vì vậy, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trong trường hợp này là lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất.

Nâng cao năng lực chuyên môn của các Thẩm phán, cán bộ và người lao động làm việc tại Tịa án Nhân dân Thị xã Đơng Triều – Tỉnh Quảng Ninh, thực hiện chủ chương tiến độ đi đôi với chất lượng

Thường xuyên quán triệt, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ, công chức, người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, Bộ quy chế, nội quy, quy trình nghiệp vụ của tịa án. Chú trọng và tăng cường công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của tòa án mà trọng tâm là từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống xét xử trực tuyến các loại án theo Nghị quyết Quốc Hội. Giải pháp này nhằm giúp mơi trường làm việc tại tịa án trở lên chuyên nghiệp hơn, có hệ thống, đẩy nhanh hơn q trình giải quyết tranh chấp trong đó có tranh chấp quyền sử dụng đất.63

Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, duy trì và thực hiện tốt các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức 62Thanh hoa 2022, Nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại tại tòa, Cổng thông tin điên tử tỉnh Quảng Ninh

63 Phạm Đức Tuyên, Các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các

danh tư pháp trong TAND64, đảm bảo sự minh bạch trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, kết quả giải quyết tranh chấp cơng tâm, được người dân đồng tình.

Cân nhắc việc bổ sung biên chế trong đội ngũ TAND thị xã Đông Triều. Thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ-TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị làm cho các ngành khơng đủ biên chế và chức danh tư pháp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng cao trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc bổ sung biên chế là phù hợp, hỗ trợ nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp QSDĐ nói riêng tại TAND thị xã Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Siết chặt cơ chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, người dân và Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn Thị xã Đông Triều

UBND cần tăng cường phối hợp, có tinh thần hợp tác tích cực trong việc cung cấp thơng tin, tài liệu cho người dân và Tịa án nhân dân để phục vụ việc giải quyết tranh chấp. Quy trách nhiệm cho công chức phường cụ thể hỗ trợ tòa án (khi cần) trong suốt quá trình giải quyết một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất cụ thể. Việc này sẽ giúp cho quá trình thẩm định, thu thập tài liệu diễn ra nhanh và đảm bảo tính chính xác để chủ động đưa ra các phương án giải quyết dứt điểm.

Tác giả đề xuất phương án thành lập Hội đồng Tư vấn và giải quyết khiếu nại, tranh chấp,… tại thị xã Đông Triều. Ban hành quy chế hoạt động, quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn; quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến vụ việc tranh chấp QSDĐ trong việc cung cấp hồ sơ hay tác nghiệp chun mơn khác phục vụ cho q trình giải quyết tranh chấp.

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ cập pháp luật đến người dân

Khi người dân am hiểu pháp luật về đất đai trong đó có pháp luật về quyền sử dụng đất, họ sẽ nắm rõ được mình có quyền gì và phải có nghĩa vụ như nào đối với thửa đất mình được sử dụng. Qua đó chủ động hơn trong việc giải quyết các tranh chấp (nếu có) về quyền sử dụng đất của mình, thúc đẩy quá trình giải quyết tranh

64 Phạm Đức Tuyên, Các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các

chấp diễn ra nhanh hơn. Đề xuất các tổ dân phố trên địa bàn Thị xã Đơng Triều có thể tuyên truyền pháp luật về đất đai đến người dân bằng cách đơn giản và nhanh nhất, đó là đan xen nội dung phổ cập pháp luật về đất đai trên loa phát thanh hàng ngày của tổ dân phố. Ngồi ra có thể tổ chức các buổi tập huấn pháp luật về đất đai mỗi tháng một lần...

Tại địa bàn Thị xã Đông Triều, các đối tượng dân cư sinh sống chủ yếu làm nghề nông, làng nghề truyền thống và cơng nhân. Trình độ dân trí hiện nay ngày càng được nâng cao nhưng số lượng người dân dân trí thấp vẫn là một con số đáng kể. Để việc phổ cập pháp luật đạt hiệu quả, nên sàng lọc nội dung tuyên truyền khác nhau cho từng nhóm đối tượng. Đối với đối tượng làm nghề nông hay làng nghề truyền thống, đa phần trình độ dân trí cịn thấp, do đó nội dung truyên truyền pháp luật về đất đai cần ngắn gọn, dễ hiểu và sát với thực tế xảy ra. Ngược lại, ở các đối tượng cịn lại, trình độ dân trí cao hơn, có thể đan xen thêm nội dung về pháp luật đất đai đa dạng và chuyên sau hơn. Nhìn chung việc phổ cập pháp luật về đất đai hay pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất đến người dân trên địa bàn Thị xã Đơng Triều để có thể hỗ trợ cho hoạt động giải quyết tranh chấp QSDĐ tại Tịa án là việc làm mang tính lâu bền nhưng sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hướng tới thành phố nơi cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đơng Triều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, q trình đơ thị hóa kéo theo thị trường bất động sản phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhưng đi kèm với đó là những TCĐĐ cũng ngày càng tăng khơng chỉ về số lượng mà cịn về mức độ phức tạp. Vì vậy, giải quyết TTDĐ nói chung và giải quyết TTDĐ tại Tịa ián nói riêng đang là một vấn đề bức thiết không chỉ ở thị xã Đơng Triều mà cịn trên phạm vi cả nước. Giải quyết TTDĐ không thỏa đáng và kịp thời sẽ trở thành “điểm nóng” nguy cơ gây mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương và ảnh hưởng xấu đến thị trường đầu tư - kinh doanh.

TAND thị xã Đông Triều đã thực hiện nhanh chóng việc giải quyết các vụ tranh chấp về QSDĐ góp phần vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc giải quyết tranh chấp về QSDĐ của TAND thị xã Đơng Triều cịn có một số hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như năng lực của một số thẩm phán và người tham gia tố tụng còn hạn chế, chưa cập nhật, nắm bắt kịp thời, đầy đủ những quy định mới của hệ thống pháp luật đất đai.

Bên cạnh ngun nhân chủ quan đó cịn có các nguyên nhân khách quan như hệ thống pháp luật của Nhà nước, chính sách của từng địa phương cịn cồng kềnh, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa bắt kịp được với những vận động của đời sống kinh tế – xã hội trong bối cảnh mới.

Trên cơ sở đánh giá khách quan những ưu điểm và những hạn chế trong giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND thị xã Đông Triều, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp QSDĐ tại Đông Triều. Do hữu hạn cả về thời gian và năng lực nên tác giả luận văn nhận thấy các kết quả nghiên cứu trên vẫn chưa thực sự sâu sắc, chưa đáp ứng được đầy đủ các đòi hỏi của thực tiễn. Những đòi hỏi này của thực tiễn có lẽ sẽ được trả lời nhân các nghiên cứu sau này ở các cấp độ chuyên sâu hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013

3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai năm 2003

4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đai năm 1993

5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật Đất đai năm 1987

6. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011

8. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015

9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Công chứng năm 2014

11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhà ở năm 2014

12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014

13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng năm 2014

14. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013

15. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003

16. Chính phủ (2001), Nghị định số 79/2001/NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP

17. Chính phủ (1999), Nghị định số 17/1999/NĐ-CP về Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

18. Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008

19. Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01/2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính về việc Hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

20. Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính về Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng

Sách, báo, tạp chí

21. Nguyễn Văn Cường và Trần Văn Tăng, Thực trạng giải quyết tranh chấp

đất đai tại tòa án nhân dân – Kiến nghị và giải pháp, Báo cáo tham luận, Hội thảo

“Tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai kéo dài: Thực trạng và giải pháp”, Buôn Mê Thuột – Đắc Lắc, năm 2008

22. Trần Văn Hà, Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường toà án, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2007

23. Lý Thị Ngọc Hiệp, Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả

giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Luận văn thạc

24. Châu Huế, Giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2003, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2003

25. Nguyễn Thị Lệ Huyền, Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thơng

qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ

Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013

26. Nguyễn Văn Luật, Tranh chấp đất đai và thẩm quyền giải quyết của Tòa

án, Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2013

27. Nguyễn Văn Luật, Tưởng Duy Lượng, Cơ sở lý luận và thực tiễn

nhằmnâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân, Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2011

28. Mai Thị Tú Oanh, Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

bằng tòa án ở nước ta, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội, năm

2013

29. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Đông Triều - tỉnh

Quảng Ninh, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2021

30. Nguyễn Thị Quỳnh, Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

nhân dân tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội, năm 2020

31. Dương Thị Sen, Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa

án nhân dân, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội,

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 68)