Hoàn thiện quy định pháp luật ở các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ RCEP

3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật ở các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện

Không chỉ dừng lại ở việc hồn thiện cơ chế, chính sách của pháp luật trong các văn bản điều chỉnh trực tiếp về hoạt động TMĐT, một số lĩnh vực liên quan cũng đòi hỏi sự sửa đổi, bổ sung về các quy định nhằm hồn thiện hóa hệ thống pháp luật trong lĩnh vực TMĐT. Thơng qua đó, tạo nên sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật, giúp cho các doanh nghiệp trong và ngồi nước có thể dễ dàng áp dụng pháp luật. Đồng thời nhằm bảo đảm tính thống nhất để tồn bộ hệ thống pháp luật có liên quan trong ngành TMĐT đi theo đúng phương hướng mà Việt Nam đã cam kết trong RCEP, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về việc bảo vệ lợi ích hợp pháp, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trước bối cảnh có nhiều sự bối cảnh tăng trưởng khơng ngừng cả về quy mô và số lượng của các thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực thuế và Ngân hàng. Theo

Luật quản lý thuế năm 2019, quy định các chủ thể thực hiện cung cấp những dịch vụ liên quan đến các nền tảng số qua Internet, mạng viễn thông bắt buộc phải kê khai nộp thuế. Song hiện nay có nhiều tổ chức/cá nhân ở nước ngồi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam thông qua nền tảng số nhưng khơng có bất kỳ văn phịng đại diện nào, việc thực hiện được thực hiện toàn bộ qua mạng máy tính. Vì vậy, cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi số tiền thất thoát từ những tổ chức/cá nhân kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Instagram,…hoặc số tiền mà các trang mạng xã hội nhận được khi thực hiện các hoạt động quảng cáo tại Việt Nam. Mọi hoạt động truyền dữ liệu xun biên giới đều khơng bị tính thuế theo như cam kết của các quốc gia trong RCEP song khơng có nghĩa là khơng đặt ra quy định về việc thu thuế đối với các hoạt động giao dịch hàng hóa. Ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý thuế, quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thông tin và chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại cổ phần hoặc tổ chức tín dụng trong việc phối hợp với cơ quan thuế để cưỡng chế nhằm thu thuế thuế, giám sát giao dịch thanh toán xuyên biên giới, thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế

đối với các nhà cung cấp nước ngoài song tất cả vẫn đang dừng ở nguyên tắc, ngân hàng nhà nước chưa có bất kỳ cơ chế hay hướng dẫn thực hiện nào.

Vì vậy, giữa Ngân hàng Nhà và các cơ quan lập pháp khác cần có sự trao đổi, hợp tác để ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác, tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ có nhiệm vụ là trung gian thanh tốn cần kết nối, báo cáo và cung cấp thông tin liên quan đến các giao dịch thông qua ngân hàng, tổ chức của mình trong hoạt động TMĐT để cơ quan Nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế, thực hiện khấu trừ và nộp thay nghĩa vụ thuế đối với nhà cung cấp của quốc gia khác khi phát hiện giao dịch thanh toán qua khỏi lãnh thổ giữa nhà cung cấp nước ngồi với người mua hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Đây cũng chính là cách để khuyến khích người Việt Nam ưu tiên sử dụng các dịch vụ, hàng hóa trước tiên là của các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam, sau đó là các doanh nghiệp nước ngồi đặt trụ sở và triển khai mơ hình kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ. Khơng thể phủ nhận về việc khi tham gia vào RCEP các nước có cơ hội được học hỏi, trao đổi với nhau về nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn, nhiều công nghệ khoa học mới, nhất là trong lĩnh vực TMĐT khi việc mở cửa thị trường tiếp đón các nhà đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư trong nước từng bước lấn sân vào thị trường quốc tế thì việc trao đổi, chia sẻ công nghệ, những phát kiến hay, cách làm mới là điều vô cùng phổ biến. Nhưng hệ quả kéo theo đó chính là các vấn đề về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực TMĐT, có bốn nội dung chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị xâm phạm cao nhất chính là: (i) Quyền tác giả; (ii) Quyền sở hữu cơng nghiệp; (iii) Cạnh tranh không lành mạnh về tên miền; (iii) thực hiện quảng cáo vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Về quyền tác giả, trong TMĐT hiện nay các quy định về bảo vệ quyền tác giả được quy định chung trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 và nhiều văn bản chuyên ngành khác như Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Giao dịch điện tử 2006 và các văn bản khác về TMĐT. Do đó, hiện tồn tại một vấn đề nan giải chính là các doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều trở ngại trong tìm kiếm và áp dụng các quy định của pháp luật, đặc biệt là những quy định mang tính đặc thù về bảo vệ quyền tác

giả liên quan đến các phần mềm, chương trình máy tính, sản phẩm số hóa. Do đó, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Singapore, Việt Nam cần sớm đưa ra các văn bản pháp luật với các quy định mang tính độc lập, thống nhất về bảo hộ quyền tác giả trong TMĐT sao cho thích ứng với xu hướng chung của thế giới về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây được xem là giải pháp lâu dài bởi lẽ khi việc bảo hộ quyền tác giả trong một mơi trường truyền thống ở Việt Nam cịn khá nhiều bất cập thì việc thực hiện giải pháp này là cịn khá sớm và tính khả thi chưa cao23.

Về bảo vệ sở hữu công nghiệp, pháp luật cần bổ sung quy định hoặc văn bản hướng dẫn chi tiết về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, và sáng chế trên môi trường mạng Internet nói chung và trong TMĐT nói riêng, đồng thời đưa ra các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp. Chú trọng đến việc bảo vệ nhãn hiệu vì việc xâm phạm nhãn hiệu có thể dẫn tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về bảo vệ tên miền, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với tên miền không chỉ diễn ra khi có sự tham gia của các đối thủ nước ngồi mà ngay chính các đối thủ trong nước cũng có thể xâm phạm. Do đó, cần có cơ chế phối hợp giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam về đăng ký tên miền. Theo đó, hệ thống dữ liệu về quản lý các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý có thể kết nối với hệ thống đăng ký tên miền. Trong trường hợp Trung tâm Internet Việt Nam quyết định cấp tên miền cho một chủ thể nào đó, trước khi ra quyết định có thể tra cứu trong hệ thống với cơ sở dữ liệu sẵn có để thơng tin cho Cục sở hữu trí tuệ nhằm cảnh báo kịp thời cho chủ thể sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, giúp ngăn ngừa kịp thời các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Quy trình về việc cấp tên miền, điều kiện cấp tên miền cũng như việc sử dụng tên miền cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đều cần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

23 Nguyễn Quỳnh Trang, Ngô Trọng Quân và Nguyễn Thị Anh Thơ, “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong

thương mại điện tử - Kinh nghiệm quốc tế và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học,

Về quảng cáo, các cơ quan có thẩm quyền cần rà sốt lại các nguồn luật liên quan bao gồm là Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quảng cáo, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật có liên quan để có thể đưa ra các quy định mới, tránh trùng lặp hoặc các cơ quan có thẩm quyền cũng xem xét nên nghiên cứu xây dựng và ban hành một văn bản dưới luật hướng dẫn quy định về vấn đề quảng cáo xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ trong TMĐT. Trong giai đoạn ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhiều thương hiệu tham gia vào cuộc chiến TMĐT, bất kỳ bên nào cũng muốn đưa ra thị trường nhưng chiến dịch truyền thơng mạnh mẽ, liên tục do đó việc quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm là điều tất yếu. Song nếu có có sở pháp lý điều chỉnh sẽ giúp hạn chế đáng kể những vi phạm có thể xảy ra.

Nhìn chung, hiện tại số lượng các quy định của Luật sở hữu trí tuệ có thể áp dụng trong lĩnh vực TMĐT chưa nhiều, nội dung của các quy định cũng chưa thực sự chặt chẽ, do đó việc cần sớm bổ sung, hoàn thiện các quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sao cho tương ứng với tốc độ phát triển của ngành TMĐT là rất quan trọng. Có như vậy mới đảm bảo việc “chất xám” của các doanh nghiệp Việt Nam khơng bị “rị rỉ” và cũng đồng thời tăng niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đem đến Việt Nam những nhãn hiệu mới, công nghệ mới.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ thông tin người dùng và an ninh mạng. Trong quy định về đảm bảo an ninh thơng tin trên mạng, gồm hai nội dung chính: (i) bảo vệ thơng tin cá nhân trên mạng; (ii) hạn chế và ngăn chặn các tin nhắn không mong đợi. Đây cũng chính là hai nội dung quan trọng được thỏa thuận và đưa đến cam kết trong khuôn khổ RCEP.

Theo RCEP, các quốc gia cần tiến hành các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng trên mạng thông qua nhiều phương thức, cụ thể bằng việc24: (i) Trước khi ban hành các quy định liên quan đến nội dung bảo vệ thông tin người

dùng, các quốc gia cần có sự tham khảo trên nhiều các các điều ước quốc tế cũng như quy định của các quốc gia thành viên trong Hiệp định.

(ii) Đăng tải và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động TMĐT đăng công khai mọi quy định liên quan chế định bảo vệ thông tin cho người dùng lên các mạng xã hội cũng như các phương thức truyền thơng

Đồng thời, vấn đề về tin nhắn rác chính là một nội dung quan trọng được các bên kết trong RCEP. Các quốc gia cùng thống nhất với các quy định về việc phải ban hành và thực thi các quy định chống tin nhắn rác:25

(i) Mọi tin nhắn được gửi từ các bên cung cấp dịch vụ phải thơng qua quy trình xin phép người nhận, trong trường hợp nhận được sự chấp thuận bên gửi tin nhắn mới có quyền chuyển tin nhắn tới người nhận. Người nhận có quyền trong việc từ chối nhận tin nhắn, hoặc thực hiện các biện pháp khác hạn chế đến mức tối đa các tin nhắn có nội dung người nhận khơng muốn tiếp cận;

(ii) Xây dựng cơ chế thiết lập quyền khởi kiện, theo đó người phát tán tin nhắn có nội dung khơng phù hợp có thể bị kiện nếu khơng tn thủ các quy định được nêu trên.

Để nội luật hóa các nội dung này, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung tạo dựng cơ chế bảo vệ thông tin người dùng., cũng như không làm rõ vấn đề khi những thông tin bị đánh cắp được sử dụng vào những việc làm trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào? Các văn bản pháp luật có liên quan khác cũng chỉ nêu ra phương án nếu người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi ích, người tiêu dùng có thể thông qua Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở từng địa điểm cụ thể để đàm phán, hòa giải và giải quyết hậu quả. Tuy nhiên, với những những hành vi nhỏ hoặc chủ yếu gây ảnh hưởng về mặt tinh thần thì chưa có giải pháp nào hiệu quả được đưa ra26. Vì vậy cần xây dựng các quy định chỉ rõ ra các hành vi được xem là xâm phạm đến thông tin người dùng, sử dụng trái phép thông tin của người khác, các vi gây ức chế cả về tâm lý (ví dụ như tin nhắn rác) và đưa ra các hình thức xử lý phù hợp từ xử phạt hành chính hoặc nặng

25 Điều 12.9

26 Đặng Thị Vũ Hường, Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương

(CPTPP) trong việc hồn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng thương mại điện tử,

hơn là các tội hình sự.

Sửa đổi, bổ sung và hồn thiện các quy định pháp luật liên quan đến an ninh mạng cũng là một nội dung quan trọng được đặt ra khi Việt Nam tham gia sâu và rộng hơn vào trong các cam kết về TMĐT thuộc Hiệp định RCEP. Khi các quy định trong hệ thống pháp luật được chuẩn hóa, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng được đảm bảo sẽ góp phần quản lý tốt hơn việc ngăn chặn xâm phạm thơng tin cá nhân người dùng. Hơn thế nữa, hồn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cũng là một mấu chốt để đảm bảo cho các giao dịch mua bán hay truy cập vào các trang TMĐT được an toàn. Trên thực tế, pháp luật cũng có những quy định về việc mua bán hàng qua mạng tuy nhiên để nó có tính hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn cho người dân thì vẫn cần đến sự can thiệp của các văn bản quy định về an ninh mạng. Trong đó, các nhà lập pháp cần quan tâm đến các nội dung trọng yếu xây dựng cơ sở dữ liệu có tính bảo mật, có phần mềm quản lý thơng tin khách hàng, đưa ra các chế tài nghiêm khắc xử phạt các hành vi gây mất an ninh mạng, trao đổi/tiết lộ thông tin khách hàng.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về tố tụng và các cơ chế giải quyết tranh chấp. Tranh chấp phát sinh từ các hoạt động TMĐT nên được định hướng để giải

quyết theo phương thức hòa giải hoặc trọng tài thương mại trong môi trường pháp lý công bằng, thuận lợi. Tuy vậy, vẫn sẽ có trường hợp các bên có yêu cầu hoặc lựa chọn giải quyết tại tồ án, do đó Bộ tụng hình và Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi chế định liên quan đến chứng cứ điện từ để phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh tử TMĐT. Đối với một số tranh chấp phát sinh từ TMĐT, đa phần các bằng chứng, chứng cứ tồn tại dưới dạng số hóa hoặc trên các dữ liệu điện tử. Song hiện nay các quy định về chứng cứ điện tử gần như chưa phổ biến và chưa được xây dựng chi tiết. Các cơ quan xây dựng luật cần quy định rõ về các điều kiện để thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ, cách thức thu thập và bảo quản, đánh giá chứng cứ điện tử. Vấn đề này hiện nay đang là nội dung được nghiên cứu bởi các cơ quan tư pháp vì hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm thuộc lĩnh vực TMĐT bắt buộc phải dựa trên các chứng cứ điện tử, nếu khơng có các chứng cứ điện tử thì việc xét xử là không thể thực hiện được .

Một phần của tài liệu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tác động tới Thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w