Tình hình hoạt động và phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

2.1. Tình hình hoạt động và phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo tình hình bối cảnh hiện nay, việc tham gia khai thác thị trường TMĐT với nhiều triển vọng phát triển đã được khơng ít các doanh nghiệp Việt Nam triển khai từ sớm. Cụ thể, từ 2004 trang TMĐT với tên gọi 5giay.com hình thành – đây là

trang TMĐT đầu tiên tại Việt Nam, định hướng cho mình là một diễn đàn TMĐT đầu tiên của Việt Nam dùng các diễn đàn (forum) làm nơi trao đổi mua bán. Cho đến năm 2005, ChợĐiệnTử.vn xuất hiện với hình thức là sàn mua bán C2C tiên phong tại Việt Nam với nhiều hoạt động TMĐT uy tín và chuyên nghiệp. Phương châm hoạt động của ChợĐiệnTử là xây dựng mơi trường giao dịch an tồn, tiện lợi, đóng góp và nâng cao giá trị lâu dài cho cộng đồng người mua và người bán tại Việt Nam. Năm 2007, website Vatgia.com được ra mắt và đi vào hoạt động với mục đích cung cấp một khơng gian thương mại số tiện nghi, với đầy đủ các tính năng như: So sánh giá cả, phân chia hàng hóa khoa học, tính năng tìm kiếm thơng minh, tính năng thanh tốn trực tuyến an toàn, tiện lợi để hỗ trợ người tiêu dùng, và các nhà cung cấp gặp gỡ, giao dịch một cách hiệu quả. Từ năm 2012, đánh dấu sự gia nhập thị trường bởi nhiều “ông lớn” kinh doanh đa ngành như FPT đã phát triển trang TMĐT của tập đồn mình mang tên gọi Sen Đỏ. Không những vậy, sàn TMĐT mang tên 123mua.vn cũng được FPT mua lại vào năm 2014. Tuy đi sau 02 năm so với một số doanh nghiệp khác trong ngành TMĐT, nhưng Vingroup với sự nghiên cứu thị trường một cách chắc chắn đã cho ra mắt website Adayroi vào tháng 08/2015. Tới tháng 01/2017, Công ty cổ phần Thế giới di động – một “ông lớn” trong nhiều lĩnh vực bán lẻ đồ công nghệ và di động cũng chính thức tung ra thị trường sàn TMĐT với tên gọi www.Vuivui.com.

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch toàn cầu COVID-19, TMĐT Việt Nam vẫn có những sự bứt tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những quốc gia có hoạt động TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT

đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đơng Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số11. Bước sang năm 2021, báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore) Bain & Company – cơng ty chuyên về các hoạt động tư vấn quản lý đã đưa ra con số về giá trị của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2021 đạt 13 tỷ USD.

Thị trường TMĐT Việt Nam đầu năm 2020 đánh dấu nhiều sự gia nhập từ hàng loạt các doanh nghiệp mới. Tập đoàn Nagakawa là “Ơng lớn” đầu tiên, cơng ty tham gia vào “cuộc chơi 4.0” thông qua sự hợp tác với nhiều trang TMĐT lớn, từ đó đã hình thành và đưa vào hoạt động website bán hàng trực tuyến tại địa chỉ có tên shop.nagakawa.com.vn. Tân binh này mang theo tham vọng sẽ là đơn vị tiên phong trong ngành điện lạnh và gia dụng trong thị trường TMĐT. Tới tháng 4/2020, Elise – một thương hiệu thời trang nổi tiếng cũng ra đời website bán hàng trực tuyến với tên gọi www.elise.vn – đây là trang TMĐT thuộc lĩnh vực thời trang, trong đó bao gồm hơn 1.500 các sản phẩm thời trang đa dạng từ quần áo, túi xách, giày đến phụ kiện. Ông Greg Fleming, Giám đốc điều hành thương hiệu thời trang Elise đặt mục tiêu tập trung thúc đẩy kinh doanh trên nhiều kênh phân phối nhằm nâng tỷ lệ doanh thu bán hàng trực tuyến của công ty từ khoảng 1% hiện nay lên 10% trong thời gian tới. Tháng 5/2020, một sàn TMĐT gia nhập thị trường với “độc chiêu” là Chozoi.vn, đây là website tiến hành các hoạt động TMĐT của Cơng ty cổ phần MCG, MCG Corp có tham vọng đưa Chozoi.vn thành một trang TMĐT với quy mô, số lượng, chủng loại hàng “khủng”, đa dạng. Chozoi cũng là sàn TMĐT đầu tiên thực hiện mua đồ thơng qua phương thức đấu giá. Trong tầm nhìn chiến lược của mình, MCG Corp hướng tới xác định chỗ đứng cho Chozoi.vn sẽ là nơi thực hiện chức năng đấu giá qua hình thức TMĐT hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số trang TMĐT mang tính chất chuyên biệt cũng đã và đang bắt đầu được xây dựng và cho ra mắt người tiêu dùng. Cụ thể trang Sandongy.com.vn cũng vừa ra đời vào cuối tháng

11 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu, Hà Nội, 2021, tại

địa chỉ https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/thuong-mai-dien-tu-tro-thanh-xu-huong-tat-yeu-

8/2020, đây là trang TMĐT thực hiện các hoạt động mua bán mặt hàng riêng biệt là các sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành Đông y tại Việt Nam.

Sự hấp dẫn của thị trường TMĐT Việt Nam khiến đây không chỉ là nơi cho các nhà đầu tư trong nước khai thác mà đây đồng thời là điểm đến thu hút các khoản đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện hai sàn TMĐT lớn, có vị thế trên thị trường Việt Nam chính là Shopee, Lazada – cả hai trang TMĐT này đều có nguồn vốn được cung cấp bởi các nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore. Cụ thể, tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) đã dành 1 tỷ USD để mua lại cổ phần tại sàn TMĐT Lazada vào tháng 4/2016, từ đó Alibaba đã nắm 51% cổ phần của Lazada – đây vốn được xem như là trang Amazon của Đông Nam Á. Tiếp theo, đến tháng 6/2017, Alibaba tiếp tục rót thêm 1 tỷ USD, tỷ lệ sở hữu cổ phần của công ty này tại Lazada đã được nâng lên đến 83%. Bên cạnh đó, năm 2016 cũng đánh dấu sự kiện (công ty con của Tập đoàn Sea Limited Singapore đã đầu tư 50 triệu USD vận hành khai thác sàn TMĐT mang tên gọi Shopee tại Việt Nam, tới nay Shopee vẫn giữ vững vị thế là sàn TMĐT bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy thị trường TMĐT Việt Nam đã thu hút được khơng ít những đại gia về công nghệ và TMĐT quy mô thuộc top đầu trong khu vực tiến hành khai thác và triển khai vận hành các chiến lược kinh doanh.

Căn cứ vào tình hình hiện tại của TMĐT với nhiều sự phát triển đáng ghi nhận, tại Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển TMĐT; xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngồi nước thơng qua ứng dụng TMĐT; đẩy

mạnh giao dịch, TMĐT xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đơng Nam Á12.

Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển và đem đến nhiều lợi ích cho khơng chỉ người tiêu dùng và cịn là cho nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, thì các hoạt động TMĐT hiện nay tại Việt Nam cũng tồn tại nhiều rủi ro tiềm tàng chiêu thức lừa đảo người tiêu dùng. Thứ nhất, chính là việc giao các loại hàng hóa kém chất lượng bởi lẽ người tiêu dùng mua bán các sản phẩm hàng hóa thơng qua các trang TMĐT thường không được trực tiếp xem xét về sản phẩm mà chủ yếu dựa trên các hình ảnh đăng tải trên mạng để lựa chọn và chờ vận chuyển. Thứ hai, một số trường hợp hiện hay đang lợi dụng sự uy tín của các sàn TMĐT để thực hiện các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua phương thức phổ biến là tuyển cộng tác viên để đặt mua đơn hàng online nhằm tăng tương tác. Các đối tượng lừa đảo sẽ gửi đường dẫn các sản phẩm từ các trang TMĐT uy tín như Shopee, Lazada để cộng tác viên đóng vai trị làm người mua hàng đặt hàng. Sau đó các đối tượng lừa đảo yêu cầu các cộng tác viên thanh tốn hàng trước thơng qua các phương thức thanh tốn trực tuyến, sau khi thanh toán xong sẽ nhận được cả tiền gốc và hoa hồng. Tuy nhiên sau đó với các lý do như lỗi hệ thống, bảo trì và cần phải tiếp tục thực hiện bổ sung các giao dịch tiếp theo mới có thể nhận được tiền hoa hồng. Điều này đã khiến cho khơng ít các cộng tác viên bị lừa đảo.

Như vậy, có thể thấy, tại Việt Nam hiện nay TMĐT đã và đang có rất nhiều bước phát triển nhanh và mạnh, nguồn lực của thị trường TMĐT không chỉ đến từ nhà đầu tư trong nước mà bao gồm cả các đối tác từ trong khu vực. Song bên cạnh sự phát triển ấy cũng ghi nhận thêm nhiều nguy cơ rủi ro liên quan đến các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, địi hỏi pháp luật phải có quy định và biện pháp can thiệp để điều chỉnh sao cho đúng hướng.

12 Bộ Công Thương, Phát triển thương mại điện tử trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền

kinh tế số, Ngày 02/03/2021, Hà Nội, tại địa chỉ: https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-

2.2 Cam kết về thương mại điện tử của Việt Nam trong RCEP

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w