Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyễn Hàn Hồng Hạnh_LKT4B_820321_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 77 - 79)

2 .Tình hình nghiên cứu liên qua đến đề tài

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng

Chính sách BHTN trở thành công cụ quan trọng để quản trị thị trường lao động, góp phần xây dựng thị trường lao động chất lượng cao, có tính cạnh tranh và vận hành minh bạch, hiệu quả. Ở nước ta hiện nay, để thực hiện tốt vai trò này, cần đặt chính sách BHTN trong chương trình tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, lao động, tiền lương…, qua đó thực hiện chủ trương khơng ai bị bỏ lại phía sau trong q trình xây dựng một xã hội phồn vinh, hạnh phúc42. BHXH lần đầu được nhắc đến trong Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Thực hiện các chính sách xã hội nhằm tạo ra sự an toàn trong cuộc sống cho mọi thành viên của cộng đồng bao gồm BHXH cho mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế”, “Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với NLĐ thất nghiệp”. Tại Báo cáo Chính trị tại Đại hội X cũng đã nêu rõ: “Đổi mới hệ thống BHXH theo hướng đa dạng hóa hình thức và phù hợp với kinh tế thị trường trường xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động”. Đặc biệt, Nghị quyết số 28-NQ/TW43 về cải cách chính sách BHXH đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 có khoảng 28%; đến năm 2025 có khoảng 35%; năm 2030 là khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nghị quyết cũng đề cập đến việc sửa đổi,

hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chú trọng khơng chỉ các giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc mới, giới thiệu việc làm mà cần chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thơng qua việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho NLĐ. Trong các giải pháp nhằm đổi

42 Nguyễn Thế Mạnh, “Đổi mới chính sách BHTN theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại lao động”, Tạp chí Cộng sản ngày 29/12/2021, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/- /2018/824591/doi-moi-chinh-sach- bao-hiem-that-nghiep-theo-huong-tang-cuong-dao-tao-va-dao-tao-lai- lao-dong.aspx# (truy cập ngày 10/04/2022)

mới BHTN thì việc nghiên cứu, so sánh kinh nghiệm của các quốc gia là điều cần thiết. Có thể thấy, quan điểm của Đảng về ASXHivà BHTN từ năm 1986 tới nay luôn định hướng và phát triển hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, đây cũng là cơ sở quan trọng để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật phù hợp với việc xây dựng, phát triển chính sách bảo hiểm thất nghiệp và điều kiện phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. hiểm thất nghiệp và điều kiện phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 28/NQQ-TW ngày 23/6/2018 của BCH Trung ương khoá XII nêu rõ mục tiêu phát triển BHXH là: “BHXH là trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Phát triển hệ thống chính sách, BHXH linh hoạt, đa giác ba tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện điều này, cần xây dựng hệ thống chính sách BHXH đồng bộ, thống nhất đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng được tham gia và tạo điều kiện cho NLĐ hưởng các chế độ một cách thuận lợi, đúng quy định. Các chính sách BHTN được xây dựng trên khn khổ phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội từng thời kỳ để đảm bảo các chính sách BHXH nói chung và BHTN nói riêng có thể đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đảm bảo mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội, tạo tiền đề cho pháp triển bền vững.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và các khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế

Các vấn đề ASXH, bảo hiểm xã hội, BHTN luôn được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Việc hội nhập kinh tế có tác động mạnh mẽ đối với các chính sách pháp luật trong nước. BHTN ở Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế và áp dụng các khuyến nghị của tổ chức quốc tế là phù hợp và cần thiết. Ngày 20/01/2016, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược hợp nhập quốc tế của ngành BHXH đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, đặt ra mực tiêu: phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng hệ thống

ASXH tại Việt Nam bền vững, hiệu quả, xây dựng chính sách, tổ chức thực thi chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với các chuẩn mực, nếu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật theo định hướng cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân

Việc hoàn thiện hướng đến một hệ thống văn bản pháp luật về BHTN đầy đủ, chi tiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính tránh gây khó khăn cho NLĐ là phù hợp và cần thiết. Bên cạnh đó, trong thời đại cơng nghệ 4.0, cần áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, giải quyết công việc cũng như tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch. Cần có việc thực hiện tốt các chính sách BHTN là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội, người lao động, NSDLĐ. Chính vì vậy việc hồn thiện pháp luật về BHTN cần có sự quan tâm, tạo cơ chế thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.

Một phần của tài liệu Nguyễn Hàn Hồng Hạnh_LKT4B_820321_đợt bảo vệ (8.2022) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)