Quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyễn Hàn Hồng Hạnh_LKT4B_820321_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 47 - 52)

2 .Tình hình nghiên cứu liên qua đến đề tài

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

2.1.3. Quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật việc làm năm 2013, NLĐ tham gia BHTN được hưởng các chế độ: chế độ trợ cấp thất nghiệp; chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; chế độ hỗ trợ học nghề và chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, được áp dụng không chỉ đối với người lao động, (như trước đây) mà còn mở rộng chế độ đối với cả NSDLĐ.

2.1.3.1. Chế độ trợ cấp thất nghiệp

* Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Để được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải có đầy đủ các điều kiện trước và sau khi thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm. Cụ thể:

Thứ nhất, NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ một số trường hợp như: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc NLĐ thực hiện hợp đồng làm việc trái pháp luật; i) NLĐ được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Như vậy, NLĐ muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng trình tự, thủ tục quy định. BHTN chỉ chi trả và đảm bảo trong trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hợp pháp, còn nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, tức vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng, thì khơng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ mà đã có khoản tiền trợ cấp bảo đảm đời sống (trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012) thì khơng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. So với trước đây thì quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chặt chẽ hơn. Quy định như vậy là hợp lý, thể hiện pháp luật chỉ có trách nhiệm đảm bảo đời sống cho NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đảm bảo sự công bằng giữa những NLĐ tham gia BHTN và bảo đảm sự an toàn về tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, quy định NLĐ chấm dứt hợp đồng lao để nghỉ hưu không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo tôi, chưa bảo đảm phù hợp với nguyên tắc có đóng, có hưởng của bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai, NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao đối với trường hợp hợp đồng lao theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng. Quy định này về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế. Bởi, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định trước

khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải có một quá trình làm việc nhất định và tham gia đóng BHTN 40 trong một thời gian tối thiểu, nhằm buộc NLĐ thực hiện nghĩa vụ của mình theo ngun tắc có đóng góp mới được hưởng thụ, để quỹ BHTN có nguồn thu đủ chi (bên cạnh nguồn thu từ việc đóng góp của NSDLĐ và sự hỗ trợ của nhà nước).

Thứ ba, NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Điều kiện này nhằm đảm bảo cho cơ quan có thẩm quyền theo dõi, quản lí, kiểm sốt số người thất nghiệp để chi trả chính xác chế độ trợ cấp thất nghiệp. NLĐ cũng phải chứng minh được họ có khả năng lao động và luôn s n sàng nhận công việc khi được giới thiệu việc làm nhằm tránh tình trạng ỷ lại, chờ việc, hưởng trợ cấp và không nhận việc làm mới thích hợp mà Trung tâm dịch vụ việc làm đã cung cấp.

Thứ tư, NLĐ chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp: i) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ cơng an; ii) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; iii) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; iv) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; v) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; vi) Chết.

* Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ở Việt Nam, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng BHTN của NLĐ và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013. Theo đó, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Quy định lũy tiến thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian đóng BHTN như trên là hợp lý, đảm bảo sự công bằng giữa những NLĐ tham

gia bảo hiểm thất nghiệp. Hơn nữa, quy định thời hạn hưởng tối đa là 12 tháng để tránh sự quá tải về tài chính của quỹ trong thời gian dài phải chi trả BHTN cho người lao động, 41 đồng thời bảo đảm mục đích để NLĐ nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó, để nâng cao trách nhiệm của NLĐ trong quá trình hưởng BHTN cũng như đảm bảo khả năng cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể các trường hợp tạm dừng và chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

* Mức trợ cấp thất nghiệp: Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 và được cụ thể trong Nghị định số 28/2015/NĐ-CP. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình qn tiền lương hàng tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu v̀ng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng bảo hiểm theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Có thể thấy, mức trợ cấp quy định như trên phù hợp, bởi trong trợ cấp thất nghiệp, nếu quy định mức quá thấp sẽ không đảm bảo được giá trị của trợ cấp và mục đích của bảo hiểm thất nghiệp, còn nếu quy định quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự an tồn về tài chính của quỹ BHTN và làm giảm động lực tìm kiếm việc làm mới của người lao động. Bên cạnh đó, việc quy định mức trợ cấp căn cứ vào mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm, đồng thời khống chế mức tối đa sẽ đảm bảo thực hiện được mục đích của chế độ BHTN là b̀ đắp thu nhập, ổn định đời sống cho NLĐ ở một mức độ nhất định khi họ rơi vào tình trạng thất nghiệp, bảo đảm công bằng giữa người nghỉ việc hưởng trợ cấp với NLĐ đang đi làm. Ngoài ra, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Tổ chức BHXH có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo

hiểm thất nghiệp. Quy định của pháp luật hiện hành về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và mức trợ cấp không chỉ phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay mà còn thể hiện sự phù hợp với quy định của ILO và pháp luật các quốc gia trên thế giới. 2.1.3.2. Chế độ hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm

Được quy định tại Điều 5, Luật việc làm 2013, chế độ hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là miễn phí. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm được dựa trên trình độ đào tạo và kinh nghiệm của người lao động. Thời gian NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và khơng q tổng thời gian mà NLĐ đó được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội. Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Phí tư vấn, giới thiệu việc làm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí26.

2.1.3.3. Chế độ hỗ trợ học nghề

Chế độ học nghề được áp dụng cho NLĐ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Việc làm năm 2013, cụ thể:

i) NLĐ đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;

ii) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc thành lập trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

iii) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN; iv) Đã đóng BHTN từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

2.1.3.4. Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề

Chế độ này mới được bổ sung trong Luật Việc làm 2013, để hỗ trợ NLĐ nâng cao tay nghề. Quy định này tiến bộ, vừa phù hợp với Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 về giảm gánh nặng đào tạo nghề của đơn vị sử dụng lao động, vừa nhằm giúp cho NSDLĐ vượt qua khó khăn mà vẫn sử dụng được những NLĐ mà mình đã tuyển dụng.

Điều kiện để được hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho NLĐ thì NSDLĐ cần đáp ứng quy định tại Điều 47 Luật việc làm năm 2013 và Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Nguyễn Hàn Hồng Hạnh_LKT4B_820321_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)