Thủ tục về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án theo quy

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 48)

1.1 .Khái quát chung về tranh chấp quyền sử dụng đất

2.1.2. Thủ tục về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án theo quy

quy định của pháp luật Việt Nam

2.1.2.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận QSDĐ hay còn gọi là “sổ đỏ” là chứng thư pháp lý để Nhà nước cơng nhận quyền sử dụng đất của người có sổ50. Nhưng khơng phải có sổ đỏ là quyền lợi của chủ sử dụng đất sẽ được đảm bảo hoàn toàn. Rất nhiều trường hợp người sử dụng đất đã được cấp sổ đỏ nhưng vẫn xảy ra tranh chấp. Vậy khi xảy ra kiện tụng về tranh chấp QSDĐ, việc giải quyết tranh chấp tại tòa án sẽ phải thực hiện theo những thủ tục như thế nào?

Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì do TAND giải quyết, tiến hành theo thủ tục sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Để tiến hành khởi kiện, nguyên đơn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu;

49Nguyễn Thị Quỳnh (2020), Pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai tại Tịa án nhân dân tỉnh Thái Bình, Đại học luật Hà Nội

50 Tuấn Anh (2021), Phân biệt sổ đỏ và giấy tờ về quyền sử dụng đất, Báo lao động điện tử – Cơ quan của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

- Các giấy tờ liên quan đến QSDĐ của đất tranh chấp như: Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013;

- Biên bản hịa giải có chữ ký của các bên tham gia tranh chấp và xác nhận của UBND cấp cơ sở;

- Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu;

- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: TAND cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp: Người khởi kiện có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức nộp đơn khởi kiện: nộp trực tiếp tại Tịa án, gửi đến Tịa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

Tòa án sẽ kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ khởi kiện: - Nếu hồ sơ chưa đủ, Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung. - Nếu hồ sơ đủ:

+ Tịa án thơng báo nộp tạm ứng án phí, sau đó người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tịa án.

+ Sau khi nhận biên lai tạm ứng án phí, tịa án sẽ thụ lý vụ án.

Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Theo Điều 203 BLTTDS năm 2015, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc có yếu tố nước ngồi thì các vụ án tranh chấp QSDĐ sẽ có thời hạn

chuẩn bị xét xử là 04 tháng tính từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, tổng thời hạn là 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

- Trong giai đoạn này Tòa án sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên hòa giải khơng thành Tịa án sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

- Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình.

2.1.2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi khơng có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Theo khoản 2 điều 203 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà đương sự

khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 của BLTTDS năm 2015.

Quy trình khởi kiện được thực hiện lần lượt theo thứ tự sau:

Bước 1.Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tịa án nơi có đất tranh chấp.

* Điều kiện khởi kiện tranh chấp quyền sử đất

BLTTDS năm 2015 khơng có điều khoản riêng quy định về điều kiện khởi kiện vụ án. Căn cứ theo Điều 26, Điều 186, Điều 187, Điều 192 Tố BLTTDS năm 2015 và khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai người khởi kiện cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Thuộc thẩm quyền của Tòa án theo loại việc; - Tranh chấp chưa được giải quyết;

- Phải được hòa giải tại UBND cấp xã. * Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Biên bản hịa giải khơng thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước cơng dân hoặc hộ chiếu cịn giá trị sử dụng.

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, ai khởi kiện vấn đề gì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho u cầu khởi kiện đó.

Ví dụ:

+ Trường hợp tranh chấp QSDĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì phải có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 nộp kèm theo đơn.

+ Trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì có một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.

* Nộp đơn khởi kiện

- Nộp đơn tại Tịa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp đơn (theo khoản 1 Điều 190 BLTTDS năm 2015): Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tịa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Bước 2. Sau khi hồn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tịa án.

Mức án phí và tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí xử lý tranh chấp đất đai.

Bước 3. Tịa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục hòa giải

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, Tòa án sẽ thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện hồn thành và nộp cho Tịa án Biên lai tạm ứng án phí. Đối với trường hợp đương sự được miễn hoặc khơng phải tạm ứng án phí thì Tịa án phải thụ lý vụ án ngay khi nhận được đơn khởi kiện, tài liệu và các chứng cứ người khởi kiện thu thập được kèm theo.

Kể từ ngày thụ lý vụ án, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, các đương sự, cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản về việc Tòa án đã thụ lý vụ án này51. Đồng thời Thẩm phán giải quyết vụ án cũng sẽ được quyết định phân cơng trong thời gian này.

Việc hịa giải được tiến hành như sau:

- Bắt đầu phiên hòa giải, Thẩm phán sẽ phổ biến đến hai bên đương, các cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc tranh chấp quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời, Thẩm phán cũng có nghĩa vụ phổ biến cho phía nguyên đơn, bị đơn nắm được tầm quan trọng và hậu quả pháp lý của việc hịa giải thành để họ đồng tình tự thỏa thuận với nhau giải quyết tranh chấp.

- Phía nguyên đơn (nguyên đơn, người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn) trình bày nội dung tranh chấp đã đề cập trong đơn khởi kiện (có thể bổ sung yêu cầu liên quan đến tranh chấp), những căn cứ, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là đúng đắn. Đồng thời trình bày quan điểm của mình về việc hịa giải với bị đơn, điều kiện và hướng hịa giải (nếu có).

- Phía bị đơn (bị đơn, người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn) trình bày ý kiến, phản tố (nếu có) của mình đối với u cầu khởi kiện của nguyên đơn kèm theo những căn cứ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố của mình. Nêu quan điểm của mình về việc hịa giải và u cầu khi hịa giải (nếu có).

- Các cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp và những người khác tham gia phiên hịa giải (nếu có) lần lượt trình bày ý kiến của mình.

- Thẩm phán theo dõi cuộc đối thoại, xác định những thông tin mà hai bên đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất. Làm rõ những thông tin chưa thống nhất và thông tin cần thiết chưa được làm rõ. Căn cứ vào đó, Thẩm phán đưa ra kết luận cho phiên họp hịa giải. Tồn bộ nội dung chính trong phiên hịa giải sẽ được Thư ký tịa án ghi lại trong Biên bản hòa giải hợp pháp theo quy định của BLTTDS năm 2015.

- Nếu hịa giải khơng thành, Tịa án sẽ lập Biên bản hịa giải khơng thành (có đầy đủ chữ ký của các đương sự, Thẩm phán và Thư ký tịa án) ghi rõ nội dung khơng thống nhất được và ban hành quyết định đưa vụ việc ra xét xử.

Bước 4. Trong trường hợp hịa giải khơng thành thì Tịa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.

Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm * Nhận, xử lý đơn khởi kiện, thụ lý đơn - Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 191 BLTTDS năm 2015, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tịa án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án.

- Thụ lý đơn khởi kiện

Theo Điều 195 BLTTDS năm 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thơng báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tịa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

* Chuẩn bị xét xử và xét xử

Căn cứ theo Điều 203 BLTTDS năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng

(tổng 06 tháng)52; nếu khơng thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tịa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5.Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tham gia tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo theo quy định.

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Thị xã Đơng Triều nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 100 km. Đông Triều nằm ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thị xã Đơng Triều có diện tích 397,21km² gồm 10 phường và 11 xã, dân số năm 2019 là 232.972 người. Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1359/QĐ-BXD công nhận thị xã Đông Triều là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.53

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Triều đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, giúp thị xã Đông Triều trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh nhất ở Quảng Ninh. Giai đoạn 2016 – 2020 tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 15,6%/năm. Thị xã Đơng Triều đang trong đà phát triển mạnh mẽ, biến đất đai trở thành mặt hàng có giá trị trên thị trường54. Điều này đã dẫn đến những xung đột về lợi ích kinh tế liên quan đến đất đai, khiến TTDĐ ngày càng trở thành chủ đề nóng. Bên cạnh sự thay đổi rõ nét về kinh tế, diện mạo, thị xã Đơng Triều cịn là một trong những điểm nóng về tranh chấp đất đai.

52 Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

53 Vượng Phát 2022, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đến 2030

54 Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội 2021

2.2.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tịa án Nhân dân Thị xã Đơng Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Trên địa bàn thị xã Đông Triều những năm gần đây, việc tố tụng về tranh chấp QSDĐ ngày càng nhiều, nội dung tranh chấp cũng ngày càng phức tạp hơn. Dưới đây là bảng thống kê số liệu những vụ tranh chấp QSDĐ mà TAND Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý từ năm 2019 đến năm 2021.

Bảng 2.1. Thống kê số vụ giải quyết tranh chấp QSDĐ tại TAND Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (năm 2019 đến năm 2021)

Năm Quan hệ pháp luật Thụ ly Hòa giải

thành Xét xử kháng cáoYêu cầu

2019

Tranh chấp về thừa kế 8 4 4 0

Tranh chấp về đòi lại đất

cho mượn, sử dụng nhờ 5 3 2 0

Tranh chấp về lấn chiếm 19 10 9 3

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất – Thực tiễn tại Tòa án nhân dân Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w